Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Chân răng của tôi có mủ – tôi phải làm sao?

Không hiểu sao mấy tháng nay chân răng tôi hay làm mủ mà không đau nhức, tôi có đi chụp X-quang và được BS cho thuốc về uống và kem về để thoa chân răng. Sau mấy tháng chữa trị tôi thấy chân răng vẫn còn làm mủ. Xin AloBacsi cho biết răng tôi bị gì? Tôi nên đi khám ở đâu để được chữa trị tốt nhất?

(Phan Anh – Hà Nội)



Bạn Phan Anh thân mến,

Răng có mủ thường do 2 nguyên nhân: bệnh nha chu và bệnh lý tủy răng.

Bệnh nha chu: Do bệnh nhân (BN) giữ vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên đi lấy cao răng nên dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, tạo mủ ở nướu và ở chân răng.

Thường thì BN không đau nhưng răng có mủ và thường bị chảy máu nướu. Trong đợt viêm cấp răng sẽ bị đau. Nếu không điều trị đúng, dần dần sẽ bị tiêu xương ổ răng và dẫn đến mất răng.

Bệnh lý tủy răng: Do bị sâu răng, chấn thương… dẫn đến tủy hoại tử bán phần hay toàn phần nên tạo mủ.

Thường nếu mủ thoát ra được theo đường viền nướu hay đường ổ răng thì BN không thấy đau. Khi bệnh nặng hơn có thể gây sưng đau.

Trường hợp của bạn, BS đã chụp phim, cho uống thuốc và kem thoa thì có thể bạn chỉ bị nha chu viêm. Nhưng đối với nha chu viêm thì điều trị như thế chưa đủ. Bạn cần đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị tiếp.

Nha chu sẽ được điều trị theo trình tự sau:

- Bạn sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Lấy cao răng trên và dưới nướu
- Xử lý mặt gốc răng.

Có thể bạn phải đến nha sĩ khám 2-3 lần, sau đó là giai đoạn duy trì thì mỗi 3 hoặc 6 tháng phải đến kiểm tra định kỳ. Chúc bạn mau khỏe!

BS Chuyên khoa của AloBacsi
Xem thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA