Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Mẹo hay cho nụ cười rạng rỡ

Hàm răng trắng bóng chính là bí quyết để tạo nên một nụ cười đẹp. Đó cũng là mong muốn của nhiều người và dưới đây là các bí quyết vô cùng đơn giản, giúp bạn có được một nụ cười tỏa sáng.

Nước cốt chanh. Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh với một chút muối hoặc chút bột soda và xoa hỗn hợp này trên răng của bạn tuần vài lần, kết quả bạn sẽ thấy ngay được.

Dầu ô liu. Dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch nhúng vào dầu ô liu và chà xát lên răng, những mảng bám ố vàng sẽ được đánh bay trong vài phút.

Vỏ cam. Vỏ cam cũng là một loại thuốc làm trắng răng tự nhiên. Rất đơn giản bằng cách chà trực tiếp phần bên trong vỏ cam để làm trắng răng.

Giấm. Đánh răng bằng giấm trắng và sau đó súc miệng bằng nước lạnh. Thực hiện như thế đều đặn, nhiều lần, hàm răng sẽ trở nên trắng đẹp.

Dâu tây. Chà dâu tây lên răng và để trong vòng 5 phút, làm nó vài lần trong một tuần hàm răng bạn sẽ bóng hơn, giảm hẳn những mảng ố xỉn màu.

Mía. Ngoài tác dụng bổ dưỡng, mía còn giúp hàm răng trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, bã mía chà đi chà lại trên răng, giúp răng trắng sạch.

Cau. Đây là cách dân gian của ông bà truyền lại nhưng cũng khá hiệu quả. Dùng miếng cau bổ tư chà kĩ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch.

Kem đánh răng tự làm. Một cách làm trắng răng an toàn và hiệu quả khác là sử dụng kem đánh răng tự chế biến. Dùng 3 thìa nước oxy già, 2 thìa bột sô đa, 1/2 thìa cà phê muối và một ít kem đánh răng. Sử dụng hỗn hợp này đánh răng trong khoảng vài phút, sau đó, súc miệng bằng nước sạch.

Lưu ý: Luôn luôn tránh các loại thức uống có hại cho men răng như: rượu vang đỏ, nước ngọt, cà phê, chè. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hút thuốc lá vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm thay đổi màu răng của bạn nhanh nhất.

Cát Yên
(Theo Thenewbeauty)

Read More...

Bàn chải đánh răng thông minh có giá hơn... 6 triệu đồng?

Năm 2007, Oral-B đã cho ra mắt một chiếc bàn chải đánh răng có một màn hình để thông báo cho người dùng biết khi răng của họ đã được chải sạch. Và dự kiến hãng sẽ cho ra mắt một bàn chải đánh răng thông minh mới tích hợp nhiều công nghệ cao hơn trong mùa hè năm nay.



Chiếc bàn chải đánh răng thông minh mới này sẽ được lên kệ dưới nhãn hiệu P&G Oral-B vào tháng 6/2014. Nó sẽ được trang bị kết nối Bluetooth 4.0, giúp nó kết nối tới một ứng dụng trên smartphone của bạn. Ứng dụng được lập trình để nha sĩ có thể giúp đỡ người dùng.

Ý tưởng của sản phẩm là cho phép nha sĩ chỉ cho người dùng vị trí trong răng/miệng mà họ cần vệ sinh hơn nhiều hơn. Ứng dụng có thể sẽ hướng dẫn người dùng trực tiếp khi họ đánh răng. Oral-B dự tính sẽ công bố bàn chải đánh răng thông minh này tại MWC 2014 diễn ra ở Tây Ban Nha trong tuần tới.

Ứng dụng chạy trên smartphone sẽ hiển thị quá trình đánh răng trong thời gian thực và cho người dùng biết khi nào nên di chuyển tới một phần khác trong miệng. Ứng dụng này cũng sẽ cảnh báo cho người dùng biết nếu họ đánh răng quá mạnh. Mức giá của chiếc bàn chải đánh răng thông minh này không hề rẻ, dự kiến nó sẽ được bán với giá 219 EUR (khoảng 6,38 triệu đồng) tại thị trường Châu Âu.

Như vậy, năm nay chúng ta đã thấy xu hướng "thông minh" bùng nổ, từ nhà thông minh cho đến các thiết bị đeo thông minh, giường thông minh, bát thông minh và giờ là... bàn chải đánh răng thông minh.

Hoàng Kỷ
Theo SlashGear

Read More...

Lười đánh răng và những nguy cơ tiềm ẩn

Lười đánh răng, đánh răng chưa sạch không chỉ gây nên chứng bệnh hôi miệng, viêm nướu mà nó còn phát sinh thêm nhiều chứng bệnh khác…


ảnh minh họa

Tại sao vi khuẩn lại tồn tại trong miệng? Tất cả là bởi thói quen lười đánh răng và không giữ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ.

Dưới đây là một số bệnh có liên quan mật thiết tới vấn đề vệ sinh răng miệng.

1. Bệnh nha chu

Nếu không giữ cho khoang miệng sạch sẽ, bạn sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nha chu hoặc viêm nướu (nướu đỏ, sưng và chảy máu). Khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể phá hủy cả các mô nướu và xương hỗ trợ răng.

2. Bệnh viêm màng tim

Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu.

Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh như bệnh tim, động mạch bị tắc và đột quỵ.

4. Suy giảm trí nhớ

Sức khỏe răng miệng xấu không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại và khó khăn trong việc hoàn thành chức năng của chúng. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc mất trí nhớ.

5. Bệnh tiểu đường

Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người kém vệ sinh răng miệng. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ bị tiểu đường của họ càng tăng cao.

6. Khó khăn trong việc thụ thai

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Hiệp hội phôi học và sinh sản người châu Âu cho rằng phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

7. Biến chứng thai kì

Phụ nữ bị bệnh nướu răng sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non... Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.

8. Ung thư

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém và một số loại ung thư, bao gồm ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi... Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.

9: Bệnh về phổi

Bệnh nha chu có thể làm cho bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hơn, vì nó làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi lên gấp nhiều lần.

10. Béo phì

Nếu đã bị bệnh về nướu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng tích tụ và tăng cao hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người Bị bệnh răng miệng lại thường bị béo phì.

11. Rối loạn cương dương

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Inonu (Thổ Nhĩ Kỳ) được đăng trên tạp chí Journal of Sexual Medicine (Tạp chí Y học tình dục) thì những người đàn ông bỏ bê việc chăm sóc răng miệng có khả năng bị rối loạn cương dương gấp ba lần bình thường.

12. Tăng nguy cơ ung thư

Theo giải thích của các nhà khoa học, lượng vi khuẩn trong miệng nhiều ở những người có chỉ số cao răng cao có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra chất sinh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, họ cần nghiên cứu sâu hơn để chứng minh cao răng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Read More...

Rắc rối tiền bảo hiểm trám răng

Một phía bảo là trám răng thẩm mỹ nên phải được bảo hiểm chi trả ngay, còn phía kia nói là điều trị bệnh lý nên không được bảo hiểm.

Bà Nguyễn Phúc Thủy Hiền (ngụ phường 14, quận 10, TP.HCM) phản ánh, bà được công ty mua bảo hiểm, trong đó có gói bảo hiểm bổ sung gồm điều trị ngoại trú và điều trị nha khoa.

Giữa năm 2013, bà Hiền đi trám răng thẩm mỹ và mài chỉnh răng hết hơn 1,4 triệu đồng. Bà cho rằng đây là điều trị nha khoa thẩm mỹ vì nó là biện pháp y khoa làm thay đổi hình dáng, cấu trúc, màu sắc bộ phận cơ thể và thuộc danh mục được bảo hiểm chi trả theo gói bảo hiểm bổ sung nêu trên. Từ nhận định đó, bà Hiền gửi hồ sơ đến yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán ngay tiền bồi thường.



Tuy nhiên, công ty bảo hiểm đã từ chối. Phía này lập luận trám và mài răng xếp vào dạng điều trị bệnh lý nên phải đúng thời hạn mới được bảo hiểm.

Bà Hiền không chấp nhận quan điểm này nên khiếu nại. Ngày 20-8-2013, công ty bảo hiểm có văn bản trả lời trường hợp của bà Hiền không được thanh toán. Bởi theo hợp đồng, công ty chỉ thanh toán các chi phí phát sinh sau 30 ngày khi hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng của bà Hiền có hiệu lực từ 10-6-2013 trong khi bà Hiền khám răng ngày 15 và 22-6-2013, vẫn còn nằm trong thời hạn 30 ngày nên vẫn không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Bà Hiền lại bảo thời gian chờ 30 ngày chỉ áp dụng cho trường hợp ốm đau bệnh tật, không áp dụng cho điều trị thẩm mỹ như của bà. Công ty không thể đánh đồng điều trị nha khoa thẩm mỹ giống điều trị ốm đau bệnh tật để né trách nhiệm.

Ngày 2-1, phía bảo hiểm cho biết bác sĩ trực tiếp điều trị cho bà Hiền khẳng định việc trám răng và mài chỉnh răng của bà Hiền là do nguyên nhân bệnh lý (sâu và mẻ răng) nên bảo hiểm không thanh toán theo như lập luận phía này đã nêu trước đó. Nhưng vì bà Hiền khiếu nại, công ty thấy phiền nên chấp nhận trả cho bà 1,4 triệu đồng.

Mới đây công ty bảo hiểm đã chuyển hơn 1,4 triệu đồng vào tài khoản của bà Hiền nhưng bà đã nhờ ngân hàng chuyển trả lại. Theo bà, nếu phía công ty không thừa nhận mình từ chối bồi thường là sai và không có hình thức xin lỗi bà thì bà sẽ khởi kiện...

THANH TÙNG

Phải làm rõ làm thẩm mỹ hay trị bệnh lý

Theo tôi, trong gói bảo hiểm bổ sung giữa công ty của bà Hiền và công ty bảo hiểm quy định bảo hiểm có trong trường hợp điều trị nha khoa thẩm mỹ. Vấn đề mấu chốt là phải làm rõ đây là trám răng thẩm mỹ hay điều trị bệnh lý. Nếu thực tế việc trám, chỉnh răng chỉ đơn thuần là làm thay đổi hình dạng, màu sắc men răng… thì đó là thẩm mỹ thông thường và thuộc trường hợp được bảo hiểm ngay theo hợp đồng mà không cần chờ 30 ngày. Nếu bà Hiền khởi kiện thì bản chất của việc trám, chỉnh răng sẽ được tòa làm rõ thông qua các giám định chuyên môn. Trên cơ sở đó dễ dàng biết được ai đúng, ai sai.

TS NGUYỄN THỊ THỦY, giảng viên khoa Luật thương mại, Trường ĐH Luật TP.HCM

Read More...

Những lưu ý cơ bản về răng miệng trẻ em

Dưới đây là một số thông tin thú vị khác về răng của bé có thể cha mẹ chưa biết:

1. Những ngày đầu tiên của răng sữa

Những chiếc răng sữa bé xíu cần được bảo vệ cẩn thận ngay từ những ngày đầu tiên. Cha mẹ nào cũng mong chờ những chiếc răng đầu tiên của con mọc lên vào khoảng tháng thứ 6 sau sinh. Nhưng không nhiều cha mẹ biết, “những ngày đầu tiên” của răng sữa chính là lúc mầm răng được hình thành.

Giai đoạn mầm răng sữa bắt đầu vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trong bào thai. Giai đoạn mầm răng của răng vĩnh viễn bắt đầu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5. Mầm răng phát triển tốt sẽ giúp răng bé chắc khỏe, về sau này sẽ khó bị sâu răng hơn.

Vì vậy, để bảo vệ răng cho con, các mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống ngay từ khi biết mình có thai, thậm chí từ khi có ý định có thai. Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhiều canxi và vitamin D. Đặc biệt dành thời gian khoảng 10 phút mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tốt nhất là sáng sớm trước 8h) để có đủ lượng vitamin D cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể.

2. Chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của con

Nhiều người cho rằng khi nào bé bắt đầu thay răng sữa thì mới mọc răng vĩnh viễn. Thực tế, chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của bé mọc lên không thay thế cho răng sữa nào. Đó là răng số 6 mọc phía trong nhất so với các răng sữa. Răng này thường mọc khi bé khoảng 6 tuổi nên còn được gọi là răng 6 tuổi. Đặc biệt răng nằm trong sâu nên nếu không để ý, đến lúc bé bị đau răng, cha mẹ mới phát hiện thì ra răng đã sâu nặng rồi. Do là răng vĩnh viễn không có răng nào thay thế nữa nên cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc răng cho bé tốt hơn, đảm bảo cả răng sữa và răng vĩnh viễn của bé không bị sâu và luôn chắc khỏe.




3. Thói quen thở bằng miệng của bé

Một số bé bị viêm họng, V.A, viêm mũi xoang làm cho nghẹt mũi, phải thở miệng. Đến khi hết bệnh, bé vẫn có thói quen thở miệng nhiều hơn thở bằng mũi sẽ làm ảnh hưởng để hàm răng. Khi thở miệng, môi và lưỡi không ở thế cân bằng sẽ khiến cho răng hàm trên có xu hướng hô ra phía trước. Vì vậy, đảm bảo chăm sóc sức khỏe của bé để không viêm nhiễm đường hô hấp cũng là một việc quan trọng trong chăm sóc răng miệng cho trẻ.

4. Thói quen nuốt – đẩy lưỡi của trẻ

Trẻ sơ sinh nuốt bằng cách đẩy lưỡi ra trước. Cách nuốt này dần được thay thế bằng cách nuốt đưa lưỡi lên trên giống của người lớn. Một số trẻ do rối loạn thần kinh cơ hoặc do lệch lạc răng hàm và bệnh lý vùng răng miệng, tai mũi họng làm xuất hiện thói quen đẩy lưỡi. Nếu không sớm được phát hiện và thay đổi thì sẽ gây ra tình trạng khớp cắn hở, vẩu cả hai hàm răng, ảnh hưởng không chỉ chức năng mà cả thẩm mỹ của bộ răng.

Cha mẹ cần để ý đến cách nuốt của con sau tuổi sơ sinh để phát hiện sớm và tìm đến tư vấn từ các bác sĩ răng hàm mặt. Bác sĩ sẽ đặt khí cụ hoặc hướng dẫn thói quen răng miệng đúng cho trẻ để thay đổi dần thói quen đẩy lưỡi này.

Read More...

Dễ rối loạn cương dương khi mắc bệnh răng miệng

Nhiều người sẽ ngạc nhiên và không tin rằng khi mắc bệnh răng miệng thì rất dễ bị rối loạn cương dương. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu gần cho hay số người mắc bệnh răng miệng dễ bị rối loạn cương dương cao gấp 3 lần người bình thường.


ảnh minh họa

Các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ đã làm một cuộc khảo sát so sánh giữa 80 người đàn ông trong độ tuổi 30-40 mắc chứng rối loạn cương dương với 82 người bình thường khác. Kết quả cho thấy rằng 53% nam giới bị viêm nướu bị rối loạn cương dương, trong khi nam giới không mắc bệnh răng miệng mà chỉ bị rối loạn cương dương chiếm 23%. Ngoài ra, cuộc khảo sát còn cho thấy, những nam giới mắc bệnh nha chu dễ mắc các vấn đề về cương dương cao gấp 3,29 lần so với người thường.

Bác sĩ Faith Oguz của Đại học Inonu ở Thổ Nhĩ Kỳ – người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Rối loạn cương dương là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 150 triệu đàn ông trên thế giới. 2/3 trong số các trường hợp này có nguyên nhân là do các yếu tố sức khỏe như vấn đề về tim mạch. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh viêm nha chu là nguyên nhân mở đường cho những căn bệnh khác về mạch máu, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành – một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương”.

Nhóm nghiên cứu giải thích rằng khi đàn ông mắc bệnh về lợi, vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào máu của họ. Sau khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới mạch máu, khiến mạch máu trở nên xơ cứng và hẹp. Khi mạch máu trở nên hẹp và xơ cứng sẽ làm tăng nguy mắc chứng rối loạn cương dương. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng chứng rối loạn cương dương cũng là dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.

Rối loạn cương dương là một vấn đề y tế công cộng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khoảng 150 triệu người đàn ông trên toàn thế giới và các đối tác của họ. Yếu tố vật lý là nguyên nhân của khoảng gần 2/3 trường hợp, chủ yếu là do vấn đề với các mạch máu, các vấn đề tâm lý như căng thẳng tinh thần và trầm cảm. Trong đó, viêm răng mãn tính có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tim mạch và điều này giải thích tại sao nó có liên quan tới chức năng cương dương. Viêm răng mãn tính là một nhóm các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra khi chúng ta không chú ý tới vệ sinh răng miệng. Khi vào máu, vi khuẩn tác động đến mạch máu, gây xơ cứng và hẹp mạch máu, làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương”.

Theo bác sĩ Oguz, rối loạn cương dương và bệnh viêm nha chu đều được gây ra bởi các nguyên nhân giống nhau như lão hóa, thuốc lá, tiểu đường và bệnh động mạch vành. Kết quả của cuộc nghiên cứu ủng hộ giả thuyết rằng bệnh viêm nha chu xuất hiện ở người bị rối loạn cương dương nhiều hơn so với người bình thường. Các bác sĩ nên xem đây là một trong những tác nhân để điều trị các vấn đề về cương dương cho nam giới.

Nhiều cuộc nghiên cứu khác nữa như tiến sĩ Nigel Carter, chủ tịch của Hiệp hội sức khỏe răng miệng Anh, nhận định: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh chảy máu chân răng có thể là một nguyên dẫn tới chứng rối loạn cương dương.”

Tiến sĩ Carter thuộc Hiệp hội Sức khỏe Răng miệng Anh khuyến nghị, nam giới nên chăm sóc sức khỏe răng miệng để phòng ngừa rối loạn cương dương và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách tốt nhất để chống lại các bệnh răng miệng là phòng ngừa và xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Theo ông, nên đánh răng hai lần mỗi ngày trong hai phút với kem đánh răng có fluoride, hạn chế thực phẩm và đồ uống ngọt kết hợp với khám răng định kỳ.

Read More...

Làm đẹp răng chỉ trong một ngày

Phòng khám nha khoa Elleven, ở London, nước Anh vừa tung ra dịch vụ làm đẹp răng chỉ trong vòng một ngày


Đây được coi là bước đột phá trong nha khoa hiện nay bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến của NASA.

Đầu tiên, bác sỹ sử dụng một chiếc camera đặc chế chụp khoang miệng của bệnh nhân. Sau đó, bức ảnh chụp 3D của hàm răng được đưa lên máy tính để chỉnh sửa hoàn hảo, rồi chuyển sang máy in.

Chỉ trong 7 phút, chiếc máy in đã có thể in ra hàm sứ bọc ngoài hoàn hảo. Các bác sỹ nha khoa mất khoảng 3-4 tiếng để bọc chúng vào hàm răng của bạn. Nhanh là vậy và tất nhiên giá cũng khá đắt, khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương hơn 300 triệu đồng Việt Nam).

Hiện phòng khám đã nhận được 70% khách đặt hàng ở nước ngoài, chủ yếu từ Trung Đông, Nga và Ấn Độ. Họ sẵn sàng đáp máy bay sang Anh để sở hữu hàm răng trắng bóng trong một ngày.

Theo Daily Mail

Read More...

Sau trám răng có bị ê buốt khi ăn uống?

Cháu bị sâu răng ở giữa 2 răng cửa, phải làm thế nào để chữa hết ạ? Cháu nghe nói có thể trám được nhưng sau khi trám có bị ê buốt khi ăn không, AloBacsi?

Thưa bác sĩ,

Cháu bị sâu răng ở giữa 2 răng cửa phải làm thế nào để chữa hết ạ? Cháu nghe nói có thể trám được nhưng sau khi trám có bị ê buốt khi ăn không? Miếng trám có độ bền là bao lâu? Vết đen ở kẽ răng đó làm cháu mất tự tin khi giao tiếp. (N.V Tính, 17 tuổi - mytru...@gmail.com)



Bạn Tính thân mến,

Sâu răng thì bắt buộc phải trám răng mới hết sâu được, sâu răng không bao giờ tự hết như đau bụng hay đau đầu... Đi trám răng lấy sạch phần mô răng bị sâu thì sẽ hết vết đen ngay bạn nhé.

Trám răng xong thường không bị ê buốt gì cả, tất nhiên vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ do răng bị kích thích, nhưng không thường xảy ra và cũng chỉ bị vài ngày thì hết.

Độ bền của miếng trám phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
  • - Thứ nhất là kích thước của lỗ sâu và miếng trám. Nếu lỗ sâu quá lớn khiến miếng trám lớn, phần răng thật còn lại không bao nhiêu nên không đủ mạnh để giữ miếng trám, khi đó nó sẽ dễ bị sút ra.
  • - Thứ hai là vị trí miếng trám, thường những miếng trám ở cổ răng, ở rìa cắn... thì dễ sút hơn do diện tích bám dính giữa miếng trám - mô răng thật không nhiều.
  • - Thứ ba là vệ sinh răng miệng của bạn, nếu bạn để răng sâu tái phát thì đương nhiên miếng trám sẽ bị sút ra ngay. Ngoài ra còn một số yếu tố phụ khác nữa có thể ảnh hưởng độ bền miếng trám.
Thân chào bạn,
BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Nghiến răng và những dấu hiệu không nên coi thường ở trẻ em

Nhiều người cứ nghĩ tật nghiến răng, mắt đổ ghèn hay chảy nước dãi là hiện tượng bình thường, nhưng đây có thể là dấu hiệu của bệnh.


Nghiến răng

Nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt răng một cách quá mức. Đây là dạng rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới năm tuổi.

BS Tạ Thị Trúc Mai - Phòng Răng Hàm Mặt, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, nguyên nhân gây nghiến răng đến nay vẫn chưa rõ, được quy là do yếu tố di truyền; suy nhược thần kinh, căng thẳng, lo âu quá mức; sốc tâm lý, bất thường trong giấc ngủ như gặp phải ác mộng; đang mắc một số bệnh về răng như viêm chân răng, viêm lợi nướu, bệnh nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương; đang mắc các bệnh do ký sinh trùng đường ruột như giun, sán; bệnh nhân đang sử dụng một số thuốc chống trầm cảm, an thần, suy nhược cơ thể; hoặc thói quen uống bia, rượu, hút thuốc lá…

Ở một số trường hợp, trẻ bị đau tai hoặc răng đang mọc, răng trên và răng dưới của trẻ không ăn khớp với nhau làm trẻ khó chịu, động tác nghiến răng làm trẻ dễ chịu hơn và trở thành thói quen. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất khi răng trẻ mọc đều, tai không còn đau.

Lực khi nghiến lớn gấp nhiều lần lực khi nhai nên sẽ gây ra âm thanh khó chịu, đánh thức cả người xung quanh. Nghiến quá chặt còn gây mòn răng, răng bị mất lớp men bảo vệ, để lộ ra lớp ngà của răng, khiến răng tăng độ nhạy cảm, nứt gãy răng hoặc cầu răng, lung lay hoặc rụng. Ngoài ra, nghiến răng còn gây đau hoặc tức cơ hàm, mở rộng các cơ quai hàm, đau tai do co thắt cơ hàm, nhức đầu, đau mặt do co cứng các cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, mặt biểu hiện mệt mỏi, gây khó khăn cho việc há miệng, nhai và nói chuyện. Ở trẻ, nghiến quá nhiều, các cơ hoạt động quá mức làm phì đại cơ cắn ở hai bên, có thể làm khuôn mặt bị mất cân xứng. Có một số trường hợp trẻ nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh, không đau và chỉ phát hiện khi khám răng do thấy vết mòn trên bề mặt răng sữa.

Theo BS Tạ Thị Trúc Mai, khi bị chứng nghiến răng, cần đi khám tại khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm hiểu nguyên nhân. Tùy vào mức độ tổn thương trên răng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Có thể phải mang máng nhai bằng nhựa mềm vào buổi tối để giữ răng không bị mòn hoặc mài bớt những điểm nhô trên răng để khớp cắn ăn khớp và đều nhau. Cần thay đổi lối sống, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên để giảm stress. Với trẻ nhỏ, thiếu canxi cũng có thể là nguyên nhân gây nghiến răng nên cần bổ sung đủ canxi, trò chuyện với trẻ trước khi ngủ để giúp trẻ bớt căng thẳng, sợ hãi, áp lực bài vở.

Chảy nước dãi



ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhân dân 115 lý giải, nước bọt được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi, được điều khiển bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Nước bọt có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn, giúp phát âm dễ dàng; làm sạch và sát trùng miệng; trung hòa một số chất có tác dụng kích thích mạnh để bảo vệ niêm mạc miệng.

Bình thường nước bọt được bài tiết khi bị kích thích bởi thức ăn, mùi vị, màu sắc món ăn, giờ giấc ăn, những lời nói, hình ảnh, ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt những thức ăn có tính kích thích. Ngoài ra, nước bọt còn tiết nhiều khi có những tổn thương về thần kinh (rối loạn thần kinh, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi, người bị suy nhược…), bệnh lý răng miệng (sâu răng, loét niêm mạc miệng, viêm họng...), tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản...), nội tiết, một số thuốc…

Nếu bị chảy nước dãi nhiều và thường xuyên nên đi khám các chuyên khoa tiêu hóa, thần kinh, tai mũi họng, răng hàm mặt... để biết chính xác nguyên nhân.

Mắt đổ ghèn



BS Nguyễn Phạm Trung Hiếu - giảng viên Bộ môn Mắt, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, bộ phận bảo vệ mắt gồm: mí trên, mí dưới gồm hai điểm lệ (lỗ ghèn) trên và dưới tương ứng ở mí trên và mí dưới, và hệ thống tuyến nước mắt (tuyến lệ). Bình thường, tuyến lệ tiết ra nước mắt, sau khi làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng) sẽ đổ về hồ lệ. Lúc này, trở thành nước mắt dơ, sẽ thoát qua hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi, rồi thoát vào khoang mũi và xuống họng. Vì một lý do nào đó, còn thừa một phần nước mắt dơ hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn. Các lý do đó có thể do bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc... hoặc do sinh lý bình thường như nóng trong người, vệ sinh mắt kém, tác động của môi trường, phấn trang điểm, xà phòng...

Tuy nhiên, bỗng dưng ghèn đổ nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài từ hai-ba ngày trở lên có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc cấp (bệnh đau mắt đỏ, nhặm mắt), tắc lệ đạo (thường gặp ở trẻ sơ sinh).

Rất nhiều trường hợp, khi trẻ bị đổ ghèn, các bà mẹ chữa trị theo phương pháp dân gian bằng cách nhỏ nước chanh vào mắt. Cách làm này phản khoa học, bởi chanh chứa nhiều axit acetic, sẽ làm nồng độ pH thay đổi, có thể gây tổn thương, bỏng giác mạc, viêm kết mạc.

“Khi bị đổ ghèn nhiều hơn bình thường trên một tuần, cần đến bác sĩ khám để tìm hiểu nguyên nhân, vì một số trường hợp có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Nên làm sạch ghèn bằng cách dùng bông gòn sạch, nhúng vào nước sạch rồi lau rửa mắt một cách nhẹ nhàng; hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ rửa mắt, từ ba-bốn lần trở lên/ngày. Tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc nhỏ chanh theo phương pháp dân gian trên” - BS Nguyễn Phạm Trung Hiếu khuyến cáo.

Read More...

Chế độ ăn cho hàm răng trẻ được chắc khỏe

Một chế độ ăn đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, có lợi cho răng sẽ giúp trẻ em có được hàm răng chắc khỏe mỗi ngày.


ảnh minh họa

Thực phẩm giàu Carbonhydrate tổng hợp

Có nhiều trong gạo, khoai tây, bánh mỳ, bột mỳ…Tuy nhiên carbonhydrate có thể gây ra sâu răng vì nó là nguồn năng lượng cho chúng ta cũng như cho các vi khuẩn, vì vậy bạn nên ăn một số thực phẩm từ sữa (đặc biệt là pho mát) và ăn các thức ăn có chứa nhóm các hóa chất gọi là cồn đường (như chuối, yến mạch, ngô, dâu tây, và kẹo cao su xylitol) trong hầu hết các bữa ăn vì chúng có thể phòng ngừa sâu răng và cung cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng và phục hồi răng lợi.

Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Vì canxi là dưỡng chất thiết yếu cho răng và hệ xương phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ thiếu can – xi ở giai đoạn hình thành men và ngà răng sẽ khiến răng giòn, gãy và dễ bị vi khuẩn tấn công;

Ở trẻ em, do lượng can-xi dự trữ không nhiều bằng người lớn nên cần phải bổ sung hàng ngày. Nhu cầu can-xi ở trẻ dưới bảy tuổi là 500 mg/ngày và của trẻ dưới 11 tuổi là 700 mg/ngày. Chính vì vậy, bạn cần phải bổ sung canxi vào chế độ ăn hàng ngày của các bé thật hợp lý nhứ sau:

Trong thời gian mang thai, bạn cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, các loại hải sản,…), sữa canxi và các viên uống tổng hợp để thai nhi hấp thụ lượng canxi từ cơ thể mẹ nhé;

Khi bé vừa chào đời: Bạn cần phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tất nhiên không thể thiếu các thực phẩm giàu canxi nhé, luýc này cơ thể bé sẽ được hấp thu dưỡng chất canxi từ sữa mẹ đấy;

Khi bé 5 - 6 tháng tuổi: Lúc này, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên: Bạn vẫn tiếp tục cho bé bú bằng sữa mẹ và bổ sung vào chế độ ăn dăm của bé sữa công thức có chứa canxi và một số thực phẩm giàu canxi nhé;

Khi bé trên 1 tuổi: Bạn cần cho bé uống sữa chứa hàm lượng canxi hàng ngày, bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi đặc biệt là sữa tươi nguyên kem hay sữa chua giàu probiotic có lợi giúp hạn chế sâu răng và viêm nướu cho bé. Không những thế các dưỡng chất này còn giúp bé yêu phát triển chiều cao rất hiệu quả.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa dinh dưỡng, sữa đậu nành, các loại rau họ cải như cải xanh, cải thìa, cải chíp, các loại hải sản như cá nhỏ có thể ăn cả xương, cua biển, ngêu, sò, ốc, hến, tôm, ghẹ,…

Thực phẩm giàu vitaminC, vitamin D , vitamin E và B1

Vitamin D là loại dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hấp thu can-xi và phốt-pho ở ruột non đồng thời nó còn tham gia vào quá trình củng cố, tạo độ chắc, bền cho răng rất hiệu quả. Riêng với răng, nếu trẻ thiếu vitamin D, răng bé sẽ phát triển kém như răng mềm, mọc chậm, răng vẩu và xô lệch, ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp thẩm mỹ của bé. Vitamin D chủ yếu có ở thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa, gan cá thu, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, lòng đỏ trứng, sữa chua, thịt lợn và ánh sáng mặt trời;

Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành, tái tạo và củng cố các tế bào răng. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang,…. Bạn có thể cho bé ăn ngay các thực phẩm này khi bé bắt đầu biết ăn dặm nhé.

Vitamin B1 có tác dụng củng cố, làm chắc răng, chống sứt mẻ, sâu răng rất hiệu quả. Loại vitamin thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên gạo. Tuy nhiên, khi chế biến các thực phẩm này bạn nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến, việc hâm đi hâm lại thức ăn sẽ khiến vitamin B1 bị mất đi đấy nhé.

Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành và trong một số loại rau củ như rau dền, củ su hào…Vitamin E cũng đóng góp một phần vào sự duy trì sức khỏe răng.



Thực phẩm chứa flour

Chất flour có thể ngấm vào men răng làm cho răng cứng chắc hơn, ngăn cản sự phá hủy của a-xít trong thức ăn, từ đó tránh được sâu răng, mòn cổ răng;

Thức ăn giàu flour gồm cá, sữa tươi, gan, trứng. Khi bé lớn, bạn có thể cho bé uống một ly trà xanh loãng mỗi ngày vì trong trà xanh có một chất hóa học giúp hạn chế sự hình thành vôi răng.

Nhưng bạn cũng nên lưu ý không nên cho bé uống nước chè xanh đặc hay dùng nước súc miệng có hàm lượng flour đậm đặc, nó sẽ khiến răng bé bị ố đi đấy. Mức flour cho phép là 5mg/1 lít bạn nhé.

Read More...

Ký ức răng đen

Cái thời của bà, cứ phải răng đen mới đẹp, đó là "khuôn vàng thước ngọc" rồi, cấm bàn cãi...


Ảnh tự search

Thế nên, khi mẹ mới 14, 15 tuổi là bà ngoại đã cho nhuộm răng đen ngay. Nhuộm răng công phu lắm, bao giờ phải đen nhánh hạt tuyền mới đạt yêu cầu. Nhuộm răng ít nhất phải ba lần mới xong, mỗi lần ấy mẹ - một cô bé con lại sợ chết khiếp vì phải chịu đau, phải kiêng khem ăn uống.

Nhìn chúng bạn gặm ngô, nhai mía mà thèm chảy nước miếng. Bà Ngoại biết nỗi thèm ấy nên "thiết quân luật" cấm đi chơi, cấm bạn bè đến, cấm ăn vặt. "Trời ạ, cứ ăn những thứ ấy vào có bằng giết tôi, nó thì phá hỏng hết cả thuốc còn chưa kịp ăn răng, hàm răng phải đen nhánh chứ không lại chả có "ma" nào nó nhòm ngó đến nơi cho mà xem". Bà Ngoại tôi luôn đưa ra những lập luận không bẻ vào đâu được.

Chỉ bấy nhiêu thôi là mẹ đã sợ hết vía, răm rắp làm theo lời bà ngoại. Và cũng nhờ cái "thiết quân luật" ấy của bà cũng đem tới một kết quả... mĩ mãn, đấy là hàm răng mẹ luôn đen nhánh trước thời gian, không lung lay, rụng gãy.

Thời ấy, là con gái thì ai cũng nhuộm răng đen cả. Vì thế mà có hội, cùng chia sẻ cho nhau kinh nghiệm kiêng khem để có hàm răng đẹp, khỏe. Nào là phải ngậm nước chanh suýt nữa thì... chảy máu cả chân răng, nào là dùng cau khô đánh răng đi đánh răng lại khiến răng suýt nữa thì lung lay sắp rụng cả hàm. Rồi thì đắp thuốc cả đêm, chỉ được húp cháo, thức ăn chỉ được nuốt chửng suốt cả tuần lễ.

Cái thời xưa ấy, nhuộm răng đen là thể hiện cái lề lối gia giáo của người con gái. Cô nào cứ thử không chịu nhuộm răng đen bị chê ngay là lẳng lơ, thậm chí còn bị mắng nặng lời như "răng trắng ởn như răng... chó luộc ấy". Thậm chí, theo lời bà kể thì ngày xưa, nhuộm răng đen còn thể hiện lòng yêu nước, yêu dòng máy Lạc Hồng "răng đen tóc dài".

Mẹ tôi còn nhớ rõ, ngày Tết mà gặp nhau, cô nào có hàm răng không đen nhánh là thua kém chị em. Đi chúc Tết, có hàm răng đen nhánh, đều tăm tắp quả là niềm tự hào không nhỏ!

Một ngày nào đó, cõ lẽ người phụ nữ với hàm răng đen nhánh chỉ có trên những tấm ảnh tư liệu. Chẳng biết có còn mùi hương nào nồng nàn như mùi trầu thuốc, hình ảnh nét cười phúc hậu nào như màu răng đen đánh thức ký ức tôi, đánh thức những miền nhớ sâu thẳm trong cõi lòng về những con người đã xa và sắp xa... đã đi qua và để lại dấu ấn không bao giờ mờ phai trong đời mình.

Gia đình Việt Nam

Read More...

Răng bị lộ tủy có nên nhổ trồng cái mới?

Em bị té xe và bị gãy 3 răng ở hàm dưới và đã lộ tủy răng. Bác sĩ cho em hỏi em có nên nhổ và trồng cái mới không? Mất khoảng bao lâu và chi phí là bao nhiêu cho việc trồng răng giả?


ảnh minh họa

Bạn Trang thân mến,

Vì sao bạn biết là đã lộ tủy răng? Vì nếu lộ tủy răng ra rồi thì tôi chắc chắn là bạn sẽ rất đau đớn, không bình tĩnh ngồi viết thư đâu mà sẽ ngay lập tức đến phòng nha khám răng.

Trong trường hợp thật sự bạn bị lộ tủy, bạn chỉ cần lấy tủy rồi trám lại, vừa hết đau, vừa giữ được răng. Trong trường hợp không lộ tủy thì bạn chỉ cần trám răng là đủ.

Răng trừ khi nào quá tệ không thể giữ được nữa mới phải nhổ, còn trong mọi trường hợp nhổ răng không phải là cách tốt nhất bạn nhé.

Read More...

Kỳ tích bàn chải đánh răng

Có lẽ không nhiều người biết hoặc tin rằng lịch sử bàn chải đánh răng gắn với nghi lễ tôn giáo và truyền thống văn hóa, cùng sự sáng tạo nghệ thuật và phát triển khoa học cũng như vệ sinh răng và cái bàn chải đánh dấu sự phát triển văn minh của loài người.

Tín hiệu của... tình yêu?

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số dụng cụ làm sạch răng cách đây 7.000 năm ở Ai Cập. Bàn chải đánh răng là mối nối duyên ở bộ tộc Sidama vùng Nam Ethiopie trong ngày lễ đón năm mới vào tháng 9. Trai gái mang theo bàn chải đánh răng làm bằng cọng cây. Khi thích cô gái nào, chàng trai luồn vào bàn tay cô đó cái bàn chải. Cô gái phải lòng tìm cách dúi bàn chải cho người đàn ông này. Đầu bàn chải tòe ra cọ vào lòng bàn tay như mèo đực dụi lông vào mèo cái. Bàn chải đánh răng trao nhau tức là tín hiệu răng miệng đã sạch sẽ, sẵn sàng đón nhận, tặng nhau cái hôn nồng thắm. Một bộ tộc thời Roma bắt nô lệ đánh răng cho mình như nghi lễ tôn giáo chứng minh cho sự chiến thắng. Một số bộ tộc Tây Nguyên còn cà răng cửa để chứng minh lòng dũng cảm khi trưởng thành.

Phong tục vệ sinh răng rất khác nhau ở các nước. Người châu Âu ăn sáng xong mới đánh răng, người châu Á lại đánh răng ngay lúc ngủ dậy. Người châu Á có thể do nghèo nên ăn xong vẫn cảm thấy thòm thèm, họ thích thưởng thức dư âm hương vị đọng ở đầu lưỡi? Trước khi ăn sáng, họ muốn đánh răng sạch để hưởng trọn vẹn hương vị thức ăn (không bị trộn bẩn mùi vị tồn đọng của hôm qua), để mùi thơm thức ăn đọng trên lưỡi chăng?


Làm miswak, một loại bàn chải răng cổ xưa

Mỗi dân tộc có cách vệ sinh răng riêng. Tổ tiên loài người làm sạch răng bằng cọng cây và nhai lá cây khác nhau tùy bộ tộc. Ở Ấn Độ, châu Phi, Trung Cận Đông xưa dùng loài cọng cây làm bàn chải. Bàn chải này có tên là miswak, có từ 7.000 trước, làm bằng gỗ cây Arak, người Pháp gọi là “cây đánh răng”. Cây này mọc nhiều ở châu Phi, Ấn Độ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần của cây có chất kháng sinh, vitamin C làm sạch răng và đỡ chảy máu chân răng. Hiện nay, loại cây đánh răng này vẫn còn dùng ở một số bộ tộc châu Phi và bán ở tiệm thuốc hay ở chợ. Trước khi dùng, người cẩn thận ngâm cọng này vào nước ấm, hay nước hoa hồng vài giờ cho mềm đầu tòe để vừa thơm và vệ sinh. Loại bàn chải này phổ biến thế kỷ 15, được cho là bàn chải đánh răng đầu tiên của loài người.

Người châu Âu dùng lông gia cầm, lông đuôi ngựa làm sạch răng. Cái lông chim, lông ngỗng cũng giống bàn chải đánh răng. Năm 1455, vợ chồng bá tước Orléans đã sử dụng lông thú để làm sạch răng.

Dựa theo từ điển Bách khoa toàn thư, Trung Quốc, một số nhà nghiên cứu cho rằng Tàu là nơi sinh ra bàn chải đầu tiên bằng tơ tằm vào năm 1498, sau thay bằng lông lợn lòi đính thẳng trên cán gỗ nhỏ.

Bàn chải đánh răng được nâng niu như một tác phẩm nghệ thuật và là quà quý ở thế kỷ 16. Năm 1570, Đại sứ Tây Ban Nha dâng lên triều đình Pháp một món quà quý là bàn chải bằng lông lợn lòi. Thế kỷ 18, bàn chải được William Addis người Anh sản xuất hàng loạt đầu tiên và đem cung cấp cho Hoàng gia Anh (thời vua George đệ tứ). Ở Pháp, Napoléon là người thích chăm sóc bản thân, rất quan tâm đến bàn chải đánh răng. Bảo tàng Carnavalet ở Pháp còn lưu cái bàn chải của Napoléon với trang trí hoa văn cầu kỳ, còn bàn chải đánh răng của Joséphine nằm ở lâu đài La Malmaison. Dần dần, bàn chải đánh răng thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học. Bàn chải làm bằng nilon, cán bằng nhựa. Ngày nay, có rất nhiều kiểu các bàn chải, bàn chải điện, bàn chải đổi màu theo giờ để trẻ em đánh răng cho sạch. Bàn chải cũng chia làm nhiều loại mềm, cứng, vừa phải. Năm 1956, châu Âu đã sản xuất máy đánh răng, cạo lưỡi; giờ có bàn chải đánh răng bằng pin, máy xịt răng.

H. N. Wadsworth là người Mỹ đầu tiên nộp bản quyền về bàn chải đánh răng. Ngày 14/12/1818, bản quyền về bàn chải đánh răng đầu tiên của Pháp được Naudin thay mặt nhóm đệ trình. Ngày 26/1/1819, Naudin de Gay Lussac ký chính thức công nhận. Bản quyền ghi rõ kính thước và kiểu cách. Xưởng bàn chải đánh răng Pháp do Dupont quản lý bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1846 ở Beauvais. Hiện nay, có hơn 3.000 giấy xin chứng nhận bản quyền về bản chải đánh răng trên thế giới.

Chuyện cái bàn chải tưởng nhỏ, hoá ra cũng có bản quyền tác giả. Từ mấy thế kỷ nay, người ta đã có luật về quyền tác giả. Ở Việt Nam, cái gì cũng lơ mơ, bị cho là chuyện vặt. Người ta chỉ ghi chuyện đại sự. Chuyện bản quyền ở Việt Nam vì thế ở thế kỷ 21 vẫn còn... thảo luận trên báo chí. Chuyện đại sự như biên giới bây giờ vẫn còn tranh cãi vì thiếu ghi chép chi tiết “lặt vặt” trong khi Tàu ghi cả phát minh bàn chải vào từ điển. Không nên coi thường những ghi chép lặt vặt. Chính cái vặt là tiền thân của cái lớn.



Bàn chải đánh răng của người Pháp có “kỳ tích” là dần xoá sổ tập tục nhuộm răng đen truyền thống của người Việt Nam

Và kỳ tích bàn chải đánh răng Pháp ở Việt Nam

Bàn chải đánh răng do người Pháp mang sang Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, khi nó được sản xuất hàng loạt cuối thế kỷ đó tại Pháp. Người Pháp đã mang văn minh “bàn chải đánh răng” sang Việt Nam, cùng đồ lót, xà phòng và báo chí. Thời đó, bàn chải đánh răng là một xa xỉ phẩm. Trước đó, người VN không đánh răng. Các cụ nhuộm răng đen, ăn trầu để giữ gìn răng và coi là cách làm tô đẹp khuôn mặt. Nhà thơ Hoàng Cầm đã tả nụ cười tươi của “Những cô hàng xén răng đen / Cười như mùa Thu tỏa nắng...” (Bên kia sông Đuống).

Ngày nay, việc ăn trầu, để răng đen đã và đang mất dần ở nước ta. Cái bàn chải đánh răng nhỏ bé đã thay đổi tập tục người Việt Nam có hơn 1.000 năm. Xưa răng trắng được coi là không đứng đắn, ở tuổi răng tương đối hoàn chỉnh, con gái phải đi nhuộm răng. Kỹ thuật nhuộm răng đen không đơn giản. Màu răng đen che được nhiều khuyết tật của răng như răng sâu, răng trắng không đều, răng ố vàng từ bẩm sinh. Nhai trầu là hình thức làm sạch răng của người Việt. Nước vôi có chất khử vi khuẩn, nhai nhiều sẽ làm tốt hàm răng. Ngày nay, ở nhà chung cư, đi tàu, xe buýt, máy bay, xe máy, xe đạp, việc nhổ nước trầu rất bất tiện và không văn minh, bẩn, thậm chí mùi hôi nếu để lâu trong ống nhổ. Xưa nhà tranh vách đất, xung quanh đất và vườn, các cụ đi đường có thể nhổ toẹt ra gốc tre, bụi cây. Bây giờ đường sá văn minh, nhà lát đá hoa, sàn vernie, đường trải nhựa, các cụ không thể đi đâu cũng nhổ bậy bạ hay vác theo ống nhổ. Nhiều khi đón khách, các cụ cứ nhai trầu, nước ứa ra không nói được vì chưa kịp nhổ nước trầu. Đôi lúc nước trầu rơi vào áo trông dơ và giặt không sạch. Văn minh phương Tây đã thay đổi quan niệm thẩm mỹ hàm răng. Phong tục nhai trầu, nhuộm răng đen gần như xóa sổ ở thành phố, nên ngay nhiều nhà đạo diễn phim ảnh, sân khấu Việt Nam hiện nay đôi khi (không rõ ẩu hay vội) sơ ý quên chi tiết “vặt” rằng các cụ xưa để răng đen, khi tái dựng nhân vật xưa mà răng trắng tinh.

Chiếc bàn chải đánh răng văn minh do Pháp mang đến đã làm một kỳ tích: Xóa bỏ tập tục nhai trầu và nhuộm răng đen ở Việt Nam. Văn minh tiến bộ dù nhỏ như cái bàn chải cũng có thể thay đổi những tập tục văn hóa lâu đời. Cái bàn chải đánh răng đã góp phần vào sự thay đổi tiến bộ của văn hóa Việt trong quá trình va chạm với văn hóa văn minh Pháp ở thế kỷ 20.TS Văn học Trần Thu Dung (Paris)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Read More...

Không nên tẩy trắng răng khi dưới 18 tuổi

Cháu Nguyễn Phương Uyên (17 tuổi ở Hà Nội) răng bị vàng xỉn. Vì muốn được xinh đẹp để đi chơi Tết nên cháu mua thuốc tẩy trắng răng về nhà tự làm. Không ngờ ra Tết, răng cháu không cải thiện được độ trắng là bao mà còn đau nhức, tê buốt mỗi khi ăn nóng hoặc lạnh.



Lời bàn: Một trong những khuyến cáo cho các trường hợp không tẩy răng là trẻ em dưới 18 tuổi. Ở độ tuổi này răng các em chưa hoàn thiện nên khi sử dụng thuốc tẩy có thể gặp phải những kích thích không đáng có như tê buốt, viêm nướu, sâu răng, tụt nướu…

Đặc biệt, sử dụng thuốc tẩy nhưng không được tư vấn của bác sĩ cũng không đúng. AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Hồng Nhung - Kiến thức

Read More...

5 chuyện lạ về răng trên thế giới

Người Ai Cập cổ đại dùng cành cây để đánh răng, còn kem đánh răng của họ là hỗn hợp gồm tro, vỏ trứng cháy và xương.

Dùng cành cây để đánh răng

Nhiều bằng chứng cho thấy từ xa xưa, những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ thô sơ làm từ cành cây để chải răng. Nhiều quốc gia vẫn sử dụng cành cây quế và cây xoan Ấn Độ để làm bàn chải vì chúng có tính kháng khuẩn. Chiếc bàn đầu tiên có hình dạng gần giống như ngày nay do người Trung Quốc phát minh với tay cầm bằng tre và phần chải răng bằng lông heo rừng. Còn kem đánh răng? Đó là một hỗn hợp gồm tro, vỏ trứng cháy, xương. Người xưa trộn chúng với nhau rồi nghiền nát.

“Ngày răng yêu” ở Trung Quốc

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc răng miệng, chính phủ Trung Quốc đã chọn ngày 20/9 hằng năm là “Ngày răng yêu” Vào ngày này, các nha sĩ sẽ áp dụng chương trình khuyến mãi dịch vụ nha khoa nhằm thu hút khách hàng. Chiến dịch đã kéo dài hàng chục năm qua và dẫn tới nhiều thành công trong việc khuyến khích người dân tới phòng khám nha khoa.


Ảnh minh họa: biolase.com

Nha sĩ bất đắc dĩ

Trước khi con người đạt trình độ cao trong lĩnh vực nha khoa, những người mắc các vấn đề về răng miệng không có cơ hội tiếp xúc với nha sĩ. Vào đầu thế kỷ 19, thợ rèn và thợ cắt tóc đảm nhận công việc của nha sĩ vì họ có những dụng cụ thích hợp để làm công việc nha khoa như nhổ răng hay chữa đau răng.


Ảnh minh họa: blogspot.com

Khủng hoảng nha khoa do nước ngọt

Thị trấn Appalachia - thuộc hạt Wise, bang Virginia, Mỹ - là vùng hẻo lánh, tách biệt với thế giới bên ngoài của Mỹ. Nhiều người nghèo sinh sống ở đây. Moutain Dew - nước ngọt có vị cam chanh do PepsiCo sản xuất- trở thành đồ uống chính thức của người dân sống tại dãy núi Appalachia do giá thành thấp, hương vị đặc biệt Việc người dân uống quá nhiều Moutain Dew đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng nha khoa nghiêm trọng tại khu vực. Các chính trị gia đã ngăn chặn khủng hoảng bằng cách ban hành lệnh cấm người dân mua nước giải khát bằng tem thực phẩm. Tuy nhiên, giải pháp không hiệu quả vì người dân Appalachia đã nghiện nước giải khát Mountain Dew.


Ảnh minh họa: prevention.com

Tập tục để răng rụng vào cốc nước

Tại nhiều nơi trên thế giới, khi một đứa trẻ thay răng, nó sẽ giấu chiếc răng dưới gối và để đổi lấy một số tiền do Tiên Răng để lại. Tuy nhiên, trẻ em tại các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha khi đến tuổi thay răng lại không làm như vậy. Ví dụ, trẻ em Argentina đặt chiếc rang rụng của chúng vào trong một cốc nước để chuột có thể đến uống và ban cho chúng chiếc răng mới. Truyền thống này bắt nguồn từ câu chuyện về nhân vật “Ratoncito Perez” hay chuột Perez do một vị linh mục sáng tạo ra theo yêu cầu của nhà vua nhân sự kiện hoàng tử thay răng lần đầu tiên.

Hải Anh

Read More...

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết

Những chiếc răng đầu tiên của bé được gọi là răng sữa, và hầu hết răng sữa thường xuất hiện theo một thứ tự nhất định. 

2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên khi bé được 6-10 tháng tuổi.

Xuất hiện tiếp theo là 2 chiếc răng cửa trên thường mọc vào tháng thứ 8-12. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương.

2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo mọc khi bé được 9- 13 tháng tuổi. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.

Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới. Hai răng này mọc khi bé được 10-16 tháng tuổi. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười.

Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13-19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.

Cũng như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng xuất hiện khi bé ở vào khoảng 14-18 tháng tuổi.

Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống. Có một thực tế thú vị là ngoài cái tên răng nanh, ở một số nơi, họ gọi hai chiếc răng này là răng chó.

Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé ở khoảng 17-23 tháng tuổi. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.

Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được khoảng 23-31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì bé đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.

Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi nhóc con nhà bạn ở khoảng 25-33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.

Read More...

3 vấn đề răng miệng thường gặp nhất của bé

Để giữ cho răng trẻ luôn thật đẹp, thật tốt, hãy bắt đầu một chế độ dành cho sức khỏe răng miệng của bé ngay từ bây giờ.

Khi có vấn đề về răng miệng có thể làm bé nhà bạn cảm thấy rất đau và khó chịu. Ba mẹ có những cách khác nhau để giúp bé tránh được vấn đề này, bắt đầu bằng các thói quen tốt có lợi cho răng. Dưới đây là một số vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở lứa tuổi 1-3 cùng với một số cách xử lý cho các mẹ.

Sâu răng do bú bình

Trẻ liên tục nhấm nháp sữa hoặc nước trái cây trong bình là một nguy cơ rất lớn dẫn đến răng bị sâu do đường trong các loại nước này sẽ bao lấy răng trẻ, làm cho chúng dễ bị hư dưới tác động của acid và vi khuẩn. Hàm răng trên rất dễ thương của trẻ lại chính là những chiếc răng dễ bị sâu nhất. Vì vậy, ba mẹ phải thường xuyên chú ý xem có vết trắng đục như phấn hay vết vàng trên răng bé hay không. Bất kỳ khi nào mẹ thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu trên thì ngay lập tức cần đưa bé đến gặp nha sĩ ngay nhé.




Giải pháp cho vấn đề này: luôn đánh răng cho bé trước khi đi ngủ. Nếu bé nhà bạn có thói quen cầm bình bú trước khi ngủ thì hãy thay sữa bằng nước lọc nhé. Trường hợp bé nhà bạn chưa mọc răng, bạn vẫn phải vệ sinh nướu cho bé sau khi ăn bằng cách dùng một miếng gạc hoặc khăn mềm ẩm, lau nhẹ nhàng nướu cho bé để loại bỏ vi khuẩn.

Sâu răng sữa

Sâu răng là do vi khuẩn ăn mòn men răng, gây sâu răng. Dần dần lỗ này sẽ ngày càng lớn hơn và sâu hơn. Đừng bỏ qua các lỗ sâu răng, dù rất nhỏ bởi vì răng sữa có vai trò rất quan trọng, chúng giúp giữ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Đồng thời, vi khuẩn từ răng sữa sâu có thể đi xuống các mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Nếu mẹ thấy răng bé có điểm trắng đục hoặc vàng nâu, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ. Nếu đây đúng là lỗ sâu, nha sĩ sẽ trám lại cho bé. Còn nếu bé nhà bạn than bị đau răng, hãy nhanh chóng đi kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiệu răng đã bị sâu tới lớp ngà, cần can thiệp của nha sĩ sâu hơn. Nếu răng trẻ bị sâu nghiêm trọng, có thể sẽ phải xử lý nội nha (chữa tủy).

Giải pháp cho vấn đề này: Tập thói quen cho trẻ đánh răng 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì đây là lúc vi khuẩn có nhiều thời gian phá hoại răng của bé hơn. Nếu bé nhà bạn chưa quen và không thích việc phải đánh răng, hãy biến việc đánh răng thành một trò chơi nhé. Bé sẽ thích thú hơn khi bạn và bé cùng tham gia trò chơi truy tìm các chú sâu trong răng. Cùng dùng vũ khí là chiếc bàn chải để đánh đuổi bọn sâu răng ra ngoài.




Viêm nướu

Sâu răng không phải là vấn đề răng miệng duy nhất ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị viêm nướu – giai đoạn đầu của bệnh nướu răng – do thường xuyên ăn vặt và không đánh răng trước khi đi ngủ. Nếu nướu răng của bé nhà bạn sưng phồng lên, đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, bé nhà bạn đã bị viêm nướu rồi đấy. Nguyên nhân ra do nhiều mảng bám kèm với vi khuẩn phát triển trên đó đã bám vào răng lâu dài mà không được đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch.

Giải pháp cho vấn đề này: Khi bạn đánh răng cho bé (và cả của bạn nữa), hãy nghiêng bàn chải ở góc 45 độ để đánh vào nước răng. Và đừng quên dùng bàn chải để chải qua lưỡi của bé vài lần. Nhớ đừng đưa bàn chải quá sâu vào lưỡi bé, như vậy có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và không muốn chải lưỡi sau này nữa.

Cuối cùng, hãy siêng năng lên kế hoạch cho gia đình bạn đi kiểm tra và làm sạch răng miệng hai lần mỗi năm.

Read More...

Vì sao răng bé mới mọc đã có màu đen?

Chào bác sĩ, Con trai tôi 9 tháng, mới mọc răng nhưng khi mọc răng thì lại có 1 răng màu đen. Như vậy có làm sao không và có nguy hiểm gì không? (Chien Hang – Hải Dương)


Ảnh minh họa
Bạn Hang thân mến,

Có thể trong quá trình hình thành mầm răng của răng sữa đó có một yếu tố gì đó tác động khiến việc hình thành men răng bị ảnh hưởng. Do đó răng đó có màu đen từ khi mới mọc. Do các mầm răng có thời gian hình thành khác nhau nên vào thời điểm yếu tố đó xảy ra, chỉ một răng bị ảnh hưởng. Do đó, các răng mọc sau này cũng như răng vĩnh viễn cũng sẽ không bị tác động do yếu tố đó đã chấm dứt.

Nguy hiểm thì tôi nghĩ là không, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ thử xem có tìm ra được nguyên nhân vì sao răng bị đen hay không để ngăn chặn trong tương lai.

Thân chào bạn, BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

5 mẹo nhỏ chăm sóc răng miệng

Không gì quý giá bằng một hàm răng đẹp và nụ cười tươi tắn. Sau đây là 5 mẹo nhỏ, đơn giản để duy trì hàm răng khoẻ đẹp của bạn.

Không gì quý giá bằng một hàm răng đẹp và nụ cười tươi tắn. Sau đây là 5 mẹo nhỏ, đơn giản để duy trì hàm răng khoẻ đẹp của bạn.

1. Hãy chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp
  • Mềm, kích cỡ vừa phải. Loại cứng sẽ gây tổn hại cho nướu răng.
  • Bàn chải đánh răng cho trẻ em nên chọn loại nhỏ
  • Bạn có thể chọn 2 loại: bàn chải điện hoặc bàn chải tay, tuỳ theo tính tiện lợi.
  • Dù chọn loại bàn chải nào, nên thay bàn chải đánh răng 2-3 tháng một lần.

2. Chọn loại kem đánh răng phù hợp  Không chỉ chống sâu răng mà còn bảo vệ răng. Chọn loại có nguồn gốc từ thiên nhiên là tốt nhất.

3. Đánh răng đúng cách
  • Bạn nên đánh răng 2 lần một ngày, khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Tuy nhiên đánh răng nhiều hơn 3 lần một ngày cũng có thể gây hại cho răng
  • Không đánh răng quá mạnh, có thể gây hại cho răng
  • Bạn nên đánh răng cả vào những vùng sâu bên trong răng và đánh cả lưỡi.



Ăn táo giúp làm sạch răng (Ảnh minh họa)

4. Ăn các loại thực phẩm tốt cho răng
  • Cần tây, táo là các thực phẩm giúp làm sạch răng bạn sau bữa ăn
  • Pho mát, các sản phẩm giàu canxi, dứa, các loại hạt như hạnh nhân cũng giúp răng bạn chắc khoẻ.
  • Các đồ uống phù hợp gồm sữa, nước lọc, và các loại trà không đường.
  • Không nên ăn quá nhiều đường, kẹo, bim bim, quá nhiều đồ chua.

5. Để có hàm răng trắng

Ngoài bọc men răng, thì các loại thực phẩm như cà rốt, súp lơ, dâu tây, cam giúp làm trắng răng.Uống nhiều cà phê, trà và rượu có thể ảnh hưởng đến độ trắng của răng. Khi uống cà phê, trà và rượu, bạn nên dùng ống hút để giảm ố răng, giúp răng trắng.

Theo Khám phá

Read More...

Răng bị vỡ và ê buốt sau “trám răng phòng ngừa”?

Chào bác sĩ,

Em vừa đi trám răng số 6 hàm trên bên trái, sau khi về nhà thì răng bị vỡ một mảng nhỏ ở thân răng và bị ê buốt khi nhai thức ăn. Em đã đi trám lại và hỏi thì được bác sĩ trả lời là do ngà răng bị kích thích nên mới đầu bị như vậy. Nhưng khi về nhà được 1 tuần vẫn không khỏi, cứ bị ê buốt mỗi khi nhai cơm. Em đi trám lại lần thứ 3 nhưng khi về vẫn bị như vậy.

Em rất lo lắng vì trước khi trám em ăn uống bình thường, chỉ trám phòng ngừa thôi mà giờ bị thế này, đi khám thì BS chỉ trám cho xong, không tư vấn gì cả. Xin BS tư vấn giúp em nên làm thế nào, có phải trị tủy răng không?

(Thanh Phong – Bình Định)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Phong thân mến,

Tôi không biết lỗ sâu của bạn trước khi trám ra sao nên không biết chắc được là vì sao lại như vậy. "Trám phòng ngừa" là do bác sĩ nói bạn phải trám phòng ngừa hay bạn tự nghĩ là mình chỉ trám phòng ngừa?

Vì nếu cụm từ "trám phòng ngừa" do bác sĩ nói ra thì thông thường là dành cho những răng có nguy cơ sâu rất cao, sớm muộn gì cũng sâu, nên mới trám phòng ngừa sâu răng.

Còn nếu cụm từ này do bạn tự nghĩ thì chưa chắc là đúng "phòng ngừa". Nhiều người thường nhầm lẫn là khi nào răng đau, lủng lỗ bự mới là sâu, còn chưa đau, chưa lủng lỗ thì không gọi là sâu. Điều này là sai vì khi răng bắt đầu đau thì lúc đó răng đã sâu lớn rồi, còn đa phần khi lỗ sâu còn nhỏ, răng chúng ta chưa có cảm giác gì cả. Vì vậy có thể bạn chưa thấy đau nên nghĩ là chỉ trám phòng ngừa, chứ thực sự ra lỗ sâu có thể đã lớn.

Tại sao tôi phải phân tích như vậy? Vì nếu răng bạn chưa sâu mà chỉ phòng ngừa thì chắc chắn không phải điều trị tủy, vì tủy răng không bị ảnh hưởng gì cả, và nếu đúng vậy thì tôi không nghĩ là răng bạn có thể đau như vậy. Cho nên có thể có 1 lý do nào khác ngoài miếng trám làm đau răng. Điều này phải đi khám mới biết được.

Còn nếu không phải, răng bạn đã bị sâu, thì có 2 lý do có thể xảy ra. Thứ nhất, đúng là miếng trám có khả năng kích thích tủy răng trong vài trường hợp đặc biệt. Khi đó bác sĩ thay vật liệu trám thông thường bằng 1 loại vật liệu khác không có tính kích thích tủy, hoặc nếu vẫn không được thì có thể trám tạm lại, chờ cho tủy răng ổn định lại rồi mới trám.

Thứ hai là do sâu răng đã ảnh hưởng tới tủy, dù bằng mắt thường không thấy được. Nếu vậy thì bạn phải điều trị tủy rồi mới trám được.

Tôi phải giải thích nhiều do không muốn bạn hiểu lầm rằng bác sĩ chỉ "trám dự phòng" mà bị như vậy, là bác sĩ dỏm... Và khi đi khám răng, có bất cứ điều gì không hiểu, bạn cứ mạnh dạn hỏi bác sĩ. Do trình độ nhận thức về sức khỏe răng miệng của mọi người chưa đồng đều, nên đôi khi rất khó cho bác sĩ vì không biết bạn không hiểu chỗ nào để giải thích. Có những người hiểu rất rõ về bệnh răng miệng, cũng có những người chỉ nghe mọi người truyền tai nhau nên có quan niệm chưa đúng. Vì vậy bạn hãy cứ hỏi đi, chắc chắn bác sĩ sẽ trả lời cho bạn nhiệt tình.

Thân chào bạn,

Read More...

Những mốt làm đẹp rùng rợn với răng và môi của giới trẻ



Xăm trong, xẻ lưỡi hay gắn đá lên răng là những mốt làm đẹp táo bạo, sành điệu nhưng ẩn chứa nhều hiểm họa về sức khỏe. Dù vậy, teen Việt và giới trẻ ở nhiều nước vẫn muốn thử.


Đầu năm 2014, mốt xăm trong để giữ bí mật rộ lên trong giới trẻ như một xu hướng làm đẹp mạo hiểm mà không phải ai cũng dám thử.


Vị trí xăm chủ yếu là vành môi trong - nơi có lớp da rất mỏng và nhạy cảm.


Được biết hình xăm ở môi sẽ bị mờ dần theo thời gian và nhiều nhất cũng chỉ giữ được khoảng 5 năm. Những cặp yêu nhau lựa chọn hình thức làm đẹp này như một cách để truyền tải thông điệp tình yêu của riêng mình.


Bên cạnh xăm môi, xỏ khuyên ở lưỡi hoặc môi cũng từng là trào lưu khá phổ biết, được các bạn trẻ phương Tây, châu Á ưa thích trong một thời gian dài.


Xăm lưỡi, môi khiến cho bạn trẻ cảm thấy mình cá tính, mang chút bụi bặm hợp thời trang.


Hơn cách làm đẹp này cũng ẩn chứa những hiểm họa khôn lường. Sau khi xỏ khuyên, vết thương làm lưỡi sưng, đau. Đôi khi chính điều này sẽ làm biến đổi giọng nói, ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai, nuốt, hình thành mô sẹo ngoài ý muốn.


Dán xăm môi là trào lưu làm đẹp nổi lên từ cuối năm 2013 và được ưa chuộng đầu năm 2014. Với ưu điểm rẻ, đẹp, dễ sử dụng, những miến dán xăm môi được ở chợ, các shop mỹ phẩm nhanh chóng thu hút sự chú ý của các tín đồ thời trang.


Cách sử dụng miếng dán môi rất đơn giản, chỉ cần ướm và cắt sao cho vừa khít khuôn môi. Sau đó, chấm nước vào mặt sau miếng dán để nửa phút rồi dán lên môi, nhấn xuống rồi bóc miếng dán ra thế là đã có một đôi môi mới với họa tiết lạ, ấn tượng, táo bạo.


Tuy nhiên các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo rằng dù làm đẹp bằng kim xăm hay miếng dán thì nguy cơ bị dị ứng do hóa chất có trong mực là tương tự nhau. Người có cơ địa dễ kích ứng thì không nên dùng, bởi ngoài dị ứng môi, khi ăn uống, nói chuyện, liếm môi… hóa chất và mực xăm sẽ dễ dàng đi vào cơ thể.


Cách tạo lưỡi xẻ lưỡi gần giống như nong tai. Đầu tiên phải bấm khuyên lưỡi, sau đó dần dần nới rộng cái lỗ ra, rồi buộc chỉ nha khoa hoặc chỉ câu vào phần thịt còn dính lại, cuối cùng cắt đứt chỗ đó bằng dao mổ hoặc dao cạo.


Tuy nhiên, cũng có những người dùng dao mổ xẻ đôi lưỡi chứ không thông qua giai đoạn bấm khuyên. Vì quy trình thực hiện khá công phu và cần độ can đảm nhất định nên trào lưu này không dành cho những người nhát gan.


Trồng răng ma cà rồng từng là trào lưu khiến giới trẻ Nhật mê mẩn. Những tưởng hàm răng nhấp nhô không đồng đều sẽ bị chê xấu nhưng ở đất nước mặt trời mọc, cái đẹp dường như đi theo số đông hơn là tuân theo những quy chuẩn xã hội.


Nhiều bạn gái đã không ngần ngại mài răng ma cà rồng trong khi đã sở hữu hàm răng đẹp, đều tăm tắp trước đó.


Và mới đây nhất, trào lưu gắn chữ lên răng cũng đã khiến không ít các ngôi sao tuổi teen nước ngoài mê mẩn. Cara Delevingne là người dẫn đầu xu hướng làm đẹp táo bạo này ở Hollywood.

Read More...