Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Ngăn ngừa mất trí nhớ bằng cách đánh răng

Đánh răng không chỉ giúp bạn giữ được nụ cười tươi trẻ mà còn có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Trong một nghiên cứu gần đây, mô não từ những người bị bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) đã được phát hiện bị nhiễm một loại vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng, theo tờ Mirror (Anh).


Đánh răng thường xuyên để giảm vi khuẩn có hại trong miệng – Ảnh: Shutterstoc

Giáo sư Nha khoa Stjohn Crean khuyên mọi người nên chú ý đặc biệt đến việc đánh răng và đi nha sĩ thường xuyên để giảm vi khuẩn trong miệng.

Cụ thể, sự hiện diện của khuẩn ‘Porphyromonas gingivalis’ được tìm thấy trong các mô của những người bị mất trí nhớ.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Central Lancashire (Anh) phát hiện ra rằng vi khuẩn trên gây ra một phản ứng trong não, phá hủy tế bào thần kinh và gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ và nhầm lẫn.

Tiến sĩ Alison Cook thuộc Hiệp hội Alzheimer cho biết, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mất trí nhớ là sống lành mạnh và có chế độ ăn uống cân bằng.

Huỳnh Thiềm
Xem thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Tạo mầm răng bằng nước tiểu???

Sau thử nghiệm thành công bước đầu ở chuột, các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng, các tế bào gốc thu được từ nước tiểu có thể giúp con người tái mọc những chiếc răng đã mất.

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Trung Quốc đã tạo ra những cấu trúc giống răng ở chuột và kỳ vọng một ngày nào đó, các “mầm răng” công nghệ sinh học này có thể được cấy ghép vào hàm răng người bị móm.

Cấu trúc giống răng thô sơ nói trên là mô rắn đầu tiên được phát triển nhờ một kỹ thuật kích thích các tế bào bị thải loại từ nước tiểu của người biến đổi trở thành những tế bào gốc. Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một hệ thống nuôi mô mới để khiến những tế bào gốc này phát triển thành các cấu trúc tí hon giống răng và cấy ghép cho chuột.

Cơ sở cho toàn bộ thử nghiệm trên là kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây, vốn phát hiện rằng, các tế bào bị loại bỏ trong chất thải của người có thể được kích thích trở thành các tế bào gốc đa năng (iPSC). Các iPSC sau đó có thể tự tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau, kể cả các tế bào thần kinh và các tế bào cơ tim.


Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra những cấu trúc giống răng ở chuột. (Ảnh: Getty Images)

Theo tạp chí Cell Regeneration Journal, các mầm răng nhân tạo là những cơ quan hoặc mô cứng đầu tiên hình thành từ các iPSC. Trong đó, các iPSC đã bị buộc phát triển theo hướng mô phỏng 2 loại tế bào khác nhau: tế bào biểu mô giúp hình thành men răng và tế bào trung mô giúp tạo ra 3 thành phần khác của răng (gồm ngà răng, xương bao phủ chân răng và tủy răng).

Trước tiên, nhóm nghiên cứu tạo ra các mảng tế bào biểu mô phẳng, rồi trộn lẫn chúng với các tế bào trung mô ở phôi thai của chuột. Sản phẩm cuối cùng được cấy ghép cho chuột và 3 tuần sau, các cấu trúc giống răng bắt đầu nhú lên.

Tiến sĩ Duanqing Pei, một thành viên nhóm nghiên cứu, nói: “Các bộ phận giống răng thô sơ này có cấu trúc và diện mạo giống răng người… Tuy nhiên, phương pháp của chúng tôi vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là liên quan đến các tế bào của chuột, có tỉ lệ thành công khoảng 30% và những cấu trúc thu được chỉ có độ cứng chắc bằng 1/3 của răng người”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, việc thay đổi hỗn hợp tế bào và điều kiện của mô nuôi cấy có thể khắc phục những vấn đề trên. Họ nhấn mạnh: “Về lý thuyết, phương pháp cải tiến có thể tạo ra một mầm răng công nghệ sinh học, sau đó nuôi cấy nó trong ống nghiệm rồi cấy ghép nó vào xương hàm của bệnh nhân để phát triển thành một chiếc răng đầy đủ chức năng”.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Xem thêm phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Những thực phẩm tự nhiên giúp ngừa sâu răng hiệu quả

Sâu răng không chỉ gây đau mà còn khiến hơi thở có mùi hôi. Ngoài việc đánh răng đều đặn, cách lựa chọn thực phẩm cũng góp phần đáng kể trong việc ngừa sâu răng, theo medicaldaily.

Pho mát: Các sản phẩm từ sữa như pho mát giúp tăng cường sức khỏe răng miệng bằng cách ngăn chặn việc hình thành của lỗ sâu.


Pho mát giúp ngừa sâu răng – Ảnh: Shutterstock

Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày có tác dụng phòng chống sâu răng. Táo là loại trái cây tươi chứa hàm lượng đường thấp, có thể kích thích dòng chảy nước bọt. Nước bọt giúp giảm sâu răng vì nó làm giảm lượng vi khuẩn tích tụ.

Kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường có chứa xylitol có thể ngăn ngừa tích tụ mảng bám. Xylitol là chất làm ngọt tự nhiên chống lại các vi khuẩn gây sâu răng.

Trà xanh và trà đen: Uống trà xanh hoặc trà đen có thể giúp giảm sâu răng bằng cách ngăn ngừa việc tích tụ mảng bám và ức chế vi khuẩn. Tuy nhiên, theo Trường đại học Kenyon (Mỹ), tránh tiêu thụ trà với chất ngọt, sữa hoặc kem.

Rượu vang: Một ly rượu vang mỗi ngày có thể chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Thành phần đặc biệt tìm thấy trong rượu vang đỏ như proanthocyanidin, được cho là chất chống oxy hóa có chứa các thuộc tính giúp răng khỏe mạnh.

Sữa: Uống sữa có thể giúp mang lại độ pH bị mất do tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường.

Nguyễn Đan - Xem thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTAa

Read More...

Loại bỏ thói quen xấu khi dùng cảm biến răng

Từ bỏ những thói quen xấu, như hút thuốc, hoặc ăn kiêng theo lời khuyên bác sĩ, tất cả đều có thể thực hiện được nhờ vào cảm biến mới được lắp vào răng.

Thói phàm ăn, hút thuốc như khói tàu là những thói quen xấu ăn sâu vào tiềm thức con người, và rất khó từ bỏ, dù theo lệnh của bác sĩ.


Cảm biến mới theo dõi thói quen ăn uống ở người – Ảnh: Đại học Dân tộc Đài Loan

Bệnh nhân có thể tạm thời ngưng thuốc lá, ăn ít lại và kiêng khem rượu bia trong thời gian điều trị, nhưng dễ dàng quay lại đường cũ một khi bác sĩ vắng mặt.

Tuy nhiên, cảm biến gắn trong răng có thể hỗ trợ chấm dứt mọi tật xấu trên.

Theo trang tin New Scientist, chuyên gia Hao-hua Chu và đồng sự thuộc Đại học Dân tộc Đài Loan đã phát minh một mạch điện nhỏ, đủ sức nhét vào lỗ khoan trên răng, và nó có thể nhận dạng mọi chuyển động hàm, từ nhai, uống, nói, ho hoặc thậm chí hút thuốc.

Cảm biến còn có thể được lắp vào răng giả hoặc khung chỉnh nha niềng răng, và nó bao gồm một gia tốc kế có thể chuyển dữ liệu đến điện thoại di động của bệnh nhân hoặc bác sĩ.

Nguyên mẫu thiết bị mới đã được thử nghiệm ở những người tình nguyện và kết quả hết sức khả quan. Cảm biến xác định chính xác hoạt động hàm đến 94% thời gian.

Xem thêm phương pháp phục hình răng , tẩy trắng răng, làm răng sứ bằng phương pháp hiện đại khác của nha khoa DENTA chúng tôi!

Read More...

Những phương pháp giúp răng trắng bóng tự nhiên

Không cần phải sử dụng đến hóa chất và tốn tiền dịch vụ tẩy trắng răng, bạn có thể khiến răng trắng sáng với những sản phẩm tự nhiên từ căn bếp nhà mình.

Baking soda ngoài công dụng dùng để làm bánh thì còn là một trong những cách hữu hiệu nhất để làm trắng răng tự nhiên. Bạn chỉ cần dùng một lượng baking soda bằng nửa hạt đỗ, trộn cùng kem đánh răng và chải răng bằng hỗn hợp này ít nhất một lần trong ngày. Bạn nên ưu tiên chải răng bằng hỗn hợp vào ban đêm để loại bỏ sạch những mảng bám trong ngày.

Nước oxy già

Nước oxy già thường được sử dụng để sát trùng vết thương và diệt khuẩn. Răng bị đổi màu do bị nhuộm màu tự nhiên trong thực phẩm mà chúng ta ăn, và thức ăn còn sót lại trên răng tạo ra các vi khuẩn và vi trùng làm màu răng bị biến đổi. Để cải thiện tình trạng này, sau khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước oxy già. Nó sẽ làm sạch những mẩu thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng của bạn. Hãy súc miệng lại với nước lạnh để tránh làm hư hại men răng.

Cần tây

Lượng axit tự nhiên cùng với chất xơ có trong cần tây giúp loại bỏ đi những mảng bám trên răng của bạn. Bạn có thể nhai cần tây sống để làm sạch răng của mình tốt hơn.



Giấm táo

Giấm táo cũng được coi là một thực phẩm khá hiệu quả để loại bỏ vết ố trên răng. Bạn có thể dùng giấm táo loãng súc miệng nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên vì chúng sẽ gây ra sự nhạy cảm cho răng của bạn. Bạn cũng có thể trộn giấm táo với baking soda để đánh răng, sau đó súc miệng với nước lạnh. Làm đều đặn hàng tuần, bạn sẽ có một hàm răng trắng bóng.

Dâu tây

Dâu tây là một loại quả khá hữu ích cho việc đánh bóng răng. Nó làm trắng răng đã xỉn màu một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể chà dâu tây lên răng hoặc thêm một ít baking soda, sau đó thoa hỗn hợp này trên răng và để khoảng 5 phút trước khi đánh răng. Nếu bạn làm điều này vài lần mỗi tuần, răng của bạn sẽ trắng sáng hơn chỉ sau vài tháng.

AloBacsi.vn
Theo Mai Dung – Đẹp online/ The Times of India
Tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng, làm răng sứ và các phương pháp chỉnh nha niềng răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA Chúng tôi!!!

Read More...

Để Cernon – Răng sứ mang đến nụ cười tự tin cho bạn

Nụ cười đơn giản nói lên nhiều điều. Nụ cười có thể làm một ngày mới tươi vui rạng rỡ, là nguồn động viên mạnh mẽ cho người thân và bạn bè và giúp bạn tự tin hơn về bản thân mình.

Đó là lý do tại sao DENTSPLY International Inc sáng tạo ra hệ thống Cercon Smart Ceramics – là hệ thống CAD/CAM (Computer Aided Design- Computer Aided Manufacturing)

Đây là một hệ thống tự động sản xuất các phục hình răng toàn sứ.

Khi sườn kim loại được thay thế bởi sườn Cercon ® Zirconia, đây thật sự là cuộc cách mạng trong kỹ thuật phục hình răng. Đem lại cho chúng ta những nụ cười tự tin, rạng rỡ.



Một loại vật liệu công nghệ cao là Ziconium oxide, với các đặc tính cứng chắc và tương hợp sinh học tốt và đã được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghệ cao (như chế tạo vỏ phi thuyền, thắng đĩa trong xe đua) và y tế (khớp hông nhân tạo). Phục hình mới của bạn sẽ tương hợp sinh học tốt hơn, không dị ứng, và bền vững lâu dài. Ngày nay vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong nha khoa nhờ công nghệ cercon smart ceramics để tạo ra răng toàn sứ Cercon.



Khi phục hình bằng toàn sứ Cercon thì hệ thống CAD/CAM đảm bảo sự khít sát chính xác tối ưu, độ thẩm mỹ giống răng thật. Ngoài ra cercon zirconia được bảo hành 7 năm chính hãng của Dentsply Degudent.

Xem thêm các phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA chúng tôi!

Read More...

Chân răng của tôi có mủ – tôi phải làm sao?

Không hiểu sao mấy tháng nay chân răng tôi hay làm mủ mà không đau nhức, tôi có đi chụp X-quang và được BS cho thuốc về uống và kem về để thoa chân răng. Sau mấy tháng chữa trị tôi thấy chân răng vẫn còn làm mủ. Xin AloBacsi cho biết răng tôi bị gì? Tôi nên đi khám ở đâu để được chữa trị tốt nhất?

(Phan Anh – Hà Nội)



Bạn Phan Anh thân mến,

Răng có mủ thường do 2 nguyên nhân: bệnh nha chu và bệnh lý tủy răng.

Bệnh nha chu: Do bệnh nhân (BN) giữ vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên đi lấy cao răng nên dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, tạo mủ ở nướu và ở chân răng.

Thường thì BN không đau nhưng răng có mủ và thường bị chảy máu nướu. Trong đợt viêm cấp răng sẽ bị đau. Nếu không điều trị đúng, dần dần sẽ bị tiêu xương ổ răng và dẫn đến mất răng.

Bệnh lý tủy răng: Do bị sâu răng, chấn thương… dẫn đến tủy hoại tử bán phần hay toàn phần nên tạo mủ.

Thường nếu mủ thoát ra được theo đường viền nướu hay đường ổ răng thì BN không thấy đau. Khi bệnh nặng hơn có thể gây sưng đau.

Trường hợp của bạn, BS đã chụp phim, cho uống thuốc và kem thoa thì có thể bạn chỉ bị nha chu viêm. Nhưng đối với nha chu viêm thì điều trị như thế chưa đủ. Bạn cần đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị tiếp.

Nha chu sẽ được điều trị theo trình tự sau:

- Bạn sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Lấy cao răng trên và dưới nướu
- Xử lý mặt gốc răng.

Có thể bạn phải đến nha sĩ khám 2-3 lần, sau đó là giai đoạn duy trì thì mỗi 3 hoặc 6 tháng phải đến kiểm tra định kỳ. Chúc bạn mau khỏe!

BS Chuyên khoa của AloBacsi
Xem thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Phương pháp niềng răng không nhổ răng cho em bé

Quyết định nhổ răng, phục hình răng hay không trong điều trị niềng răng luôn là câu hỏi làm đau đầu các BS chuyên khoa niềng răng và là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.

Quyết định nhổ răng hay không nhổ răng trong việc điều trị niềng răng cho bệnh nhân hô vừa và nhẹ luôn là câu hỏi làm đau đầu các BS chuyên khoa niềng răng và là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.

“Con tôi bị hô răng, nhưng khi BS niềng răng yêu cầu nhổ 4 răng đề điều trị cho bé thì tôi cảm thấy do dự.”

Ngoài những yếu tố như răng cần nhổ có thể là răng thật còn nguyên vẹn, thì điều quan trọng nhất là nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của bệnh nhân!

Vì vậy, trong quá trình cân nhắc có nên nhổ răng hay không, bác sĩ chỉnh nha niềng răng sẽ cần phải nghĩ đến và dự đoán được khuôn mặt của bệnh nhân sau khi kết thúc kế hoạch điều trị và sau 10, 20 năm sau đó nữa! Do đó đối với tất cả những trường hợp nhổ răng khi niềng răng đều nên được xem là những ca khó và cần nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch điều trị hơn là ca không nhổ răng.

Từ một độ tuổi còn rất nhỏ, khuôn mặt của một số trẻ em phát triển xuống dưới (theo chiều dọc) và cằm hơi lùi, răng chen chúc. Điều này dễ dẫn đến cảm nhận là trẻ bị hô hàm trên nên 1 vài BS sẽ quyết định nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên và kéo các răng cửa hàm trên ra sau để điều trị hô răng.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như: mở miệng, đẩy lưỡi… vì vậy BS chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ răng. Rõ ràng niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, nhưng nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.


Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều ngang Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều dọc.



Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng.

Ngoài ra, nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ. Các bậc cha mẹ đưa con em đi khám các vấn đề về chỉnh hình răng càng sớm càng tốt để được điều trị tốt nhất.

Điều trị chỉnh nha sớm có hiệu quả trong những tình huống nhất định. Một số vấn đề yêu cầu điều trị chỉnh hình răng sớm bao gồm:



Cắn ngược răng sau, răng trước.



Cung răng hẹp.



Răng mọc lệch lạc chen chúc nghiêm trọng



Răng cửa nhô ra quá mức.



Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc.

Bạn cũng cần biết là hầu hết các trường hợp điều trị niềng răng không mắc cài là không nhổ răng. Đến thời điểm này, hơn 1,5 triệu bệnh nhân cả người lớn và trẻ em trên khắp thế giới đã và đang được điều trị niềng răng không mắc cài Invisalign. Do vậy những kinh nghiệm cũng như cải tiến dựa trên cơ sở dữ liệu này là đầy đủ và đáng tin cậy. Phương pháp này giúp bạn có nụ cười tự tin suốt thời gian điều trị và bạn sẽ nhận thấy răng đều hơn mỗi ngày. Thay khay 2 tuần một lần và răng sẽ di chuyển từng chút một cho đến khi đạt được nụ cười bạn ao ước. Bạn có thể tháo khay để thưởng thức các món ăn ưa thích cũng như chải răng và dùng chỉ nha khoa dễ dàng để bảo vệ răng và nướu. Sự kết hợp đặc tính trong suốt và tháo lắp của phương pháp này giúp bạn có được cảm giác thoải mái như không hề có khí cụ chỉnh nha trong miệng. Phương pháp này được chứng minh đã mang lại kết quả tốt trong nghiên cứu lâm sàng và điều trị niềng răng khắp thế giới. Những bệnh nhân với các kiểu răng lệch lạc khác nhau được điều trị rất ít khi phải nhổ răng.

Niềng răng không mắc cài có 2 loại là Invisalign (Mỹ) và Clear Aligner (Đức).

Xem thêm về niềng răng không mắc cài Invisalign tại đây

Điều trị niềng răng ở trẻ em cần được đánh giá bởi các BS chuyên khoa niềng răng, do có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Các BS chuyên khoa niềng răng là những người đã được học và nghiên cứu nhiều năm về sự tăng trưởng tự nhiên của trẻ em sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Mọi thắc mắc về niềng răng, xin liên hệ điện thoại tư vấn: 0908457745 – BS.Nguyễn Quang Tiến, nguyên BS ĐH Y Dược, đã được đào tạo sau đại học về chuyên khoa niềng răng Progressive khóa 2006 – 2010 tại Santa Ana – California và niềng răng mặt trong tại Paris năm 2005, niềng răng mặt trong STB tại ĐH HongKong 2010, niềng răng invisalign VIP 2010, cao học về niềng răng tại ĐH Muenster, Đức. C.V.

Xem thêm phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA để biết thêm chi tiết!

Read More...

Khi mang thai có nên nhổ răng hay niềng răng không?

Nếu như em mang thai thì lúc đi nhổ răng thai đã được 1 tuần rồi. Em nghe nói lúc mang thai thì không nên nhổ răng.


ảnh minh họa

Thưa bác sĩ, vợ chồng em có quan hệ vào ngày thứ 10 đến 13 của chu kì kinh nguyệt (chu kì của em là 28 ngày). Như thế liệu em có mang thai không? BS răng hàm mặt có hẹn em đến nhổ răng. Vì nếu như em mang thai thì lúc đi nhổ răng thai đã được 1 tuần rồi. Em nghe nói lúc mang thai thì không nên nhổ răng. Vậy em có nên nhổ răng không?

Chào em,

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của em đều, thì giao hợp vào những ngày này rất dễ thụ thai, nhưng sự thụ thai không chỉ dựa vào kinh nguyệt, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trứng, tinh trùng, tử cung, lớp nội mạc tử cung, buồng trứng, vòi trứng nữa em ạ.

Khi nhổ răng là tạo nên một sang chấn tác động đến toàn thân, vì thế em không nên nhổ răng trong lúc nghi ngờ mình đậu thai.

Xem thêm các phương pháp phục hình răng, làm răng sứ, tẩy trắng răng của Nha Khoa Thẩm mỹ DENTA

Read More...

Mòn răng sau khi chữa tủy răng và triệu chứng lung lay răng

Bé nhà em 3 tuổi, bị sâu ăn 4 răng cửa trước và đã được lấy tủy. Nhưng sau khi lấy tủy thì em thấy những răng này cứ mòn dần.

Chào bác sĩ,

Bé nhà em 3 tuổi, bị sâu ăn 4 răng cửa trước và đã được lấy tủy. Nhưng sau khi lấy tủy thì em thấy những răng này cứ mòn dần và giờ gần như mòn gần đến lợi, 1 trong 4 răng đó bị đen nữa ạ.

Xin hỏi BS, nếu răng bị mòn như thế đến tuổi thay răng làm sao biết răng đã lung lay chưa để nhổ? Cái răng bị đen của bé có cần phải khám hay chữa trị gì không? (Hoài Phương – Đà Nẵng)

Bạn Phương thân mến,

Răng sữa có cấu trúc mô răng khá mềm nên bị mòn dần cũng là điều dễ thấy. Bé sẽ thay răng trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi. Các răng cửa thay sớm nhất, khoảng 6 tuổi, và thường thì bé thay răng cửa dưới trước rồi mới thay răng cửa trên.

Như vậy vào khoảng tuổi này bạn nên theo dõi răng của bé thường xuyên để kịp thời nhổ răng sữa đi tạo chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc. Răng đã mòn đến gần cổ răng thì phần còn lại vẫn “lung lay, nhúc nhích” mà, chỉ có điều là bạn phải để ý kỹ hơn vì hơi khó thấy.

Ngoài ra, ở một số bé tuổi mọc răng có thể không năm trong khoảng này. Những bé có thể chất hơi ốm yếu có khả năng thay răng trễ vào khoảng 7 tuổi, ngược lại những bé khỏe mạnh có thể thay răng sớm khoảng 5 tuổi.

Răng đã chữa tủy và trám lại cẩn thận thì việc bị đen hay không không đáng lo. Tuy nhiên bạn vẫn phải quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho bé kỹ càng vì vi khuẩn vẫn có thể đi theo đường khe nướu để xuống gây viêm nhiễm bên dưới chân răng.

Bé chỉ mới 3 tuổi mà đã phải lấy tủy 4 răng cửa, bạn nên chú ý hơn đến vấn đề răng miệng của bé bởi các răng còn lại của bé sẽ thay dần đến khoảng 12 tuổi, nghĩa là 9 năm nữa. Không nên để tình trạng răng quá tệ phải nhổ sớm trước khi đến lúc thay răng. Vì việc nhổ răng quá sớm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sau này như răng vĩnh viễn mọc lên rất trễ so với bình thường, bộ răng mọc lộn xộn, lệch lạc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng sau này…

Các bé ở tuổi này chưa thể đánh răng thật sạch và kỹ được nên tốt nhất bạn nên đánh răng giúp bé. Một ngày đánh răng 2 lần, trong đó quan trọng nhất là đánh răng trước khi đi ngủ (nếu có uống sữa thì uống trước khi đánh răng), các bữa ăn còn lại trong ngày thì ăn xong nên súc miệng lại. Còn nếu xét thấy vệ sinh răng miệng của bé đảm bảo nhưng răng vẫn sâu thì nên bạn nên chú ý chế độ ăn của bé hoặc nước uống hàng ngày của bé có được flour hóa không,…

Chúc bé lớn lên với những chiếc răng khỏe, đẹp!
BS Đoàn Khánh Ngọc

Tham khảo các phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ, chỉnh nha niềng răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng, khử mùi hôi

Hơi thở có mùi có thể xảy ra với bất kỳ ai và nó chắc chắn nó sẽ làm bạn mất đi tự tin. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật đảm bảo giúp bạn thoát khỏi mùi hôi miệng.

Uồng nước thường xuyên

Miệng khô có thể là môi trường tốt cho các vi khuẩn gây hôi miệng cư trú. Vì vậy, bổ sung nước thường xuyên và súc miệng với nước những tiếng rít nước trong miệng bạn sẽ giúp bạn giảm thiểu mùi hôi. Nước có thể đánh bật các vi khuẩn và làm cho hơi thở của bạn dễ chịu hơn. Vào cuối một bữa ăn trưa hay bữa tối lãng mạn, bạn có thể nhai một vài cọng rau mùi tây. Rau mùi tây rất giàu chất diệp lục và deodoriser giúp khử mùi trong miệng rất hiệu quả.

Khử mùi hôi bằng cam

Các axit citric trong cam có thể kích thích tuyến nước bọt và khuyến khích hơi thở giảm đi mùi khó chịu. Nếu không có cam bạn có thể ăn bất cứ điều gì có sẵn, trừ trường một số loại thực phẩm gây mùi như: tỏi, pho mát. Ăn khuyến khích dòng chảy của nước bọt, giúp loại bỏ các vi sinh vật gây mùi khó chịu trên mặt sau của lưỡi.



Các axit citric trong cam có thể kích thích tuyến nước bọt và khuyến khích hơi thở giảm đi mùi khó chịu

Cạo mặt trên của lưỡi khi đánh răng

Lưỡi thường phủ một lớp vi khuẩn do protein lên men đó chính là nguyên nhân sản xuất ra khí có mùi hôi. Cạo lưỡi của bạn khi đánh răng có thể đánh bật các vi khuẩn gây hôi miệng. Để cạo một cách an toàn, đặt cái thìa trên mặt sau của lưỡi của bạn và kéo nó về phía trước. Lặp lại bốn hoặc năm lần.

Đinh hương

Đinh hương rất giàu eugenol, một kháng khuẩn mạnh giúp loại bỏ những vi khuẩn hôi miệng. Có thể nhâm nhi một chút đinh hương để giữa cho hơi thở bạn thơm tho. Hoặc bạn có thể dùng hạt hồi cũng được biết đến tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên lưỡi. Quế cũng được biết đến là một loại hương liệu các tác dụng như là chất sát khuẩn khử mùi hôi.

Mẹo và thủ thuật khác
  • - Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần trà xanh trong trà xanh có một chất khử trùng tự nhiên.
  • - Mang theo một bàn chải đánh răng và đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn. Đánh răng giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của mảng bám, màng dính áo khoác vào răng và nướu răng.
  • - Rửa sạch bàn chải trước khi bạn sử dụng nó.
  • - Nếu bạn đeo răng giả, nó có thể là nguyên nhân gây ra các mùi khó chịu trong miệng. Luôn luôn ngâm răng giả qua đêm trong một dung dịch sát khuẩn.
  • - Không bỏ bữa ăn. Khi bạn không ăn trong một thời gian dài, miệng của bạn có thể rất khô. Khi miệng khô nó trở thành một nơi hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
  • - Tránh xa các sản phẩm như: thuốc lá, rượu, hành, tỏi và phô mai.
  • - Thường xuyên tẩy trắng răng, cạo vôi răng định kỳ tại các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để biết thêm thông tin nhé!

Theo Phạm Loan (Dân việt/ Healthmeup)

Read More...

Cẩn thận với viêm nướu ở trẻ em

Với trẻ, răng còn yếu, nên theo dõi thường xuyên nếu có những dấu hiệu bất thường nào thì hãy liên hệ ngay với các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để biết thêm chi tiết nhá. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi trẻ chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em.


ảnh minh họa

Nướu răng là những mô mềm xung quanh nâng đỡ răng. Nướu có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Khi những mô mềm này bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng.

Bệnh viêm nướu răng có nguyên nhân chính từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu. Vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ. Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng, đó là một lớp màng mỏng mềm, dính, không màu, có chứa vi khuẩn, hình thành trên bề mặt răng và nướu suốt cả ngày. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra càng lớn.

Viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu. Khi trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, mảng bám và vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng, lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng, dẫn đến bị viêm nướu.

Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu và đau. Có những trường hợp trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau và khóc, không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, từ đó làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem các sợi lông bàn chải đánh răng có máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng hay không. Miệng trẻ sẽ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi bị viêm nướu răng. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Nướu răng của trẻ cần được chải sạch nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Tốt nhất, nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cao răng và sự tích tụ mảng bám trên răng.

Một điều cần nhớ là các bậc cha mẹ cần phát hiện các triệu chứng viêm nướu răng sớm và nhanh chóng điều trị để giúp bệnh chóng lành. Cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Khi bệnh được phát hiện sớm thì việc chữa trị dễ dàng, ít tốn kém và khả năng chữa khỏi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa bệnh viêm nướu. Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamine C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.

Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị. Việc tự ý điều trị thường không trị bệnh được tận gốc mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, khiến cho việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng, cạo vôi răng, tẩy trắng răng của nha khoa DENTA chúng tôi nhé!

Read More...

Chăm sóc răng miệng trẻ em như thế nào?

Các vấn đề răng miệng của trẻ em có thể do những thói quen khi còn ấu thơ như mút ngón tay, mút môi, lưỡi tự đẩy hàm răng ra, sâu răng, rụng răng sớm, nghiến răng và nuốt không đúng cách. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng người lớn (vĩnh viễn), ta cần giữ cho răng em bé khỏe mạnh – một yếu tố rất quan trọng để cho răng người lớn có chỗ mọc. Sức khỏe răng miệng cũng là sức khỏe tổng thể của trẻ em.

Bệnh sâu răng là do mất men răng và cũng có nghĩa là răng bị hư. Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc do lối sống như thực phẩm các em ăn hàng ngày, cách chăm sóc răng miệng, nồng độ chất Fluoride có trong nước và kem đánh răng. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc răng của trẻ em có dễ bị sâu hay không.

Bệnh sâu răng có thể bắt đầu từ 1-3 tuổi vì khi cho con em bú bình, răng sữa của bé tiếp xúc thường xuyên với các loại đường từ sữa và các loại nước trẻ uống, như nước ép trái cây, nước đường, hoặc bất kỳ thức uống ngọt khác. Chất đường trong các thức uống này khi còn dính lại trong miệng, nó sẽ làm trẻ bị sâu răng.

Nếu không được điều trị, răng bị hư hỏng có thể làm các em bị đau răng và có khó khăn trong việc nhai thức ăn. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò “dành chỗ” cho răng người lớn. Nếu răng sữa bị hư hỏng hoặc bị phá hủy răng sữa không thể giúp hướng dẫn răng người lớn vào đúng vị trí và hàm răng mọc lên sẽ “mất trật tự”.

Ðể ngăn ngừa sâu răng do bú bình:

-Trong ngày, không nên cho bú bình nước có đường, mà nên cho trẻ uống nước thường.
-Ðừng nhúng núm vú của em bé trong đường, mật ong, hoặc bất kỳ chất lỏng có đường nào khác.
-Ðừng để bé đi ngủ với một bình chứa đồ uống có đường (nước trái cây tươi hoặc sữa cũng đều làm tăng nguy cơ sâu răng). Cho em bé một lượng nhỏ nước bình thường hoặc sử dụng núm vú thay thế.
-Không nên cho thêm đường vào thức ăn của bé.
-Dùng một miếng vải ướt hoặc ngón tay để lau răng và nướu răng của bé sau mỗi lần cho ăn. Ðiều này khiến cho vi khuẩn và đường không làm thành một màng bám trên răng hay trên nướu răng các của em.
-Hỏi nha sĩ của bạn về nhu cầu Fluoride cho em bé.

Khi cho trẻ em ăn thực phẩm có chất đường và tinh bột (carbonhydrate), những chất đường và tinh bột này được vi khuẩn bám trên răng tiêu thụ và sản sinh ra các chất acids ăn mòn men răng. Theo thời gian, men răng bắt đầu bị phá hủy phía dưới răng, trong khi trên bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng phía dưới bị mất dần đi cho đến một lúc nào đó, bề mặt răng sẽ bị phá vỡ: Răng bị sâu!

Sâu răng sẽ làm các em bị: Ðau răng khi nhai hay cắn, răng đổi màu xám, nâu, hoặc có đốm đen.

Cơn đau nhức răng có thể trở nên tồi tệ hơn khi các em ăn đồ ngọt, ăn hoặc uống thức ăn nóng hay lạnh.

Sâu răng nặng hơn có thể gây ra một túi chứa đầy mủ (áp xe) trong xương ở chân răng và hàm sẽ bị sưng lên. Khi các em có triệu chứng trên thì phụ huynh nên cho các em tới nha sĩ để chuẩn bệnh. Bởi vì sâu răng phát triển phía dưới bề mặt răng, nơi không thể thấy được nên cần phải chụp X-ray cho thấy răng bị sâu tới đâu.

Phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới có hiệu quả ngừa sâu răng:

-Các em cần đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày (sáng và tối, sau bữa ăn) và phụ huynh cần giúp các em dùng chỉ tơ nha khoa (dental floss) mỗi ngày để loại bỏ màng bám giữa các răng và dưới đường viền nướu.
-Ðến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên mỗi sáu tháng.
-Chế độ ăn uống cân bằng theo đó hạn chế thức ăn có chất đường và tinh bột. Sau khi dùng những thực phẩm này, phụ huynh ráng nhắc các em hãy uống một chút nước để súc miệng.

Tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng, cạo vôi răng, làm răng sứ, tẩy trắng răng của nha khoa DENTA chúng tôi nhé!

Read More...

Những thắc mắc khi chỉnh nha cho người trưởng thành

Những câu hỏi thường gặp khi chỉnh nha, phục hình răng ở bệnh nhân trưởng thành (Phần 1)

Bệnh nhân trưởng thành có những đặc điểm và mối quan tâm rất khác so với bệnh nhân trẻ em, trong đó “vấn đề thẩm mỹ”, “thời gian”,”sợ đau”, và “nhổ răng” là những yếu tố quan tâm hàng đầu. Hãy cùng bác sĩ chỉnh nha của nha khoa thẩm mỹ Denta đi thẳng vào những vấn đề này nhé.

1) Có nhổ răng hay không?

Rất tiếc, đa phần là có nhổ răng. Nếu bạn nhìn vào gương, và tự cảm thấy nụ cười của mình có quá nhiều răng, hô ra trước quá nhiều, hoặc răng chen chúc “kinh khủng”, thì bạn nên nghĩ là có nhổ răng. Lý do khá đơn giản: thiếu chỗ để sắp xếp răng một cách đều đặn và để có nụ cười đẹp.

Nếu bạn không may mắn vì đã từng nhổ răng trước đó, thì khi chỉnh nha BS có thể sẽ tận dụng những khoảng trống đó để kéo răng, và bạn không cần phải trồng răng vào những vị trí này. Điều này thường áp dụng với các răng bên trong, và có thể với cả những cầu răng: BS sẽ tháo cầu răng cũ để tận dụng khoảng trống mất răng đó, thay vì phải nhổ thêm răng.

Răng số 6 bị mất trước khi chỉnh nha. Bác sĩ tại nha khoa Denta sẽ tận dụng khoảng trống này để lùi hàm hoặc sắp xếp răng đều và đóng lại khoảng trống. Bệnh nhân không phải trồng lại răng đã mất.

Nụ cười có “quá nhiều răng” sẽ làm bạn ngại không cười được tự nhiên. Bệnh nhân thường gặp bác sĩ và than phiền rằng “khi cười phải kiềm chế”! Trường hợp này thường phải nhổ răng để đạt được yêu cầu thẩm mỹ

2) Nhổ răng nào để chỉnh nha niềng răng, phuc hinh rang?

Khi đã quyết định “hi sinh” răng để chỉnh nha, điều đầu tiên dĩ nhiên là nên hạn chế càng nhổ ít răng càng tốt, chẳng hạn như chọn những chiếc răng đối xứng với răng đã mất (để hạn chế số răng cần nhổ).

Nếu bạn có “đầy đủ” 32 cái răng, thì yếu tố kế đến là những răng đã bị hư hỏng, bị vỡ lớn, bị sâu nhiều, bị mài làm răng sứ, bị chữa tủy, v.v…

Nếu bạn chăm sóc răng quá tốt, và không có chiếc răng nào bị hư hỏng, thì những răng ít sử dụng hoặc không có chức năng như răng số 8 (răng khôn) sẽ được chỉ định.

Răng số 8 mọc lệch

Hình: Răng số 8 (răng khôn) mọc lệch, vừa chiếm chỗ trên cung hàm mà lại không đóng góp gì cho chức năng ăn nhai, thậm chí gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh (răng số 7). Chỉ định nhổ răng số 8 này vừa giúp tạo khoảng trống trên cung hàm để chỉnh nha, vừa loại bỏ nhiều nguy cơ do răng này gây ra.

3) Thời gian chỉnh nha khoảng bao lâu?


Đối với người trưởng thành, thời gian trung bình để chỉnh nha thường là từ 18-24 tháng để có một kết quả hoàn chỉnh.

Một số trường hợp đơn giản hoặc mong muốn một kế hoạch vừa phải, thời gian sẽ nhanh hơn, từ 9-12 tháng.

Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề thời gian là phiền toái, bạn nên tìm hiểu về hệ thống Invisalign, vì mang khay Invisalign khá dễ chịu, không làm bạn nản chí với thời gian chỉnh nha kéo dài.

Bệnh nhân chỉnh nha ngày nay khó tính hơn, và gần như rất ít người hài lòng với một khớp cắn “chuẩn” mà nụ cười lại không đẹp. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ là có thể mình sẽ muốn một kết quả hoàn chỉnh, đẹp và bền vững, mà như vậy thì cần phải có thời gian. Kèm theo tẩy trắng răng nhá!!!

4) Có thể làm răng sứ để nhanh hơn mà không cần phải chỉnh nha phục hình răng?
Mục đích của phục hình răng sứ là để thay thế cho phần răng thật bị mất đi, hoặc do phần răng thật đó không tốt (như nhiễm Tetracycline), chứ không phải là để đưa răng đến một vị trí tốt.

Nếu cố gắng thay đổi hình dạng răng nhằm đưa răng đến một vị trí tốt bằng cách làm răng sứ (chẳng hạn như răng mọc chen chúc), bạn sẽ cần phải mài nhiều răng thật, và nhiều khả năng phải lấy tủy răng.

Trong khi đó, nếu chỉnh nha, không những răng sẽ di chuyển, mà phần nướu và xương xung quanh răng cũng sẽ được “tạo hình” theo răng, nên kết quả sẽ tự nhiên, hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, để có một kết quả hài hòa và thẩm mỹ, đôi khi bệnh nhân cần điều trị kết hợp: chỉnh nha để di chuyển răng đến vị trí hợp lý, và làm răng sứ để khắc phục những khiếm khuyết của răng (như bể vỡ lớn, răng sậm màu, răng có hình dạng bất thường, v.v…). Nếu răng bạn đã đẹp, thì chỉ cần chỉnh nha và tẩy trắng răng là đủ để có một nụ cười đẹp.

5) Chỉnh nha có chắc là sẽ đẹp không?

Đây là một câu hỏi khó, vì mỗi người lại cảm nhận về “nét đẹp” một cách khác nhau. Tuy vậy, bác sĩ chỉnh nha giỏi luôn hiểu về những “đặc điểm” để tạo nên một nụ cười đẹp, cũng như tâm lý bệnh nhân. Quan trọng hơn, trước khi điều trị, bác sĩ cần phải tưởng tượng được kết quả sẽ như thế nào để thảo luận với bệnh nhân. Đối với Invisalign, bệnh nhân sẽ “cảm nhận” được phần nào kết quả vì được mô phỏng sơ bộ trên máy vi tính.

Trong một số ít trường hợp, suy nghĩ của bác sĩ sẽ khác với suy nghĩ của bệnh nhân, do vậy bệnh nhân sẽ không hài lòng với kết quả điều trị. Khi đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân để thay đổi hướng điều trị, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc cần thêm thời gian, hay phải dùng thêm công cụ hỗ trợ như mini Implant để kéo lùi, v.v…

Các bác sĩ chỉnh nha của nha khoa Denta thường không thể đưa ra một lời hứa “chắc chắn rằng sẽ đẹp”, mà sẽ hứa làm hết sức mình để điều trị đạt được kết quả tối đa cho bệnh nhân.

6) Mình thấy người khác đã chỉnh nha nhưng không đẹp. Tại sao vậy?

Chỉnh nha là một nghệ thuật, và “nét đẹp” sẽ phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Nếu bạn để ý kỹ, sẽ thấy mỗi bác sĩ chỉnh nha có một “phong cách riêng”, và kết quả cũng như kế hoạch điều trị thường sẽ giống nhau.

Vì vậy, bạn hãy nhìn vào những bệnh nhân của bác sĩ đó đã điều trị, là có thể hình dung được phần nào kết quả điều trị của mình.

Tham khảo hình ảnh và mẫu hàm những bệnh nhân của bác sĩ mà bạn đi tư vấn cũng có thể giúp bạn phần nào trong việc chọn lựa bác sĩ chỉnh nha phù hợp. Nhưng cũng đừng quên rằng hình ảnh thường được chụp “đẹp hơn thực tế” nhé!

Đối với điều trị chỉnh nha, điều quan trọng nhất là “kế hoạch điều trị”, nghĩa là ngay ở những giai đoạn đầu tiên là quan trọng nhất: nhổ răng hay không nhổ răng? Nhổ răng nào? Tại sao?… Nếu đi đúng hướng, bạn sẽ thấy kết quả nhanh chóng. Ngược lại, bạn sẽ tốt rất nhiều thời gian và công sức mà kết quả lại không như ý.

7) Mình đã đi tư vấn nhiều nơi, mỗi bác sĩ lại nói một kế hoạch khác nhau, làm mình hoang mang quá! Tại sao vậy?

Đây cũng là điều hết sức bình thường trong chỉnh nha. Vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần trước khi đi tư vấn nhiều nơi để không phải hoang mang, lo lắng.

Mỗi bác sĩ chỉnh nha có một cách nhìn khác nhau về thẩm mỹ, về quan điểm điều trị và cách điều trị nên sẽ có những kế hoạch rất khác nhau.

Thật ra, nếu bạn không quá chú ý nhiều đến kế hoạch điều trị, thì nơi nào làm bạn yên tâm thì bạn có thể điều trị tại nơi đó. Ngược lại, nếu bạn quan tâm đến kế hoạch điều trị, thì hãy “lắng nghe và suy nghĩ một cách logic” ở đâu có kế hoạch hợp lý thì bạn có thể “chọn mặt gửi vàng”.

Read More...

Tham khảo tư vấn chỉnh hình răng tại DENTa

Chỉnh nha niềng răng là một quá trình điều trị đòi hỏi chính xác và tỉ mỉ. Do đó, bác sĩ chỉnh hình cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch điều trị và dự đoán được thời gian hoàn thành cũng như kết quả sau điều trị. Để làm được điều này cần phải có một qui trình điều trị hết sức tỉ mỉ và khoa học.
1. Thu thập một số thông tin cá nhân, các bệnh sử y khoa và bệnh sử răng miệng.
2. Lấy mẫu răng, chụp hình răng, chụp hình khuôn mặt

Sau khi thăm khám tình trạng tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành lấy mẫu, chụp hình răng, mặt để thu thập những thông tin cần thiết cho việc điều trị. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chỉnh hình răng vì dựa vào mẫu hàm này, bác sĩ sẽ chọn khí cụ chỉnh hình răng thích hợp nhất với bệnh nhân.



Thăm khám, lấy mẫu là giai doạn quan trọng trong chỉnh hình răng
3 Chụp film Panorex, Cephalo (sọ nghiêng và mặt thẳng), xương bàn tay để dự báo tình trạng tăng trưởng và phát triển của hệ thống xương sọ mặt (ở trẻ em).

Tại sao phải chụp phim sọ nghiêng trong điều trị chỉnh hình răng:
Quan sát hệ thống sọ – mặt – răng
Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ – mặt – răng
Phân tích, chuẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và tiên đoán kết quả chỉnh hình răng.
Phân tích quá trình điều trị chỉnh hình.
Phân tích quá trình tăng trưởng xương.
Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị.


Phim Panorama toàn bộ hàm răng


Phim Cephalo sọ nghiêng


Phim Cephalo sọ thẳng


Chụp phim xương bàn tay trong chỉnh hình răng

Từ các dữ liệu này, bác sĩ phụ trách chỉnh hình răng sẽ thu thập thông tin cần thiết và kết hợp với phần mềm chỉnh hình răng giúp phát hiện và xác định thời điểm điều trị chỉnh nha sớm ở trẻ em nhằm hạn chế việc nhổ răng và phẫu thuật xương hàm trong trường hợp hệ thống xương sọ mặt đã qua giai đoạn phát triển.
Phân tích trên phần mềm chỉnh hình răng


Phân tích trên phần mềm chỉnh hình răng Orthovision

Những dữ liệu trên phần mềm chỉnh hình răng cho biết hướng và lực kéo thích hợp. Đặc biệt, kết hợp với việc chỉnh hình răng là tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt sao cho có kết quả hoàn hảo nhất cho bệnh nhân sau khi chỉnh nha.
Chọn phương pháp điều trị chỉnh hình phục hình răng

Sau khi phân tích trên lâm sàng, dựa vào kết quả này và mục tiêu cần đạt được sau khi chỉnh hình cho bệnh nhân, các phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Tiến hành điêu trị chỉnh nha

Gắn thun tách kẽ là bước đầu tiên trong qui trình chỉnh hình răng. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn khâu và các răng kế cận.


Thun tách kẻ răng sử dụng tại nha khoa Denta


Khâu chỉnh hình răng sử dụng tại nha khoa Denta

Sau khi gắn khâu, có một số trường hợp cần phải nông cho hàm rộng ra, sau 3 hoặc 6 tháng mới gắn mắc cài chỉnh hình.


Ngàm nông rộng hàm




Gắn niềng chỉnh hình răng

Sau khi gắn mắc cài, khoảng 3 đến 6 tuần, mắc cài sẽ được điều chỉnh 1 lần để kéo răng về vị trí mong muốn.

Dưới đây là kết quả một số ca điều trị chỉnh hình răng tại nha khoa thẩm mỹ Denta:


Kết quả sau khi chỉnh hình răng của bệnh nhân. (Hình trước và sau khi điều trị)

Read More...

Những điều cần lưu ý khi cho bé sử dụng bàn chải đánh răng điện

Theo một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ chăm sóc răng miệng đều cho rằng không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng bàn chải đánh răng điện.


Nguyên nhân của những nguy hiểm không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. (Ảnh minh họa)

Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo thẩm mĩ, thói quen vệ sinh răng miệng là chìa khóa quan trọng. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa tư vấn cho các bà mẹ dùng gạc chuyên dụng hoặc khăn mềm để lau sạch răng cho trẻ ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Đến khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến một năm, các bà mẹ có thể hướng dẫn thành công để con tự mình đánh răng. Nhưng trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động, ý thức tự giác chưa tốt, hơn nữa có bé còn không thích đánh răng, vì vậy bố mẹ vẫn phải giám sát và kèm “sát sạt” việc đánh răng mỗi ngày của con. Việc này gây ra không ít phiền toái và làm mất thời gian nên nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp cho dùng bàn chải đánh răng điện.

Bàn chải đánh răng điện có giá đắt gấp nhiều lần so với bàn chải đánh răng thường nhưng sau một thời gian sử dụng, nhiều trẻ luôn nói miệng đau, khi đến bác sĩ kiểm tra mới biết nướu răng của các em bị sưng đỏ lên.

Trên thực tế, nguyên nhân không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Nguyên tắc vận hành của bàn chải đánh răng điện là dựa vào tốc độ quay của đầu bàn chải để tạo thành độ rung ở tần số cao khiến kem đánh răng ma sát vớ bề mặt răng sản sinh ra các lớp bọt thâm nhập vào các kẽ răng. Đồng thời, các lông bàn chải thúc đẩy lưu thông máu, một số bàn chải còn có lớp cao su mềm đặc dụng có hiệu quả massage.

Tuy nhiên, không giống như người trưởng thành, nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu nên không chịu được lực tác động của bàn chải đánh răng điện trong thời gian dài và thường bị thương tổn.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp trẻ cầm bàn chải và tác động lực tỳ khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều trẻ lại giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Làm như vậy rất dễ gây tổn thương nướu răng và mài mòn men răng.

Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện. Nếu vẫn muốn sử dụng thì bạn nên cho trẻ dùng cả hai loại bàn chải đánh răng điện và bàn chải đánh răng thông thường. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, điện năng thấp.

Một số chú ý khi đánh răng cho trẻ
- Dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 1 – 2 lần.
- Hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và dưới ở bên trong của hàm răng, di chuyển bàn chải từ từ và vòng quanh giống như bạn đánh răng của mình.
- Phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa, chải sạch cả các phần gần lưỡi và môi.
- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch (nghe thấy tiếng ùng ục trong miệng trẻ là được) để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng

Tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, trám răng của trung tâm nha khoa Denta chúng tôi!!!

Read More...

Thời điểm nào thích hợp để làm răng giả

Sau khi sinh con răng lại càng thưa hơn, gần đây 4 chiếc răng cửa bị lung lay. Tôi định thay 4 chiếc răng này bằng 4 răng giả, răng sứ thẩm mỹ. Tôi 28 tuổi. Từ nhỏ, răng tôi đã xấu, 2 răng cửa thưa. Sau khi sinh con răng lại càng thưa hơn, gần đây 4 chiếc răng cửa bị lung lay. Tôi định thay 4 chiếc răng này bằng 4 răng giả. Xin bác sĩ cho biết, việc thay răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nguyễn Thùy (Thanh Hóa)

Khi răng thật bị lung lay, bị rụng hay vì lý do nào đó không thể điều trị bảo tồn thì việc nhổ bỏ là nên làm, vì nếu không sẽ khiến chúng ta đau đớn, khó chịu và mắc thêm các bệnh khác. Sau khi đã nhổ bỏ răng thật, hàm sẽ bị trống, nếu không lắp răng giả thì khoảng trống đó sẽ khiến răng thật bị xô lệch dẫn đến lung lay chân răng còn lại, lệch khớp cắn.

Vì thế, các nha sĩ khuyên bệnh nhân khi phải nhổ bỏ răng thật là làm răng giả (làm răng sứ)càng sớm càng tốt. Trường hợp của bạn, răng cửa lung lay nhiều, tốt nhất là nhổ. Việc trồng răng giả không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, với nhiều người, răng giả còn khiến sức khỏe tốt hơn (do không đau nhức, vướng víu), xinh đẹp hơn.

Tuy nhiên, trồng răng giả thì đơn giản, nhưng chăm sóc răng giả không phải dễ, vì nếu không cẩn thận, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến u nướu hoặc nang trong răng. Ngoài ra, người dùng răng giả còn gặp tình trạng viêm lợi do dị ứng với chất liệu của răng giả; lệch khớp cắn do răng giả không phù hợp…

Vì thế, nếu đi làm răng giả, bạn nên chọn nha sĩ có kinh nghiệm, uy tín để làm răng. Sau khi làm răng, nếu thấy có bất thường như khó chịu, đau, nhai khó, ấn vào thấy nướu đau, hay cắn vào lưỡi và thành miệng… nên báo với nha sĩ để có hướng giải quyết sớm. Bạn cũng cần thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt sau khi trồng răng giả.

AloBacsi.vn
Theo BS. Thanh Xuân – Sức khỏe & Đời sống – Phục hình răng thẩm mỹ DENTA

Read More...

Những phương pháp xử lý khi răng bị vàng do hút thuốc

Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới. Không chỉ gây ung thư phổi, ung thư vòm họng…, đây còn là một trong những nguyên nhân của nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm.

Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc. Theo thống kê của Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), mỗi năm có đến 40.000 người Việt chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp, hệ mạch máu…, những người hút thuốc lá còn khó tránh khỏi các bệnh răng miệng nguy hiểm. Dưới đây là một số tác động xấu lên sức khỏe răng miệng từ việc hút thuốc lá theo nghiên cứu các chuyên gia từ Tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Lion (Nhật Bản).

- Trong thuốc lá có 3 độc chất được coi là kẻ thù chính của răng miệng là ni-cô-tin (nicotin), cacbon ô-xít (monoxyd de carbon) hay còn gọi là khí CO và a-xít cy-a-nua (acid cyanhydrid). Các thành phần này gây mất cân bằng hệ vi khuẩn phát triển trong miệng, giảm lưu lượng máu trong nướu, giảm nồng độ kháng thể trong nước bọt và máu, là nguyên nhân của nhiều vấn đề răng miệng.

- Hút thuốc lá nhiều làm các gai lưỡi phát triển quá mức, có màu xám, tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám, từ đó gây hôi miệng, ảnh hưởng đến tâm lý giao tiếp.

- Những người hút 20 điếu thuốc một ngày có nguy cơ bị bệnh nha khoa cao gấp 4,7 lần so với người không hút thuốc do sự gia tăng vi khuẩn miệng, giảm lưu lượng máu trong nướu…

- Mảng bám trên răng là nguyên nhân chính gây sâu răng, bệnh nha chu. Một mg mảng bám chứa đến 200-300 triệu vi khuẩn. Khi những mảng bám này tích tụ trên răng, nếu không được làm vệ sinh răng miệng đầy đủ, canxi và phốt-phát (phosphate) trong nước bọt kết hợp với đường trong mảng bám làm vôi hóa mảng bám và hình thành cao răng, gây bệnh viêm nướu, nha chu. Bệnh răng miệng khi không được điều trị sẽ trầm trọng hơn, gây sâu răng, thậm chí mất răng. Cũng trong nghiên cứu này, tập đoàn Lion đã chỉ ra: những người mắc bệnh về nướu có nguy cơ mắc bệnh mạch máu não, bệnh tiểu đường, bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, sinh non… hơn những người bình thường.

- Ngoài ra, người hút thuốc lá sẽ phải sống chung với răng ố vàng rất mất thẩm mỹ. Khi hút thuốc lâu, nhựa thuốc lá sẽ kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu.


Răng ố vàng do hút thuốc lâu ngày. Ảnh minh họa.

Tuy nhận thức được hút thuốc lá là một thói quen có hại cho sức khỏe răng miệng nhưng phần lớn những người hút thuốc đều khó từ bỏ nó. Song song với các phương pháp cai thuốc, người hút thuốc cần phải tự bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Dưới đây một số biện pháp xử lý vệt ố vàng trên răng do hút thuốc lá, theo tư vấn của các chuyên gia từ Tập đoàn Lion:

Chải răng hiệu quả: Hầu hết mọi người chải răng hằng ngày nhưng không phải ai cũng chải đúng cách, đối với người hút thuốc lá thì việc chải răng đúng cách lại càng quan trọng hơn, đó là:
- Chải răng 3 lần một ngày sau các bữa ăn và trước khi ngủ. Mỗi lần chải răng ít nhất 3 phút.
- Chải kỹ mặt trước, mặt sau và mặt nhai của răng. Chú ý chải những khu vực tập trung mảng bám, cao răng: kẽ răng, các răng bị khập khểnh không đều, mặt nhai của răng hàm, mặt ngoài và mặt sau của răng cửa hàm dưới.
- Khi chải răng: Đặt bàn chải vừa vặn trên bề mặt răng chải từng răng một hoặc hai răng một lần theo chiều dọc, di chuyển bàn chải theo từng bước nhỏ, chậm và nhẹ nhàng.
- Không được bỏ sót khu vực viền nướu vốn là nơi tập trung nhiều mảng bám “cứng đầu”: đặt bàn chải một góc 45 độ tại đường viền giao giữa răng và nướu, di chuyển bàn chải từng chút một. Người tiêu dùng có thể dùng bàn chải chuyên chăm sóc nướu Systema của Lion với thiết kế đặc biệt: đầu lông bàn chải được làm bằng chất liệu PBT, chỉ mỏng 0.02mm (sáng chế tại Nhật Bản) nhưng vẫn đảm bảo độ bền và độ dẻo để thâm nhập vào mọi khu vực, tẩy sạch mảng bám, làm sạch viền lợi hơn 09 lần so với bàn chải đánh răng thông thường.

Sử dụng kem đánh răng để tẩy trắng răng loại bỏ mảng bám và vết ố màu trên răng: Không chỉ với những người hút thuốc lá, ngay cả những người thường xuyên uống trà, cà phê cũng cần chú ý điều này để giữ cho mình một hàm răng không bị xỉn màu. Theo đó, mọi người nên sử dụng kem đặc trị vết ố trên răng. Kem đánh răng Zact của Tập đoàn Lion có khả năng loại bỏ đến 60% vết ố trên răng so với các sản phẩm thông thường nhờ công thức đặc biệt canxi cacbonat và nhôm ô-xít, chất Fluoride chống sâu răng, ngăn ngừa các mảng bám tích tụ, phòng viêm nướu, mang lại hơi thở thơm mát.



Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa: Điều này góp phần làm sạch mảng bám hiệu quả và chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Khám răng thường xuyên: Người dân nên khám răng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng một lần tại các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để được tư vấn phù hợp và chữa trị kịp thời.

Ngọc Bích

Read More...

Những phương pháp tự nhiên giúp răng trắng bóng

Với những phương pháp tẩy trắng răng cực kỳ đơn giản, nhanh chóng và cực kì rẻ tiền, những cách ngay sau đây sẽ giúp bạn có được hàm răng trắng sáng mà chẳng cần nhờ cậy đến nha sĩ.

“Cái răng cái tóc là góc con người”, đó cũng là lý do mà ngày nay hàm răng trắng sáng vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em. Tất nhiên, nó không chỉ tô điểm thêm nụ cười rạng rỡ của bạn, mà còn giúp bạn tự tin hơn khi thể hiện mình là người chu đáo, cầu toàn và biết chăm sóc bản thân. Thế nhưng, nếu bạn vẫn nghĩ để có được vẻ rạng rỡ này phải tiêu tốn 1 khoản kha khá để tới nha sĩ thì bạn đã nhầm. Bởi lẽ chỉ cần vài mẹo nhỏ có thể thực hiện ngay tại nhà sau đây cũng đủ giúp bạn được toại nguyện.

1. Muối + chanh

Bạn trộn đều nửa thìa cafe muối với 2 thìa cafe nước cốt chanh. Dùng hỗn hợp này đánh răng bằng bàn chải trong khoảng 3 – 5 phút. Nhớ chà răng thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đến lợi. Sau đó xúc miệng và đánh răng bằng kem đánh răng thông thường. Nếu mỗi tuần chăm chỉ thực hiện 2 – 3 lần, bạn sẽ sớm thấy kết quả bất ngờ đấy!



2. Quả cau

Phương pháp này được học hỏi từ ông bà ta thời xưa và vẫn chưa hề hết tác dụng cho đến tận bây giờ. Bạn chỉ việc lấy 1 quả cau, bổ làm 4, lấy miếng cau chà kĩ lên răng trong khoảng 5 phút rồi đánh răng lại với kem đánh răng thông thường. Bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần để nhanh chóng thấy được sự khác biệt nhé!



3. Nước oxy già

Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ việc ngâm bàn chải trong oxy già khoảng 1 phút rồi dùng để chải răng trong 2-3 phút. Sau đó, xúc miệng rồi đánh răng lại với kem đánh răng thông thường. Theo đó, các mảng bám vàng ố của hàm răng xỉn màu trước kia sẽ bị “đánh bay” và mang đến cho nụ cười sáng bóng, đẹp mắt.



4. Chọn màu son

Đối với phái đẹp thì thỏi son có lẽ đã trờ thành vật “bất li thân” để làm đẹp và điệu đà. Tuy nhiên, bạn cũng nên để ý đến màu sắc của thỏi son bởi lẽ chính nó cũng tạo nên sự khác nhau về mức độ trắng của hàm răng. Để tạo cảm giác răng trắng hơn, bạn nên lựa chọn những màu như đỏ cherry, đỏ trầm, hồng sáng, hồng trong suốt hay những loại son bóng. Ngoài ra, những loại son có ánh nhũ ngoài việc tạo cảm giác đôi môi căng mọng, cũng có tác dụng tuyệt vời giúp hàm răng trắng bóng hơn.



Thường xuyên đi khám tại các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để đc các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ tận tình!!!. Tham khảo thêm các phương pháp chỉnh nha niềng răng, phục hình răng của Denta

Read More...

Nghệ sĩ đẹp hơn khi chỉnh nha niềng răng đúng cách và phương pháp

Đa phần sao đều trở nên đẹp và duyên hơn rất nhiều so với thời còn “răng lệch”. Hàm răng, mái tóc là góc con người. Bởi thế, sở hữu một bộ răng đẹp hay một mái tóc huyền làm người con gái trở nên cuốn hút hơn. Ngày nay, hàm răng trắng, sáng bóng, đều tăm tắp, không khấp khiểng và vừa vặn với khuôn miệng cười được mặc định là đẹp!Đối với người nổi tiếng, nụ cười đẹp lại là thứ “phương tiện” đưa người đẹp đến gần hơn với công chúng, dễ gây thiện tình trước ống kính. Hàm răng trắng bóng, nụ cười duyên dáng đôi khi còn mang lại cho ngôi sao những hợp đồng quảng cáo béo bở lên đến hàng triệu đô.

Ý thức được “quyền lực” của một hàm răng đẹp, nhiều mỹ nữ đã không tiếc công sức, thời gian và tiền bạc để chỉnh nha niềng răng những chiếc răng còn khấp khiểng, lộn xộn của mình. Đa phần họ đều trở nên đẹp và duyên hơn rất nhiều so với thời còn “răng lệch”.



Miley Cyrus duyên dáng hơn khi niềng răng, phục hình răng



Emma Watson xinh đẹp với hàm răng đều hạt bắp





Katy Perry xinh hơn hẳn nhờ chỉnh răng





Tài tử Tom Cruise cũng đỏm dáng theo phái đẹp
Hân Di (Khampha.vn)
Nha khoa thẩm mỹ DenTa

Read More...

Đến mấy tuổi thì cho bé đánh răng?

Theo các chuyên gia về răng miệng, vệ sinh răng miệng mang lại ích lợi nhiều hơn là việc đánh răng và đó còn là một thói quen tốt để ngăn ngừa bệnh tật. Thói quen này có thể được hình thành vào những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ làm quen dần với việc tự chăm sóc răng miệng sau này.

Theo đó, ngay trước thời điểm trẻ mọc răng, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch để chà nướu cho bé sau khi ăn. Việc làm này sẽ giúp bé thích nghi với cảm giác nướu bị kích thích và loại bỏ những loại vi khuẩn bám trên nướu. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng, vào thời điểm chiếc răng đầu tiên xuất hiện bên dưới nướu, cũng là lúc cha mẹ nên giúp trẻ đánh răng bằng bàn chải. Cần bảo đảm rằng lông bàn chải phải mềm và tròn để bảo vệ nướu. Trước giai đoạn lên ba, chỉ nên sử dụng nước sạch cho trẻ đánh răng. Nên sử dụng bàn chải đánh răng và một ít nước ấm, rồi chà một cách nhẹ nhàng để loại bỏ cặn bã thức ăn thừa bám trên răng bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Mặc dù răng sữa của trẻ cuối cùng cũng sẽ được nhổ đi, nhưng việc để trẻ bị sâu răng bởi vi khuẩn hoặc cặn bã thức ăn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác: tổn hại gốc răng, có thể khiến hàm răng vĩnh viễn sẽ mọc lộn xộn, không thẳng hàng. Nếu răng của trẻ bị nhổ quá sớm, có thể sẽ khiến hàm răng vĩnh viễn mọc chênh.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ là do bú bình. Hội chứng bú bình xảy ra khi đứa trẻ bú những bình đầy sữa hoặc nước ép trái cây trong khoảng thời gian quá lâu. Trong trường hợp trẻ vừa bú bình vừa ngủ, chất đường chứa trong sữa hoặc trong nước ép trái cây có thể làm răng của trẻ bị phá hủy rất nhanh. Nếu đứa trẻ thích vừa ngủ vừa bú bình hoặc thích bú bình cả ngày, bạn hãy tập cho trẻ làm quen với việc thay thế nước ép trái cây hoặc sữa bằng nước, đặc biệt khi cho trẻ bú bình vào ban đêm.


Ảnh minh họa.

Khi nào tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng?

Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc độ tuổi phù hợp để bắt đầu đánh răng bằng kem cho trẻ, có mẹ lại sợ bé nuốt kem đánh răng, không vệ sinh và an toàn cho bé.

Thông thường đối với trẻ trên 1 tuổi (có 8 răng cửa), cha mẹ có thể sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu và răng của trẻ hàng ngày. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flour. Trẻ em hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flour, với lượng kem phết lên bàn chải bằng hạt đậu

Hiện nay trên thị trường có loại kem đánh răng được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không có Flour, nhẹ nhàng làm sạch răng của trẻ, có bổ sung thêm canxi, an toàn cho trẻ nếu nuốt phải.

Mặc dù Fluor được công nhận về khả năng làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng các nha sĩ thường khuyến cáo trẻ em chỉ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa một hàm lượng Fluor vô cùng nhỏ. Những nhà hoạt động chống Fluor cho rằng nếu tiếp xúc thường xuyên với Fluor có thể sẽ mắc một dạng bệnh gọi là răng nhiễm Fluor, được biểu hiện bằng những vết rằn trên men răng, men răng đục và bị nhuộm màu. Fluor được xem là độc chất nếu sử dụng với liều lượng cao. Vì vậy, không nên cho trẻ em dùng những loại kem có công thức Fluor dành cho người lớn.

Khi trẻ lên ba hay bốn tuổi, là thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Vì việc tiêu thụ nhiều chất fluor không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Xem thêm các phương pháp tẩy trắng răng, cạo vôi răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ Denta

Read More...

Răng em bé dễ vỡ, nguyên nhân do đâu?

Thưa bác sĩ, Con tôi được 4 tuổi. Hôm trước tôi có kiểm tra răng của cháu thì thấy ở sát chân răng hàm trên xuất hiện 1 lỗ nhỏ, tôi lấy tăm để gảy ra xem thì càng gảy cái lỗ đó càng to ra 1 chút, nó có cả mảng bám ở răng và cả răng vỡ ra.

Cháu ko hay phải uống kháng sinh nhưng lại hay uống sữa trước khi đi ngủ. Sau khi uống sữa thì có súc miệng bằng nước lọc. Hàng ngày tôi vệ sinh rang miệng cũng cẩn thận, ngày đánh răng 2 lần. Bé nhà tôi bị như vậy có phải do ăn uống thiếu chất không và thiếu chất gì. Tôi nên bổ sung thức ăn chứa những chất gì để răng cháu được tốt hơn? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

(Phạm Hiền – Hà Nội)



Xin chào bạn,

Theo mô tả của bạn thì răng con bạn đã bị sâu, mô răng bị mủn ra, yếu, dễ vỡ. Đó chính là lý do vì sao nó dễ vỡ to ra khi bạn chỉ dùng tăm để gảy, và bên trong lỗ có ngà răng mủn ra cộng với đồ ăn rơi vào lỗ lâu ngày.

Nguyên nhân sâu răng thì có nhiều, chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi bé đánh răng là bạn đánh cho bé hay bé tự đánh? Con nít ở lứa tuổi này thường chải răng qua loa cho có nên phụ huynh nên chải răng giúp bé, đặc biệt là chải răng vào buổi tối vì 8h đồng hồ nằm ngủ chính là thời gian thuận lợi nhất cho vi khuẩn hoạt động gây sâu răng.

Thứ hai là sau khi đã đánh răng tuyệt đối không uống sữa hay ăn đêm, nếu bé còn quá nhỏ vẫn bú bình ban đêm thì tạm thời có thể cho uống nước lọc tráng miệng nhưng nếu bé lớn rồi thì nên cho bé uống sữa trước rồi hãy đánh răng.

Thứ ba là chế độ ăn của bé có quá nhiều chất đường ngọt hay không. Số lượng ăn một lần không quan trọng bằng số lần ăn, tức là nếu một ngày bé ăn kẹo rải rác thành 5,7 lần liên tục từ sáng đến tối thì cho dù bé chỉ ăn 1 viên kẹo 1 lần thôi cũng là rất không tốt cho răng.

Thứ tư là bạn xem lại nguồn nước sử dụng là uống nước suối hay nước máy đun sôi để nguội? Trong nguồn nước máy có lượng flour nhất định là chất ngừa sâu răng trong khi đối với nước suối thì ta không chắc, vì vậy đôi khi nguồn nước cũng là vấn đề. Trên đây là vài nguyên nhân thường gặp nhất xin chia sẻ cùng bạn.

Về răng sâu của bé thì bạn nên đưa bé đi trám răng để giữ răng lại đến đúng tuổi thay răng. Nếu răng sữa nhổ sớm thì sẽ ảnh hưởng đến sự đều đặn của bộ răng vĩnh viễn sau này, chưa kể răng sữa bị nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Trước khi đưa bé đi khám, bạn nên nói chuyện trước với bé, báo trước những gì bé sẽ thấy ở phòng nha để bé không bị sự bỡ ngỡ sinh ra sợ hãi.

Thân chào bạn!

BS Đoàn Khánh Ngọc
Xem thêm các phương pháp cấy ghép răng implant, làm răng sứ, răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa DenTa

Read More...

Mẹ sâu răng, con có bị gì không?

Thai nhi có ảnh hưởng khi người mẹ bị sâu răng?

Bình thường răng tôi rất khỏe, nhưng từ khi mang thai tôi lại bị đau nhức răng, sâu răng. Mọi người nói sau này con tôi răng sẽ kém, dễ bị sâu.

ảnh minh họa

Xin bác sĩ cho biết có đúng không? Nguyên nhân do đâu khiến thai phụ dễ mắc bệnh sâu răng.

Phụ nữ mang thai chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho thai nhi. Thông thường, những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi này, nhưng ngược lại, những người thể chất kém, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng thì khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể sẽ sụt giảm đáng kể.

Khi thai nhi phát triển càng lớn khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn bình thường các tháng trước đó. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì khả năng thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng phát triển răng miệng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác. Do quá trình mang thai mẹ ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng,…

Do đó, khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu,… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng để được khám và tư vấn.

Tham khảo thêm các phương pháp tẩy tẩy trắng răng, cạo vôi răng của các trung tâm nha khoa thẩm mỹ nhé!!!

Read More...

Tẩy trắng răng như thế nào khi răng nhiễm Tetracycline

Bị nhiễm Tetracycline có thể làm răng đổi màu và ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ. Tetracycline là một loại kháng sinh khi người mẹ mang thai hoặc trẻ uống thuốc này trước 7 - 8 tuổi có thể làm răng đổi màu, màu răng có thể trở nên vàng nâu hay xám xanh.

Sự thay đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, trường hợp nhiễm nặng răng còn có thể bị khiếm khuyết mất đi hình dạng bình thường.

Ngày nay với một hàm răng xấu gây mất thẩm mỹ trên gương mặt không còn là nỗi bận tâm, giải quyết được khuyết điểm đó, tại Nha Khoa giải pháp phục hình thẩm mỹ bằng cách làm răng sứ đang được nhiều sự lựa chọn của Bác Sĩ và bệnh nhân, đó như một nhu cầu thiết thực và chính đáng. Tuy nhiên, làm sao có được một răng sứ lý tưởng? đó cũng là vấn đề đã làm cho nhiều người phải quan tâm và lo lắng.



Một trong những giải pháp mới nhất: Công nghệ răng sứ thẩm mỹ không kim loại thế hệ mới Cercon - Zirconia được sử dụng bằng phần mềm vi tính CAD/CAM(CAD - Computer Aided Design) - sản xuất (CAM - Computer Aided Manufacture) đều thực hiện hoàn toàn tự động dưới sự hỗ trợ của máy tính nên tính chính xác rất cao cho từng bệnh nhân, cải thiện màu sắc, hình dáng và đặc biệt là rất khít sát với nướu răng tạo đường nét rất tự nhiên.

Cùng với yếu tố thẩm mỹ là khả năng duy trì chức năng ăn nhai được xem là yếu tố quyết định khi lựa chọn phục hình với sứ Cercon – Zirconia. Với lớp men mềm tương tự như men răng thật, không mài mòn răng thật đối diện, và có đặc tính quang học như răng tự nhiên, tính thẩm mỹ cao, trong khi giao tiếp người đối diện cũng không thể phát hiện ra, giúp nụ cười của bạn tự tin và duyên dáng hơn. Với những yếu tố đó đã làm hài lòng nhiều bệnh nhân khi lựa chọn sứ Cercon –Zirconia.



Răng nhiễm tetracycline

Không có phương pháp xử lý thẩm mỹ răng nào có thể thay thế được với bọc răng bằng sứ vì nó góp phần tạo kết cấu răng bền vững, tẩy trắng răng, cạo vôi răng thường xuyên, màu sắc tự nhiên và thích nghi với tất cả mọi người.

Read More...

30 tháng tuổi mọc răng vĩnh viễn. Có sớm quá không?

Bé nhà mình được 30 tháng, đã mọc đủ 20 răng sữa rồi. Mấy hôm nay cháu có dãi nhiều, kiểm tra thì thấy bé mọc thêm răng và đó là răng vĩnh viễn số 6.


ảnh minh họa

Bé nhà mình được 30 tháng. Cháu đã mọc đủ 20 răng sữa rồi. Mấy hôm nay cháu có dãi nhiều, kiểm tra thì thấy cháu mọc thêm 1 cái răng hàm trên bên trái nữa. Qua tìm hiểu thì mình thấy đó là răng vĩnh viễn số 6, mọc lúc 6 tuổi cơ. Giờ bé nhà mình mọc sớm vậy thì có sao không ạ?
-----------------------------------------------

Bạn Thùy thân mến,

Thông thường vào khoảng 30 tháng, nghĩa là chưa được 3 tuổi thì đó chỉ có thể là răng sữa vì răng sữa mọc trong khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi. Có thể là chị xác định nhầm vì để xác định răng vĩnh viễn hay răng sữa không chỉ dựa vào đếm răng (vì có nhiều trẻ có răng dư là hiện tượng cũng thường gặp) mà phải dựa vào hình dạng, màu sắc… để phân biệt do răng sữa và vĩnh viễn có những đặc điểm về hình dạng rất khác nhau.

Tuy nhiên tôi đã từng gặp 1 bé gái mà mẹ bé nói rằng mọc răng sữa từ 2 tháng, mọc răng vĩnh viễn từ 3 tuổi, thực hư thì không biết nhưng đúng là lúc đến thì răng bé bị lung lay rất sớm so với lý thuyết. Tất nhiên là bé gái đó rất khỏe mạnh, bình thường, bạn không cần phải lo lắng quá nhé. Nếu thật sự đó là răng vĩnh viễn, bạn nên đến bác sĩ để tư vấn thêm về cách giữ vệ sinh răng miệng cho bé vì ở tuổi này còn uống sữa, ăn kẹo… rất dễ sâu răng vĩnh viễn, nếu để sâu quá phải nhổ thì không tốt tí nào.

Tuy nhiên phải thường xuyên theo dõi để phát hiện những răng mọc lệch lạc để có hướng chỉnh nha niềng răng, phục hình răng tại cái trung tâm nha khoa thẩm mỹ đúng lúc!!!

Read More...

Sưng mủ sau khi nhổ răng - Làm thế nào và cách điều trị

Cách đây gần 3 tuần em có nhổ răng. Em có mang răng tạm thời nhưng cách đây 2 ngày em thấy có mủ ở bên trong. Vậy em nên làm gì?



Bạn Nguyet Tran thân mến,

Thông thường sau 1 tuần thì ổ răng nhổ đã lành rồi, sau 3 tuần thì thịt cũng đã đầy lên và chắc chắn là không có mủ hay máu chảy ra. Nếu ổ răng chưa lấp đầy và có mủ bên trong, chắc chắn là chỗ nhổ răngcủa bạn có 1 vật lạ bên trong gây nhiễm trùng nên mới không lành được.

Vật lạ có thể là vôi răng rơi vào, chân răng nhổ sót, mảnh răng còn sót hoặc thức ăn dính vào trong lỗ hổng. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem nguyên nhân vì sao có mủ, sau khi vật lạ được lấy ra, vết thương được rửa sạch, chắc chắn nó sẽ lành lại bình thường.

Read More...

Chảy máu răng? Có đáng quan tâm không?

Tôi bị chảy máu răng hàm trên khi lấy lưỡi dít sâu vào chân răng, nhưng không có cảm giác bị đau gì hết. Bệnh có nguy hiểm không?



Tôi thường xuyên bị chảy máu răng hàm trên khi lấy lưỡi dít sâu vào chân răng, nhưng không có cảm giác bị đau gì hết. Bệnh có nguy hiểm không? Và chữa bệnh như thế nào?

Bạn Ngọc thân mến,

Theo thư bạn mô tả, AloBacsi không biết là ngoài biểu hiện chảy máu chân răng ra, tại nướu răng của bạn có gì bất thường không (như xuất hiện vết loét, hay xuất hiện các nụ sùi nhỏ gây chảy máu khi đụng vào…), ngoài ra, trên người bạn có xuất hiện các mảng bầm máu khi va chạm nhẹ không?…

Nếu chỉ có chảy máu chân răng đơn thuần thôi thì AloBacsi nghĩ bạn bị viêm nha chu, nguyên nhân hay gặp nhất là do vôi răng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đi cạo vôi răng 6 tháng/ lần.

Ngoài ra bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi… Nếu cần bạn có thể uống thêm Rutin C 2 viên x 2 lần /ngày.

Nếu sau khi đã áp dụng những cách trên mà chảy máu chân răng vẫn không hết thì bạn phải đi khám BS chuyên khoa Răng hàm mặt, nếu cần BS sẽ cho bạn làm thêm 1 số xét nghiệm máu để kiểm tra.

Thường xuyên đi khám răng miệng, trám răng thường xuyên để đc các bác sĩ nha khoa thẩm mỹ tư vấn tận tình hơn!!!

Read More...