Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Thực phẩm hại men răng

Ngay cả những thực phẩm, nước uống tốt cho sức khỏe như sữa, cam, quýt, rượu vang, trái cây sấy… vẫn có thể làm hỏng nụ cười của bạn bằng cách gây phơi nhiễm kéo dài.

Để giữ hàm răng trắng đẹp, nụ cười rạng rỡ, bạn hãy tham khảo phần tư vấn của Tiến sĩ Joseph Banker, một nha sĩ và thành viên của Học viện Nha khoa Thẩm mỹ (Mỹ) dưới đây.

Sữa



Sữa rất tốn cho cơ thể với lượng canxi dồi dào nhưng lượng đường lactose tự nhiên trong sản phẩm này có thể tạo mảng bám, gây sâu răng. Đó là lý do các bác sĩ nha khoa thường khuyên trẻ em không uống sữa trước khi đi ngủ, nếu có nên đánh răng thật kỹ lưỡng.

Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây, đặc biệt trái cây thuộc họ cam chanh là thủ phạm chính gây sâu răng. Theo TS Banker, axit và đường dưới dạng hợp chất hữu cơ dễ dàng mắc vào các kẽ răng, làm hư răng, gây ê buốt. Bạn không nên uống lai rai nước ép suốt ngày, chỉ nên uống từng đợt và làm làm sạch răng ngay sau đó để trung hòa bớt chất axit.



Đồ uống thể thao

Nhiều loại nước uống thể thao đang được bán trên thị trường giúp bạn nhanh phục hồi sau khi luyện tập, nhưng chúng thường chứa nhiều đường. Nghiên cứu gần đây của TS Mark Wolff tại ĐH Nha khoa New York cho thấy những loại nước uống thể thao giàu tính axit có thể làm “mềm” men răng, khiến răng xỉn màu.

Rượu vang



Vang đỏ rất tốt cho tim mạch nhưng nó cũng loại đồ uống có tính axit, chứa chromogens và tannin, hai hợp chất “khét tiếng” gây ố răng và ăn mòn răng. Rượu vang trắng cũng tương tự. Vì thế, bạn nên đánh răng trong vòng 1 giờ sau khi uống rượu, nếu không có điều kiện đánh răng thì hãy nhâm nhi một ít nước lọc.

Trái cây sấy



Loại thực phẩm này rất ngon và tốt, tuy nhiên hàm lượng đường trong nó nhiều nên có thể làm gia tăng lượng vi khuẩn phân hủy đường trong miệng, tạo ra axit có tác dụng bào mòn răng.

H.Trang (Theo Yahoo)
Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Làm trắng răng nhanh chóng với những nguyên liệu có sẵn

Việc sử dụng hóa chất để làm trắng răng có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro nếu không hiểu biết. Chính vì vậy, các phương pháp làm trắng răng bằng nguyên liệu tự nhiên luôn được phái đẹp ưa chuộng hơn cả bởi vừa an toàn, rẻ tiền lại tác dụng nhanh chóng. Đặc biệt khi mùa lạnh đang về đánh dấu sự lên ngôi của màu son đậm đà, thì 1 hàm răng trắng sáng càng là trở nên cần kíp cho mỗi phái đẹp có được nụ cười hoàn hảo và nổi bật. Sau đây hãy cùng nghe chúng tôi mách nhỏ 4 bí quyết đơn giản sau đây nhé!

Dầu oliu



Không chỉ làm mềm da mượt tóc, dầu oliu còn phát huy tác dụng thần kì với hàm răng trắng bóng. Bạn chỉ việc lấy 1 miếng vải nhỏ, chấm nhẹ vào dầu oliu rồi chà đều lên răng trong 5 phút. Đánh lại răng với kem đánh răng thông thường để kết thúc quá trình. Mỗi tuần bạn thực hiện 2 lần/tuần sẽ nhanh chóng thấy được sự biến đổi của màu răng.

Lá nguyệt quế khô

Bạn trộn đều bột lá nguyệt quế khô cùng bột vỏ cam theo tỉ lên 1:1. Chấm bàn chải đánh răng vào hỗn hợp rồi chải răng trong khoảng 3-4 phút. Cuối cùng, đánh răng lại bằng nước sạch để lấy đi các hạt bụi ban đầu. Để thực hiện cách này, bạn có thể mua 2 loại bột trên dễ dàng tại các hiệu thuốc Đông y. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần thôi bạn nhé!

Vỏ cam



Sau mỗi lần ăn cam, bạn nhớ giữ lại 1 vài lát vỏ cam. Bởi lẽ loại vỏ tưởng chừng bỏ đi này có thể mang đến cho bạn hàm răng trắng sáng chẳng thu loại kem đánh răng đắt tiền nào khác. Theo đó, bạn chỉ việc lấy mặt trong của vỏ cam, chà nhẹ lên răng trong khoảng 5 phút rồi súc miệng để lấy đi các bã vỏ. Thực hiện 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy hàm răng trắng lên trông thấy chỉ trong thời gian ngắn.

Hành tây



Trong hành tây có chức 1 lượng dồi dào thiosulfinates và thiosufonates, không những giúp bạn có được hàm răng trắng khỏe mà còn nhanh chóng lấy đi mọi vi khuẩn gây hại cho răng. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ việc lấy 1/2 củ hành tây, lột vỏ rồi ngâm vào 1 ly nước để qua đêm trong tủ lạnh. Sáng hôm sau lấy bàn chải nhúng vào nước này để chà lên răng trong 5 phút. Sau đó đánh lại răng bằng kem đánh răng thông thường. Tuy có tác dụng khá nhanh nhưng bạn chỉ nên thực hiện cách này nhiều nhất 2 lần/tuần để tránh hại men răng nhé! P.V (ST)

Tham khảo tẩy trắng răng, làm răng sứ, cấy ghép răng implant của nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Nhìn răng chuẩn đoán bệnh?

Những thay đổi ở răng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh, ví dụ như sưng nướu trong 2 tuần không khỏi là do ung thư miệng hoặc chân răng lỏng lẻo do bệnh tiểu đường…

Mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhưng miệng mới có thể phản ánh toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tinh ý nhận ra các dấu hiệu ở miệng để sớm đoán biết tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Nướu răng bị tổn thương 2 tuần không khỏi: có khả năng bị ung thư miệng

Nhiều nghiên cứu chứng minh, răng có thể đóng vai trò cảnh báo bệnh ung thư miệng. Phó giáo sư Susan Hyde đến từ Học viện Nha khoa trường Đại học California cho biết, nếu nướu răng bị tổn thương trong 2 tuần mà không thể lành hoặc niêm mạc miệng có màu trắng hoặc màu đỏ trong thời gian dài, mà không có màu hồng như bình thường, cần phải thăm khám để loại trừ khả năng bị ung thư miệng.


Ảnh minh họa

Chân răng lỏng lẻo: có thể do bị bệnh tiểu đường

Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nơi tiếp xúc nướu và răng của thường có vẻ trắng sáng, dễ xuất huyết, chân răng lỏng lẻo, trong miệng cũng có thể bị trắng. Theo ước tính, có khoảng 6 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường mà không hề hay biết.

Các chuyên gia của Học viện Nha khoa trường Đại học California cho rằng, vấn đề chân răng và đường huyết cao không chỉ bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt giống nhau, giữa hai cái này còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Sau khi nướu răng bị viêm nhiễm trở nên nhợt nhạt, các bệnh nhân tiểu đường có thể càng khó kiểm soát nồng độ đường của mình, đường huyết cao sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề sâu răng và nướu răng, dẫn tới các viêm nhiễm hơn.

Lở loét, đau ở lưỡi: khả năng bị ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi đa số xảy ra ở cạnh lưỡi, tiếp theo là đầu lưỡi, mặt dưới của lưỡi, thường là kiểu viêm loét hoặc thâm nhiễm. Thông thường, bệnh này có mức độ ác tính khá cao, phát triển nhanh, thường lây lan đến cơ lưỡi. Khi bị bệnh, hoạt động của lưỡi bị cản trở, khiến việc nói chuyện, ăn uống và nuốt gặp khó khăn. Ung thư lưỡi có thể xâm chiếm từ vòm miệng đến amidan, ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể lan từ đáy miệng đến xương hàm, khiến toàn bộ lưỡi cố định.

Đa số triệu chứng giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Khi bệnh nhân có cảm giác đau ngay lưỡi mới nghĩ đến việc chẩn đoán, thì tổn thương khối u đã từ 1-2cm. Biểu hiện cho giai đoạn đầu có thể là lở loét, và xâm lấn, đau ở lưỡi và có thể ảnh hưởng đến tai.

Cũng giống như ung thư niêm mạc má và ung thư vòm họng, hầu hết bệnh nhân ung thư lưỡi có sử dụng thuốc lá và rượu. Những người nghiện rượu hay thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, viêm cận răng cũng là nguyên nhân sinh ra tế bào ung thư lưỡi, tình trạng vệ sinh răng miệng kém cũng được coi là thủ phạm. Loại trừ những nguyên nhân trên, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.


Ảnh minh họa

Nướu sưng, đổi màu so với bình thường: dấu hiệu bệnh nha chu

Vi khuẩn trong khoang miệng có thể đi tới mọi nơi trong cơ thể thông qua tuần hoàn máu, gây ra bệnh. Đây chính là lý do tại sao các bác sỹ kiến nghị các bệnh nhân đang cân nhắc việc phẫu thuật tim phải giải quyết vấn đề răng miệng trước tiên. Các nhà nghiên cứu nha khoa của trường Đại học New York phát hiện, vi khuẩn trong mảng bám răng có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Phần lớn các cuộc nghiên cứu đều chứng minh, viêm nha chu có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận, gan… Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch cũng có sự liên quan với nhau. Bệnh nha chu có thể khiến CRP (Protein phản ứng C) tăng lên, mà CRP (Protein phản ứng C) cao bị cho là một trong những nhân tố gây ra bệnh tim mạch.

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh nha chu không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn khiến trẻ sinh ra thiếu cân.

Khi bị bệnh nha chu, bạn có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu ở miệng như sau: Nướu đổi màu so với bình thường (hoặc đỏ thẫm, hoặc tím thẫm), nướu sưng lớn hơn bình thường, dễ chảy máu khi chải răng, trường hợp nặng có thể chảy máu tự phát (phát hiện trễ), hơi thở hôi, có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng…

Các chuyên gia răng miệng cũng kiến nghị, ngoài việc tạo thói quen sinh hoạt tốt và kiểm tra nha khoa định kỳ, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày càng quan trọng hơn, cũng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Trên thị trường có rất nhiều quảng cáo về kem đánh răng, có tác dụng làm trắng răng, cũng có tác dụng chống ê buốt răng, có điều cho thấy 90% số người chủ yếu lựa chọn kem đánh răng theo quảng cáo. Theo các chuyên gia, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Các bác sỹ cho rằng, răng có màu vàng nhạt mới là khỏe mạnh.

Tham khảo phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ, cạo vôi răng, của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Vệ sinh răng miệng kỹ nhưng hơi thở vẫn nặng mùi

Tôi 24 tuổi, mắc chứng hôi miệng từ khi 7 tuổi. Lúc nhỏ do ở miền quê nghèo khó, ít chăm sóc kỹ răng miệng, sau này vệ sinh kỹ và đều đặn nhưng răng bị ố vàng, hơi thở có mùi hôi nặng.

Tôi rất ngại khi đối diện với mọi người để nói chuyện. Từ một người vui tính tôi trở thành một người rụt rè nhút nhát. Tôi đã làm rất nhiều cách, bốc thuốc để sắc thuốc... nhưng không hề thay đổi. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì để chữa được căn bệnh này? (Văn Tiến)



Trả lời
Chào bạn!

Tôi rất đồng cảm với những lo lắng của bạn. Bởi lẽ hôi miệng tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống của người bị bệnh, cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách loại sớm chứng hôi miệng nếu xác định được nguyên nhân gây ra là từ đâu.

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bắt nguồn từ một số yếu tố như vệ sinh răng miệng không tốt, do hút thuốc lá, do ăn các thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành… Ngoài ra, khi bạn bị viêm xoang, viêm họng, viêm loét dạ dày, hay hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… thì đều có nguy cơ hôi miệng.

Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý vùng miệng, thông thường là do các nguyên nhân như:
- Viêm nướu, do vôi răng nhiều, đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và gây ra hôi miệng.
- Viêm nha chu, đây là bệnh viêm nướu diễn tiến nặng do không điều trị.
- Và nguyên nhân phần lớn người bệnh mắc phải là do sâu răng.
- Tuyến nước bọt kém hoạt động dẫn đến khô miệng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng, nên uống nước thường xuyên, lấy cao răng định kỳ, tránh ăn những loại thức ăn nặng mùi gây hôi miệng, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá… Khi bị các bệnh về răng miệng, hay các bệnh về dạ dày, thực quản nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, vì thế để biết bạn bị hôi miệng do nguyên nhân từ đâu, cách tốt nhất là bạn đến các bác sĩ khám để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Chúc bạn sớm tìm được nguyên nhân và lấy lại sự tự tin.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Răng số 7 nằm sâu bên trong, có lấy tủy được?

Tôi bị đau nhứt răng số 7 hàm trên bên phải, đã trám cách đây 2 tuần lễ, bây giờ bị nhứt dữ lắm. Khi trám không lấy tủy, BS có nói là răng số 7 này nằm sâu bên trong không lấy tủy được. Cho tôi hỏi 2 vấn đề:

1. Cho tôi hỏi răng số 7 hàm trên bên phải có lấy tủy được không?
2. Răng khôn (số 8 hàm trên bên trái) mọc nghiêng khoảng 30 độ.

Khi ăn uống nhai thức ăn bị đau, sưng vùng nướu không có mủ.
Xin BS tư vấn dùm.

(Tứ Duy - tuduy…@gmail.com)


Ảnh minh họa
Bạn Duy thân mến,

Thông thường thì răng số 7 vẫn lấy tủy được bình thường. Răng bạn bị nhức dữ dội như vậy, có lẽ đã viêm tủy, phải lấy tủy thì mới hết đau được.

Tôi không biết vì sao bác sĩ của bạn nói là răng này không lấy tủy được, vì cũng có thể răng bạn rơi vào 1 trường hợp đặc biệt nào đó như dị dạng chân răng chẳng hạn. Điều này thì phải khám lâm sàng và chụp phim mới biết được. Nếu như không thể lấy tủy được thì chỉ có cách nhổ đi mới hết đau mà thôi, dù rằng đương nhiên vẫn phải ưu tiên giữ lại. Bạn có thể đi tư vấn thêm 1 phòng khám nữa rồi quyết định là lam theo lời bác sỹ đó hay không.

Về vấn đề răng 8 thì khi răng mọc nghiêng như vậy sẽ gây nhét đồ ăn, gây viêm nướu và sâu răng. Răng này lại không có giá trị sử dụng vì nó nằm quá sâu, thông thường chúng ta không dùng răng đó để nhai mà chỉ dùng đến răng số 7 là đủ. Vì vậy bạn nên nhổ răng này luôn để sau này không cần lo nữa vì nếu để lại thì khả năng sâu luôn răng bên cạnh là rất cao. Chúng ta nhổ răng số 8 là để bảo vệ răng số 7 - răng quan trọng trong ăn nhai.

Thân chào bạn,
BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Răng có nhiều vết nứt có phải do cơ thể thiếu chất?

Răng của em bị nứt dọc từ thân xuống chân. Lúc đầu chỉ có hai răng cửa hàm dưới rồi răng kế bên, gần đây em xem gương xuất hiện lên hai răng cửa hàm trên vết nứt ngày càng nhiều.



ảnh minh họa

Em ăn uống không đau buốt gì hết, em đánh răng sau khi ăn rất kỹ. Có phải do em thiếu chất không BS? Cách ngăn ngừa vết nứt thế nào ạ?

Trả lời:
Nếu ăn uống không đau buốt gì cả thì răng bạn chắc cũng không đến nỗi đáng lo ngại đâu. Vì nếu thực sự bạn bị nứt dọc răng, khi ăn nhai sẽ rất thốn, đau.

Đôi khi trên răng chúng ta bỗng nhiên xuất hiện vết nứt rất rõ mà không có triệu chứng nào khác, để kệ nó qua 1 thời gian thì tự nhiên lại hết. Thật sự tôi đã quan sát thấy ở vài người như vậy.

Tuy nhiên, để cho yên tâm, bạn có thể đi khám tại bất cứ nơi nào để các bác sĩ tận mắt thấy đường nứt rồi đưa ra kết luận. Bởi vì không có nguyên do rõ ràng, chỉ là phỏng đoán nên thực sự cũng không có cách phòng ngừa vết nứt.

Việc thiếu chất cũng hầu như không ảnh hưởng vì men răng - lớp cứng ngoài cùng bảo vệ răng đã được hình thành từ trước khi mọc và cố định như vậy luôn, không thay đổi và không "mọc" thêm ra. Vì vậy việc cơ thể có thiếu chất chăng nữa cũng không ảnh hưởng đến lớp mô cứng này.

Xem thêm tẩy trắng răng, làm răng sứ, chỉnh nha niềng răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Phòng ngừa sâu răng và thuốc chữa

Bệnh sâu răng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Những người không giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng dễ bị sâu răng. Sâu răng làm tiêu men răng, ngà răng, các tổ chức không có tế bào.


ảnh minh họa

Ngoài ra, sâu răng còn làm cho hơi thở hôi, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh và thậm chí là hỏng răng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây sâu răng có nhiều nhưng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, những yếu tố bẩm sinh lên quan đến cấu tạo hình thể của răng như rãnh, lõm trên mặt nhai cũng là những nguyên nhân dễ gây sâu răng. Khi ta ăn, thức ăn hình thành mảng bám trên răng, nếu không làm vệ sinh răng đúng cách sau khi ăn thì những mảng bám này chính là nguyên nhân làm cho răng bị sâu. Đường cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid là nguyên nhân gây phá hủy men răng. Hơn nữa, đường là nguồn thức ăn của vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này dễ dàng có cơ hội phát triển khi các mảng bám không được làm sạch ngay sau khi ăn và lưu cữu trên răng.

Để đề phòng bệnh sâu răng cần phải chải răng thường xuyên vào buổi sáng hoặc tối, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 450 về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Súc miệng bằng nước lọc, có thể súc với nước chè (chè tươi, chè hạt, nước vối) trong vài phút vì chè có nhiều flo. Nên tập cho trẻ từ tuổi mẫu giáo thói quen chải răng bằng bàn chải nha khoa với kem có fluor. Đặc biệt, cần tránh ăn bánh kẹo giữa các bữa ăn hoặc ăn vào buổi tối. Nếu ăn nên súc miệng ngay. Dùng nước máy, muối ăn, sữa chứa flo, dùng kem đánh răng có flo giảm được 30% sâu răng.

Khi bị sâu răng cần điều trị sớm bằng khoan răng, trám răng. Nên đến thầy thuốc chuyên khoa răng để điều trị tận gốc bằng cách làm sạch mảng bám, phát hiện lỗ sâu và trám lại bằng thuốc chuyên khoa có thành phần phối hợp calci, phosphate và fluorin. Dùng thuốc trị sâu răng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Các thuốc để chấm vào chỗ răng sâu thường là các dung dịch sát khuẩn. Kháng sinh hay dùng là rodogyl gồm hai chất phối hợp là spiramycin và metronidazol. Một số thuốc Đông y cũng có tác dụng tốt. Song cần chọn các thuốc có nguồn gốc rõ ràng và được bán trong các nhà thuốc theo quy định. Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc của những người bán rong. Cần điều trị sớm, không đợi răng đau mới chữa.

Read More...

Giữa răng sâu có cục đỏ, dễ chảy máu là gì, BS ơi?

Em trám răng có lấy tủy cách đây 5 năm. Hơn 1 năm trước răng trám bị vỡ nhưng lúc đó em đang mang thai nên em không đi khám vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Cái răng bị vỡ ra hết kể cả cây đinh BS dùng để ốp ống tủy, thuốc trám. Ít lâu sau khi vỡ nó bị mưng mủ, em ngậm nước muối thì thấy hết mưng mủ.

Nhưng bây giờ trong răng lồi lên mấy cục gì nhỏ nhỏ màu đỏ em không rõ, khi đụng vào thì chảy máu rất nhiều, khi đánh răng thì đôi khi cũng bị chảy máu. Răng thì không đau nhức. Em sợ quá BS ơi, răng của em có bị nguy hiểm gì không? Em đang trong thời kì cho con bú vậy có điều trị răng được không? Mong BS tư vấn.

(Thoa Nguyễn - meocondethuong…@gmail.com)


Ảnh minh họa
Bạn Thoa thân mến,

Hiện tượng cục nhỏ đỏ đỏ mọc lên ở giữa răng cũng không phải chuyện gì quá nguy hiểm nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cục nhỏ đó thường có 2 trường hợp: một là do tủy triển dưỡng (nôm na là phồng to lên), hai là nướu triển dưỡng.

Tủy triển dưỡng thường là do tình trạng viêm tủy kéo dài, tủy bị kích thích sưng phồng lên, nhưng do bạn đã lấy tủy rồi nên tôi nghĩ không phải trường hợp này.

Tôi nghĩ cục đỏ đó là nướu triển dưỡng do răng bạn bị vỡ sát hoặc dưới nướu mà lâu ngày không trám lại, răng vỡ gây bám thức ăn, vôi răng, làm chỗ trú cho vi khuẩn... dẫn đến viêm nướu. Nướu bị viêm, sưng phồng lên, lan về phía giữa răng (do bờ mặt răng lúc này không nằm cao hơn nướu nên không chặn nướu lại được). Vì vậy nhìn thoạt qua thì thấy như từ giữa răng đi lên nhưng thực ra là từ bên ngoài lan vào.

Thường thì tủy triển dưỡng hay nướu triển dưỡng liên quan đến tình trạng viêm nên đụng nhẹ vào là sẽ chảy máu, cũng như những người bị viêm nướu đánh răng hay bị chảy máu, không phải chuyện gì nguy hiểm.

Tuy nhiên về răng này thì tôi nghĩ là khó giữ lại được mà phải nhổ vì tình trạng chân răng có lẽ đã tệ. Đúng ra bạn nên đi khám răng ngay khi răng có vấn đề thì có lẽ đã giữ được răng.

Việc có thai và cho con bú hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc điều trị nha khoa. Chỉ có 1 số ít quy trình tránh sử dụng trên phụ nữ mang thai như chụp phim xquang chẳng hạn hoặc việc tiểu phẫu răng khôn nếu không cần thiết phải làm ngay thì bác sĩ chắc chắn sẽ hẹn bạn lại. Nói chung là khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì. Do đó sau này nếu lại có thai, bạn cứ mạnh dạn đi khám răng như bình thường, chỉ cần báo trước với bác sĩ là mình đang có thai là được.

Có một số bệnh răng miệng thường xuất hiện vào giai đoạn có thai là giai đoạn rất nhạy cảm của cơ thể nên nếu bạn không đi khám răng trong thời gian mang thai có thể sẽ gây ra tác hại không tốt.

Đến giai đoạn cho con bú thì hầu như mọi việc lại trở lại bình thường, không có kiêng cữ gì cả ngoại trừ việc uống thuốc nếu cần thiết. Trong trường hợp phải uống thuốc, bạn nên báo trước với bác sĩ để dùng loại thuốc không ảnh hưởng đến cơ thể của bé.

Thân chào bạn,
BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Hàm răng chắc khỏe không chỉ là biểu hiện của một sức khỏe tốt, mà còn giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống hay trong công việc giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều yếu tố như: Môi trường, thực phẩm đồ uống, cách vệ sinh…khiến tỷ lệ số người mắc các bệnh về răng miệng vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Tẩy trắng răng là sự lựa chọn tối ưu cho những hàm đã ngả màu, xỉn màu. Sinh lý tự nhiên, chúng ta càng tích tuổi thì răng càng vàng. Thói quen uống trà, cà phê hay rượu vang đỏ cũng như hút thuốc lá, sử dụng Tetracycline… sẽ khiến cho hàm răng của bạn mau chóng xỉn màu và xấu đi. Những vết ố vàng này sẽ ngày càng thấm vào răng sâu hơn chứ không còn ở bề mặt răng nữa. Nếu trên lớp men răng của bạn có nhiều chỗ nứt nhỏ thì các chất ố vàng này sẽ bị đóng lại trong cấu trúc của răng. Khi đó, việc chải răng thông thường sẽ không thể làm sạch được nên phải cần đến một phương pháp khác tích cực hơn. Lúc này tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả nhất.



Thông thường nha sĩ sẽ sử dụng các thuốc tẩy trắng răng có chứa các chất oxy hoá như hydrogen peroxide hay carbamide peroxide, những chất này thấm vào men răng và oxy hóa các chất màu, sau 1 thời gian thì lớp ngà cũng được tẩy trắng. Hiệu quả tẩy trắng có thể tồn tại nhiều tháng, tuy nhiên còn tùy thuộc thói quen ăn uống của bệnh nhân.

Sự nhiễm màu nội sinh như nhiễm màu do tetracycline thường ít đáp ứng với điều trị tẩy trắng răng, răng nhiễm tetracycline sau khi tẩy thường chỉ trắng hoặc sáng lên vài màu so với ban đầu, tuy nhiên cũng có trường hợp đáp ứng tốt với thuốc tẩy trắng răng. Có một vài phương pháp thay thế như đắp một lớp composite thẩm mỹ lên bề mặt men răng hoặc bọc lại bằng răng sứ.

Có một vài phương pháp tẩy trắng răng như tẩy trắng răng tại nhà và tẩy trắng răng tại phòng mạch.

Tẩy trắng răng tại nhà thường sử dụng những thuốc tẩy trắng răng có nồng độ Carbamide Peroxide thấp (thường 10 đến 15%), tuy nhiên bệnh nhân cần phải đến khám nha sĩ trước khi tẩy trắng răng để trám lại tất cả các răng sâu, loại trừ các bệnh về nướu như viêm nướu… và phải tuân thủ đúng các chỉ dẫn của nha sĩ. Việc tẩy trắng răng tại nhà thường mất từ 5 đến 14 ngày, tuy nhiên đáp ứng của mỗi bệnh nhân đối với thuốc tẩy trắng răng thường khác nhau, một vài loại nhiễm màu như màu nâu, xám thường ít đáp ứng với điều trị, những đốm trắng do canxi hóa kém cũng dễ nhận biết hơn sau khi tẩy trắng răng. Răng có màu vàng đáp ứng với tẩy trắng răng tốt nhất.

Tẩy trắng răng tại phòng mạch thường sử dụng thuốc tẩy trắng có nồng độ cao hơn (thường từ 22% đến 35%), do đó đòi hỏi nha sĩ phải có các biện pháp che và cách ly nướu bằng các chất cách ly. Việc tiếp xúc trực tiếp của các chất tẩy trắng với mô mềm có thể gây bỏng rát tạm thời cho mô mềm như nướu, môi, sau khi tẩy tráng răng có thể sẽ có hiện tượng răng nhạy cảm với nóng, lạnh. Những hiện tượng này thông thường sẽ giảm từ từ và răng sẽ trở về bình thường sau vài ngày.

Tẩy trắng răng sẽ không đổi màu các miếng trám cũng như các phục hồi khác trong miệng như cầu, mão do đó có thể sẽ tiên liệu cần thay thế các phục hồi này lại cho đúng với màu răng sau tẩy trắng.

Read More...

Bài thuốc chữa sưng lợi, đau răng hiệu quả

Sưng lợi, đau răng, sưng bọng răng là những chứng bệnh thường hay gặp ở người lớn tuổi. Theo Đông y, sưng lợi, đau răng, sưng bọng răng thuộc "phong nha đông thống".


Xuyên tiêu là vị thuốc trong bài thuốc xoa ngoài trị đau răng, sưng lợi răng.

Bệnh có thể tái phát từng đợt hoặc tự nhiên xảy ra khi gặp gió lạnh, sau khi ăn thức ăn lạ: thịt trâu, thịt gà cũng như một vài thực phẩm khác. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây sưng lợi, đau răng theo Đông y là do kinh vị hỏa thịnh phối hợp với phong nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập lưu trú lại làm phong nhiệt hóa hỏa tại vùng lợi và chân răng gây sưng. Nếu phong tà mạnh làm bọng răng đau nhức khó chịu, thậm chí gây sốt hoặc sưng tấy ở một hoặc cả hai bên hàm răng. Nếu sưng cả hai bên hàm làm cho má sưng to, ăn uống kém; mạch tế sác. Sau đây là một số bài thuốc trị chứng bệnh này rất hiệu quả.

Thuốc uống

Bài 1: Thanh vị tán gia giảm: liên kiều 8g, bạch chỉ 10g, quy vĩ 12g, sinh địa 12g, đơn bì 12g, thăng ma 12g, hoàng liên 10g, phòng phong 12g, thạch cao 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: thạch cao 20g, thăng ma 15g, hoàng liên 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc dùng tại chỗ

Bài 1: Bảo nha tán: thạch cao 40g, xuyên ô chế 40g, thảo ô chế 40g, hoa tiêu 40g. Tán bột mịn. Xát thuốc vào chân răng, khi ra nhiều nước bọt thì nhổ đi không được nuốt.

Bài 2: Thuốc cam xanh (thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến). Loại thuốc cam không có chì, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, có ở các quầy thuốc. Dùng theo hướng dẫn sử dụng, dùng trước khi đi ngủ là tốt.

Bài 3: bạch chỉ 4g, tế tân 4g, cao lương khương 4g, tất bát 4g, xuyên tiêu 4g, hương phụ 4g, phòng phong 4g. Sao ròn, tán bột. Xát thuốc vào chỗ đau.

Read More...

Thực phẩm và nguyên nhân gây nên sâu răng.

Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng từ bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng có 3 yếu tố: Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng, đường trong thức ăn và đồ uống, vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành và phát triển của các mảng bám răng chúng tiêu hoá đường để tạo acid, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng. Thời gian vi khuẩn và đường xuất hiện trong miệng: nói chung vi khuẩn và mảng bám có mặt trong miệng sau 15 phút đến khoảng 1 giờ sau khi ăn.

1. Đường và thực phẩm có đường:

Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn.

2. Tinh bột:

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các chất đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/ nhiều đường có mức sâu răng cao. Bản chất không đồng nhất của tinh bột ( đó là mức độ tinh chế, nguồn gốc thực vật, thô hay được nấu ) là đặc biệt thích hợp khi đánh giá khả năng gây sâu răng tiềm tàng của nó. Một vài thử nghiệm cho thấy rằng tinh bột thô có khả năng gây sâu răng thấp. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng một phần ba hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose.

3. Thuốc dùng cho trẻ em có đường:

Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, xirô ho.... cho trẻ em dưới dạng dung dịch và đa số chứa một lượng lớn đường. Khi dùng thường xuyên trong thời gian dài những thuốc này có thể gây ra hoặc gia tăng tốc độ sâu răng.

4. Sự ăn mòn răng:

Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy việc thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga ( kể cả đồ uống thể thao ), dưa chua ( có dấm ), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng làm cho sự ăn mòn răng tăng lên.



5. Sâu răng do bú bình:

Là dạng sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Hầu hết những trường hợp này đều bú bình lúc đi ngủ hoặc vào giường với bình sữa cho đến khi ngủ. Có khi bà mẹ quá chiều trẻ hoặc không chịu được trẻ quấy khóc ban đêm nên vẫn cho trẻ tiếp tục ngậm bình trong khi ngủ. Hậu quả là trẻ sẽ có triệu chứng sâu cụt hết các răng phía sau.

Lời khuyên của nha sỹ:

Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nước nóng bất ngờ cũng có thể là triệu chứng của sâu răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho chính mình, bạn nên đến khám nha sĩ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng như được nha sĩ tư vấn các cách chăm sóc và vệ sinh răng.

Read More...

Niềng răng hay trị móm khi bị mất 1 răng cữa?

Trước đây tôi bị tai nạn, mất 1 răng cửa trước bên phải, nhưng vì gia đình không có điều kiện nên không đến nha sĩ để làm răng giả hay là mang dụng cụ giữ khoảng cách răng, đến nay khoảng trống răng đó đã được 2 răng gần kề chạy sang lấp và xương ổ răng cũng không còn, nhưng nhìn vậy răng có vẻ đều hơn trước đây vì răng không mọc chen chúc như trước. Bây giờ hàm trên của tôi chỉ có 15 răng và hàm dưới 16. Miệng tôi hơi móm.

Xin hỏi BS, tôi có thể niềng răng với hàm trên chỉ có 1 răng cửa được không? Niềng không nhổ răng được không vì hàm răng tôi không chen chúc chỉ là nhìn không đều và móm. Tôi muốn chữa móm và làm răng đều vậy niềng răng có mang lại kết quả tốt? Cám ơn BS!

(Dung Phan – phandung…@gmail.com)


Ảnh minh họaBạn Dung thân mến,

Để điều trị hô móm thì chỉ có 1 cách duy nhất là bằng chỉnh nha. Kết quả điều trị chỉnh nha có thể cho kết quả cực kỳ tốt hoặc không, tùy vào trường hợp khó hay dễ nữa. Khi đi tư vấn và chụp các loại phim cần thiết, bác sĩ chuyên chỉnh nha có kinh nghiệm sẽ báo trước với bạn là kết quả có thể đạt đến mức độ nào để tùy bạn quyết định có đồng ý làm hay không.

Còn về việc nhổ răng hay không khi chỉnh nha thì tùy trường hợp kích thước giữa xương và răng có cân xứng hay không. Trong trường hợp của bạn đang bị móm, chỉnh lại cho đều nghĩa là phải đẩy hàm trên ra 1 chút, thụt lùi hàm dưới 1 chút để hàm trên phủ bên ngoài hàm dưới. Khi đẩy hàm ra thì kích thước cung răng sẽ tăng lên, tuy nhiên khi đẩy hàm vô thì kích thước cung răng lại giảm, nghĩa là hàm dưới trước đây không chen chúc, nhưng khi giảm kích thước thì có thể răng sẽ không đủ chỗ dẫn đến chen chúc. Vì vậy hàm trên có thể không phải nhổ nhưng hàm dưới thì cần phải khám mới biết được có nhổ hay không.

Về vấn đề răng cửa bị nhổ của bạn thì 2 răng cửa giữa là 2 răng quan trọng nhất về thẩm mỹ vì 2 răng này sẽ gây ấn tượng cho người đối diện bạn về 1 hàm răng có đối xứng hay không, có đều hay không. Về cơ bản, bộ răng phía bên phải phải đối xứng với bên trái vì nếu không nhìn sẽ thấy kỳ. Do răng cửa bên thường nhỏ hơn răng cửa giữa nên nếu không làm răng giả mà chỉ chỉnh cho đều, người ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay 1 răng lớn, 1 răng nhỏ tạo cảm giác mất cân đối cho khuôn miệng. Nếu trước đây bạn cảm thấy bình thường thì cứ thử trao đổi nguyện vọng với bác sĩ xem sao. Còn nếu muốn mất tiền 1 lần, làm luôn cho đẹp thì tôi nghĩ là bạn nên làm răng giả cho răng này vì đã tốn hơn 20 triệu để rồi cuối cùng kết quả chỉ 8/10 thì hơi uổng.

Thân chào bạn,

Cám ơn bác sĩ đã tư vấn. Theo như bác sĩ tư vấn thì tôi phải làm răng cửa giữa giả để nhìn cho đối xứng, vậy khi làm răng giả đó BS chỉnh nha phải kéo 2 răng bên cạnh ra và trồng răng vào đó. Nhưng khúc mắt của tôi là xương ổ răng răng bị mất đó gần như đã tiêu hoàn toàn, vậy thì có thể làm răng giả vào đó được không?

Bạn Dung thân mến,

Răng giả vẫn có thể làm được dễ dàng, vấn đế chỉ là về thẩm mỹ mà thôi. Nếu bạn làm răng sứ cố định thì phần xương nhìn từ ngoài có thể hơi lép không được đẹp, nhưng nếu nhìn phớt qua thì có thể không đến nỗi quá nổi bật.

Còn nếu bạn cắm implant tức là cắm chân răng giả bên trong xương hàm, thì đồng thời bác sĩ sẽ ghép xương cho bạn luôn nên sau khi làm răng giả xong sẽ thấy nướu đầy đặn trở lại. Tuy nhiên chi phí cắm implant và ghép xương là hơi cao nên tùy khả năng tài chính của mình mà bạn có thể quyết định chọn cách làm răng giả nào.

BS Đoàn Khánh Ngọc
Read more: Tẩy trắng răng, Làm răng sứ, Chỉnh nha niềng răng, Nha Khoa Thẩm mỹ DENTA

Read More...

Mẹo giúp cho hàm răng trắng sáng và đầy tự tin

Hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh được hình thành từ những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày. Dưới đây là những điều nên và không nên mà bạn cần ghi nhớ để có hàm răng trắng sáng.


ảnh minh họa

Nên

1. Sử dụng mặt bên trong của vỏ quả cam hoặc vỏ quả chuối để chà răng giúp tẩy trắng răng mỗi ngày.

2. Loại bỏ vết ố vàng và cao răng bằng nước cốt một nửa quả chanh.

3. Trộn 1/2 thìa baking soda và 1/2 thìa muối tạo thành hỗn hợp chải răng để có hàm răng sáng bóng.

4. Dâu tây là một loại quả làm trắng răng tuyệt vời. Xay nhuyễn quả dâu tây rồi chà răng để làm sạch hoặc đơn giản hơn, bạn có thể cắn đôi quả dâu tây rồi giữ chúng trên răng vài phút để axit trong dâu tây làm sạch các mảng bám trên răng. Sau khi làm sạch răng bằng dâu tây, hãy nhớ đánh răng ngay thêm một lần nữa bởi đường và axit có trong dâu tây có thể làm hỏng men răng.

5. Nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch H202 (có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc) rồi chải răng mỗi sáng và tối.



6. Sử dụng muối để làm sạch các vết bẩn trên răng.

7. Các loại trái cây và rau quả như táo, cà rốt, dưa chuột, bông cải xanh, cần tây và mùi tây cũng giúp loại bỏ các vết bẩn trên răng. Bạn nên thường xuyên ăn các loại rau quả này.

8. Đừng quên sữa, sữa chua trong thực đơn hàng ngày. Chúng có chứa canxi và phốt pho giúp tăng cường tái khoáng hóa men răng.



9. Ăn nho khô như món tráng miệng hoặc quà vặt ở bữa lửng vừa giúp hạn chế tăng cân vừa giúp làm sạch răng. Ăn nho khô giúp đẩy mạnh sản xuất nước bọt, giúp rửa sạch và ngăn chặn hình thành các mảng bám.

10. Thường xuyên nhai kẹo cao su xylitol không đường. Xylitol là chất tạo ngọt tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa mảng bám và khuyến khích tái tạo men răng.


Không nên

1. Tránh các đồ uống có ga, chúng có chứa axit làm ăn mòn men răng.

2. Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe chung. Nicotine trong thuốc lá gây ra vết ố vàng trên răng.



3. Các loại thuốc như cocaine, thuốc lắc,... có hại cho sức khỏe răng và sức khỏe tổng thể. Chúng hạn chế lưu lượng máu đến nướu răng và gây ra tổn thương lớn cho lợi.

4. Nước trái cây màu tối dễ lưu lại vết bẩn trên răng. Nên uống các loại nước ép này bằng ống hút.

5. Hạn chế cà phê đen nếu bạn muốn có hàm răng trắng sáng.



6. Sốt cà chua và giấm cũng làm hỏng men răng rất nhanh. Nếu được, hãy hạn chế ăn chúng.

7. Rượu vang đỏ để lại vết bẩn trên răng và ăn mòn men răng. Súc miệng bằng nước lạnh sau khi uống rượu vang đỏ để ngăn chặn tình trạng răng ố màu.

8. Giống như nước trái cây tối màu, trà đen cũng dễ lưu lại vết bẩn trên răng. Hãy uống trà thảo dược hay trà xanh để thay thế.

Xem thêm các phương pháp nieng rang, lam rang su, tram rang, cao voi rang của nha khoa thẩm mỹ Hoa Mỹ

Read More...

Lợi trùm răng khôn, nên xử lý thế nào?

Cháu bị lợi trùm răng 38. Cháu đi khám ở BV, BS bảo phải nhổ bỏ nhưng cháu đi khám tư ở ngoài họ nói chưa nghiêm trọng đến mức phải nhổ bỏ chỉ cần cắt bở phần lợi trùm cho lộ mặt nhai của răng lên và cháu đã quyết định cắt những vẫn lo bị viêm lợi tái phát.

2 cái răng khôn mọc ở hàm dưới hiện đã cắt bỏ phần lợi trùm răng bên trái và còn cái răng bên phải cũng bị lợi trùm và đang có hiện tượng viêm.

Cháu muốn xin BS 1 lời khuyên. Cháu cảm ơn BS rất nhiều!

(Thanh Xuân - thanhxuand...@gmail.com)


Ảnh minh họa
Bạn Xuân thân mến,

Nếu răng bạn mọc lệch/kẹt thì chắc chắn phải nhổ bỏ để phòng biến chứng sau này. Còn nếu răng bạn mọc thẳng hàng so với các răng còn lại, không bị cản trở khi chải răng thì vẫn có thể tạm để lại, chỉ cần cắt phần lợi trùm để bộc lộ hoàn toàn thân răng giúp thuận tiện cho việc chải rửa, tránh sâu răng sau này.

Vì vậy tùy theo cách mọc của 2 răng khôn này mà bác sĩ sẽ có quyết định. Do tôi không trực tiếp nhìn thấy răng bạn nên không nói được là có nên nhổ luôn hay không. Nếu bạn muốn nhổ luôn cho chắc ăn sau này đỡ phải suy nghĩ thì cứ việc nhổ, không sao cả vì dù gì răng này cũng là răng dư, không cần thiết phải giữ lại.

Còn nếu bạn chưa muốn nhổ bây giờ thì cứ tạm để đó lại nhưng phải giữ vệ sinh răng rất kỹ và cạo vôi thường xuyên, nếu sau này răng có bị sâu thì chắc chắn phải nhổ.

Hai răng khác nhau dù cùng loại cũng có thể có chỉ định khác nhau do không răng nào giống răng nào, mỗi răng có 1 "hoàn cảnh" khác nhau, không phải răng này nhổ là răng kia phải nhổ.

Thân chào bạn,
BS Đoàn Khánh Ngọc
Tham khảo thêm các phương pháp niềng răng, làm răng sứ, trám răng, cạo vôi răng, tẩy trắng răng, của trung tâm nha khoa thẩm mỹ Hoa Mỹ

Read More...

Nguy cơ rụng răng ở bệnh nhân tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường dễ có nguy cơ rụng răng cao do sức đề kháng kém với các bệnh nhiễm trùg

Người bị tiểu đường cần chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt - Ảnh: Shutterstock

Diễn viên Hollywood Tom Hanks cho biết ông là một trong 26 triệu người Mỹ bị bệnh tiểu đường loại 2, những người cần phải chăm sóc kỹ sức khỏe để tránh bị rụng răng, mù lòa và suy thận.

Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho thấy, cứ 5 trường hợp bị rụng răng ở Mỹ thì có 1 ca có thể liên quan tới bệnh tiểu đường.

Khi đề cập đến bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng, nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có sức đề kháng kém với các bệnh nhiễm trùng. Điều đó, cùng với quá trình lâu lành bệnh, làm những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh nướu răng, theo UPI dẫn nguồn từ các nhà nghiên cứu.

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng và đi khám răng định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh nướu răng.

Huỳnh Thiềm

Read More...

Chăm sóc nướu răng là tiền đề cho 1 sức khỏe tốt

Ai cũng hiểu chăm sóc nướu răng (lợi) là nền tảng của sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ làm việc này vì hàm răng trắng bóng mà quên các kẽ răng và vi khuẩn ẩn ở những góc bàn chải không tới.



Bạn có thể tưởng tượng ra thảm cảnh của vệ sinh răng miệng kém là nụ cười ố vàng – vốn có thể dễ dàng khắc phục với một buổi khám nha sĩ. Nhưng thiếu quan tâm đến nướu răng có thể dẫn đến những bệnh nhiễm trùng ở nướu răng, mô liên kết và xương ổ răng. Nguyên nhân là do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám quanh lợi. Nếu không được điều trị nó sẽ phá hủy mô nướu răng và trở nên rất khó chữa trị. Mà khi đã hỏng nướu thì cũng sẽ không giữ được răng.

Nhưng đáng báo động hơn, bạn có biết rằng nhiễm trùng nướu răng (viêm nha chu) cũng có thể làm tăng 3 lần nguy cơ bạn bị đột quỵ, và tăng 6 lần nguy cơ bị tiểu đường?

Một nghiên cứu đã cho thấy bệnh nướu răng cũng là một yếu tố nguy cơ khởi động nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy nếu không cẩn thận, bạn sẽ góp phần vào sự phát triển của bệnh tim trong tương lai và làm tăng nguy cơ đột quỵ của chính mình.

Người nào có nguy cơ?

Tất cả. Phần lớn mọi người sẽ bị bệnh nướu răng ở một thời điểm nào đó trong đời. Theo một điều tra của Ủy ban Xúc tiến Y tế năm 2003, 85% số người lớn trưởng thành ở Singapore có vấn đề với nướu răng.

Ngoài ra, người bệnh còn khiến những người xung quanh gặp nguy cơ cao hơn vì đây là bệnh nhiễm trùng. Nó có thể lây giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ cới chồng và thậm chí là giữa nhóm bạn thân. Phụ nữ có thai cần đặc biệt thận trọng với sức khỏe răng miệng bệnh nướu răng làm tăng từ 7 -8 lần khả năng đẻ non và sinh con nhẹ cân.

Bệnh có biểu hiện gì?

Bệnh nướu răng thường diễn ra thầm lặng. Ở giai đoạn sớm, bạn có thể không thấy đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến 4 triệu chứng sớm sau đây:
  • 1. Chảy máu nướu răng ngay cả khi chải răng nhẹ nhàng
  • 2. Nướu đỏ và sưng
  • 3. Tụt nướu răng
  • 4. Hơi thở thường xuyên có mùi khó chịu.
Xử trí ra sao?
  • - Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • - Dùng chỉ tơ nha khoa
  • - Súc miệng nước muối sau ăn
  • - Cạo vôi răng định kỳ
  • - Tẩy trắng răng thường xuyên để các bác sĩ khám và tư vấn thêm
  • - Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng của nướu lợi.
Thùy Linh – Theo asiaone.com
Tham khảo phương pháp làm răng sứ của trung thâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Ung thư da dưới nướu răng


Ảnh chụp phần nướu ung thư trước khi phẫu thuật – Ảnh: New England Journal of Medicine

Trong một trường hợp hiếm hoi, Trung Quốc vừa phát hiện một ca ung thư da nhưng phát triển ở phần nướu của bệnh nhân nam 45 tuổi.

Bệnh nhân này, vẫn khỏe mạnh và chưa có dấu hiệu bị đau đớn do ung thư, đã chịu đựng tình trạng một phần nướu răng phía trước và ở hàm trên biến thành màu đen trong suốt 4 tuần, trước khi đến bệnh viện tìm hiểu nguyên nhân. Vùng nướu đen có kích thước 4 x 1,5 cm, và các bác sĩ chẩn đoán đây là một dạng hiếm ung thư da hắc tố, thường chỉ xuất hiện trên vùng da đầu và cổ, theo báo cáo đăng trên chuyên san New England Journal of Medicine.

Bác sĩ Susan Muller, Giáo sư Khoa Phẫu thuật đầu và cổ của Đại học Emory (Anh), vô cùng ngạc nhiên khi biết về ca bệnh hiếm gặp trên. Bệnh nhân ở Trung Quốc mắc ung thư da niêm mạc hắc tố, chỉ chiếm không đầy 1% trong số các ca ung thư da hắc tố. Khi kết quả sinh thiết phát hiện vùng nướu đen này là khu vực ung thư, các bác sĩ không chỉ phẫu thuật lấy phần nướu mà còn cắt bỏ hàm trên của bệnh nhân.

Ung thư da hắc tố là một dạng ung thư tế bào tạo biểu bì hắc tố (Melanocyte), và cũng thuộc dạng ít phổ biến nhất trong các loại ung thư da, nhưng thuộc dạng nguy hiểm nhất nếu không được phát hiện kịp thời. Tế bào tạo biểu bì hắc tố cũng tồn tại ở một số bộ phận khác của cơ thể, như ở mắt, xoang và miệng, nhưng chức năng của nó tại những nơi này vẫn chưa được xác định. “Hiện chúng tôi cũng vẫn chưa biết tại sao lại có tế bào tạo biểu bì hắc tố trong miệng, và kế đến là điều gì khiến những tế bào này trở nên xấu đi và biến thành tế bào ung thư”, theo bác sĩ Muller.

Trước đây, nữ bác sĩ và đồng sự từng tiếp nhận những ca ung thư da hắc tố ở đầu và cổ. Trong hơn 20 năm, họ phát hiện được 22 người bị ung thư ở xoang, nhưng chỉ có 8 người ung thư phát trong miệng, và công trình nghiên cứu này đã được đăng trên chuyên san Oral Oncology vào năm 2008. Tương tự như trường hợp tại Trung Quốc, mỗi lần có ca ung thư da hắc tố ở miệng, ung thư phát triển ở hàm trên và vòm miệng. Các bác sĩ Trung Quốc đã theo dõi bệnh nhân trên suốt 6 tháng kể từ khi phẫu thuật, và không thấy có dấu hiệu tái phát, theo NBC News.

Điều trị ung thư da hắc tố ở đầu và cổ được xem là thách thức khó nuốt. Khi lấy bỏ khối u ung thư, các bác sĩ phải dọn dẹp một vùng lớn tế bào xung quanh phần bị ung thư, nhằm hạn chế khả năng di căn. “Nếu bạn bị ung thư gan, họ có thể cắt bỏ gan, nhưng nếu ung thư ở đầu, ai dám cắt đầu để chữa trị”, bác sĩ Muller giải thích. Chưa hết, ung thư da hắc tố ở hai khu vực này không phản ứng với hóa trị giống như ở các phần da bình thường.

Tụ Yên
Tags: Tay trang rang, cao voi rang, lam rang su, nha khoa tham my DENTA

Read More...

Răng cữa của trẻ bị vàng

Con em 17 tháng, răng mới mọc 6 cái, như vậy là chậm phải không? Em có cần bổ sung vitamin gì cho bé, chưa gì mà 2 răng cửa trên của cháu đã hơi ngả vàng rồi. (Mỹ Hoa)



Trả lời:

Chào Hoa,

Con bạn 17 tháng tuổi, mọc 6 cái răng, đó là hiện tượng bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Trẻ bắt đầu mọc răng từ 5-6 tháng tuổi và hoàn tất vào khoảng 30 tháng. Trong khoảng thời gian này bé có thể mọc sớm hoặc trễ một vài tháng. Một số trẻ mọc răng chậm hơn so với các bé cùng lứa tuổi.

Về việc hai răng cửa của bé hơi ngả vàng có thể do mảng bám, bạn nên tăng cường vệ sinh răng miệng cho bé nhé.

Thân chào.
Tham khảo thêm các phương pháp tram rang, nieng rang, lam rang su, tay trang rang, cao voi rang của nha khoa tham my Hoa Mỹ

Read More...

Giúp bé giảm đau khi mọc răng

Khi mọc răng trẻ khó chịu, lợi sưng, chảy rất nhiều nước dãi... Thật buồn khi phải nhìn trẻ đau đớn. Nhưng đã có nhiều cách giúp trẻ giảm thiểu sự đau đớn ấy.

Sau đây là 7 biện pháp phổ biến, để khắc phục hậu quả khiến trẻ bị đau khi mọc răng, thông qua kinh nghiệm trao đổi giữa các bà mẹ.

1- Xát nướu răng: Biện pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trẻ sẽ cảm thấy dịu cơn đau khi lợi răng được cọ xát nhẹ nhàng. Chỉ cần nhẹ nhàng chà xát nướu của trẻ trong vài phút, vào thời điểm trẻ đang bị “ngứa” răng, với một ngón tay của người mẹ ( tất nhiên ngón tay phải rất sạch).


Ảnh: health.howstuffworks.com.

2- Dùng khăn lạnh: Trẻ khi mọc răng rất thích gặm nhấm vào các đồ vật lạnh. Một chiếc khăn ướp lạnh là một món đồ chơi dễ dàng, an toàn và hiệu quả nhất. Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.

3- Đồ chơi dành cho trẻ mọc răng. Là những chiếc vòng cao su và các món đồ chơi cho trẻ mọc răng, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của trẻ. Mua về, nên đem ướp lạnh nhưng nên nhớ không được bỏ vào ngăn đá. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su của bé và để cho bé thư giãn.

4- Thực phẩm lạnh: Một bà mẹ cho biết: trái dưa chuột ướp lạnh được con trẻ đang mọc răng ưa thích. Hoặc một bé trai khác lại ưa nhai một cành rau cần tây ướp lạnh... Vì thế thức ăn ướp lạnh rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng, khi nó muốn nhai thức ăn cứng. Bất cứ thức gì như chuối, nho, bánh mì, táo và sữa chua ướp lạnh đều có tác dụng tốt. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ. để trẻ chỉ có thể nhai mà không thể nuốt từng miếng lớn.

5- Dùng bánh quy: Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh, để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn, khi đang mọc răng. Thậm chí người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

6- Dùng đồ chơi mọc răng: Hiện có những thứ được bán sẵn trên thị trường và thường có các chất Benzocain để làm tê nướu răng. Nhưng các chuyên gia không đồng ý về việc sử dụng chúng cho trẻ mọc răng, vì dùng nhiều có thể làm tê mặt sau và làm giảm phản xạ cổ họng của trẻ. Trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, nhiều người chấp nhận chỉ sử dụng một cách chừng mực, tất nhiên phải được bác sĩ nhi khoa kiểm tra và khuyên dùng.

7- Dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh (Tylenol hoặc Motrin), nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng chắc chắn nhất là nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi bé đang mọc răng nhé.

Vũ Hào (theo moms.popsugar)
Tham khảo thêm các phương pháp cạo vôi răng, niềng răng, tẩy trắng răng, trám răng, làm răng sứ của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Trẻ em mọc răng chậm, có nguy hiểm không?

Thấy bé hàng xóm kém con mình 3 tháng đã nhú 2 chiếc răng cửa trắng xinh, chị Thanh Loan sốt ruột nhìn con trai 9 tháng vẫn cười trơ lợi. Cho con uống toàn sữa ngoại xách tay, tỉ mẩn xay bột, thịt cá, rau vào mỗi bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, canxi theo tư vấn của bác sĩ, mỗi ngày chị Thanh Loan (Mai Động, Hà Nội) còn cẩn thận tắm nắng cho bé vào buổi sáng, thế nhưng 9 tháng bé nhà chị vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Chị stress khi nhìn đứa con trai bụ bẫm, khỏe mạnh đến giờ vẫn “móm”.

Chị Lê Tú (Nguyễn Trãi, Hà Đông) cũng đứng ngồi không yên khi bé Bi nhà chị hơn 14 tháng mới mọc 3 răng. Hai răng hàm dưới nhú lên khi bé 10 tháng tuổi, cái còn lại mới mọc tháng trước. Cùng tháng với Bi, nhưng con bạn chị đã 16 răng, trong đó có 4 răng hàm. Nhìn con người ta răng lợi đầy đủ, chị Tú càng ngày càng sốt ruột, hết lên mạng tìm hiểu lại hỏi han những mẹ đi trước. Làm đủ mọi cách mà bé Bi vẫn chưa có dấu hiệu mọc thêm chiếc nào.



Trẻ mọc răng chậm là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên bác sĩ nha khoa cho biết nỗi lo đó thường là không cần thiết. Ảnh: Lê Anh.

Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, cho hay cha mẹ không nên quá lo lắng vì con mọc răng chậm, không nên so sánh với các bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Thông thường răng sữa mọc trong thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Răng của bé mọc theo nguyên tắc cộng 4: Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa; tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ; tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh; tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Có bé 4 tháng đã mọc răng, có bé lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa các bé đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, trẻ bị thiếu canxi thường chậm mọc răng hơn các bé khác. Tuy nhiên, mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng.

Đối với các bé mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.

Lê Anh
Xem thêm phương pháp tay trang rang, lam rang su, cao voi rang của trung thâm nha khoa tham my DENTA

Read More...

5 cách chăm sóc răng miệng hiệu quả

"Hơi thở hôi xuất phát từ các chất khí được tạo ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng, trên nướu, răng và lưỡi. Trong hơi thở của nhiều người chứa chất lưu huỳnh, gây mùi hôi trong hơi thở", Tiến sỹ Jeffrey Spiegel, một bác sỹ tai mũi họng ở Boston (Mỹ) cho biết.

Có một cách đơn giản giúp đem lại hiệu quả giảm hôi miệng, giúp răng miệng sạch, khỏe là đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Cạo lưỡi cũng giúp bạn loại bỏ vi khuẩn bám vào mặt sau lưỡi của bạn một cách dễ dàng, nhờ đó giảm được nguy cơ hôi miệng.

Ngoài ra, bạn nên thực hiện 5 cách đơn giản sau đây để giữ vệ sinh răng miệng và loại bỏ tình trạng hôi miệng một cách tự nhiên.

Đến gặp nha sỹ

Hãy đến gặp nha sỹ nếu tình trạng hôi miệng của bạn kéo dài, Chetan Kaher, một nha sỹ ở London cho biết. Một số loại vi khuẩn đã tạo thành "hang ổ" trên răng của bạn và có thể gây sâu răng.

Sâu răng không chỉ làm sứt mẻ răng của bạn, mà còn gây ra mùi hôi miệng. Chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ sâu răng, vì vậy, hãy đến gặp nha sỹ để chữa bệnh sâu răng kịp thời. Đi khám nha sỹ thường xuyên không những giữ cho răng miệng bạn khỏe mạnh mà còn giúp bạn có hơi thở thơm tho.


Ảnh minh họa

Kiểm tra mũi của bạn

Một nguyên nhân hàng đầu gây nên hôi miệng là do dịch tiết ở mũi của bạn. Dịch này kéo dài sẽ trong mũi sẽ dẫn tới viêm và gây nhiễm trùng xoang, lan xuống họng, tạo ra mùi hôi. Vì vậy, để giảm mùi hôi miệng thì phải làm sạch mũi, tránh giữ dịch đờm trong mũi, họng.

Bạn có thể nhỏ mũi bằng nước muối để giảm những triệu chứng này. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được giúp đỡ.

Cắt amiđan nếu cần thiết

Amiđan là những mô bạch huyết ở mặt sau của cổ họng, ami đan trông giống như quả mận khô với những đường nứt nơi mà vi khuẩn có thể trú ngụ. Vi khuẩn trú ngụ tại đây nhiều tạo thành sỏi amiđan và hậy quả kéo theo là khiến hơi thở có mùi khó chịu. Sỏi amiđan có thể được cắt bởi một thiết bị gọi là Waterpik, một thiết bị có thể phun nước tạo áp lực lên amiđan. Ami đan phải bị cắt khi đủ lớn, và tích lũy đủ sỏi.

Thậm chí, chúng ta cần phải cắt bỏ amiđan một cách bắt buộc mới mọi người để loại bỏ mùi hôi trong hơi thở của họ, bác sỹ Spiegel nói.

Xem lại chế độ ăn uống của bạn

Các loại thực phẩm như tỏi và hành tây có thể gây mùi hôi cho hơi thở của bạn, nhưng không phải chỉ vì mùi của chúng còn xót lại trong miệng của bạn. Với tỏi, các hợp chất trong tỏi thấm vào tế bào máu và được đẩy ra ngoài qua phổi. Do đó, nếu hơi thở của bạn có mùi, mà không phải xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần chú ý hơn trong những thực phẩm bạn ăn hàng ngày.

Trong trường hợp đó, bạn chỉ có thể chờ đợi cho mùi đó bay đi, ăn kẹo bạc hà hoặc nước súc miệng, và nên tránh các thực phẩm có mùi.

Kiểm tra dạ dày của bạn

Nếu những nguyên nhân trên chưa phải là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi của bạn, nếu hôi miệng là vấn đề dai dẳng mà bạn đang phải đối mặt, thì hãy đến gặp bác sỹ, vì trong một số trường hợp, các vấn đề về dạ dày cũng có khả năng gây hôi miệng.

Những vấn đề về dạ dày có thể gây hôi miệng thông qua tình trạng trào ngược axit - tình trạng axit và các thành phần khác trong dạ dày bị trào ra và đi vào thực quản. Có thể điều trị triệu chứng này bằng thuốc kháng acid và các loại thuốc khác, ác sỹ Spiegel cho biết.

Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Nhiễm trùng răng có thể gây tử vong

Những ca tử vong do nhiễm trùng răng miệng ngày càng gia tăng đáng kể. Đó là hậu quả của chứng sâu răng không được điều trị triệt để. Năm 2007, cậu bé 12 tuổi, Deamonte Driver sống ở Maryland, Mỹ đã chết sau khi bị biến chứng áp xe răng lây sang não. Ca bệnh này đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông và những tổ chức y tế.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, những ca tử vong do nhiễm trùng qua đường răng miệng hiện không còn hiếm gặp, số người mắc bệnh đang gia tăng, đặc biệt ở Mỹ.


Ảnh: nhakhoaso.

Tạp chí The Journal of Endodontics (tạp chí nội nha) vừa đưa thông tin số bệnh nhân phải nằm viện vì nhiễm trùng ở chóp gốc răng, hay còn gọi là áp xe quanh chóp tăng hơn 400%, từ 5.757 người (năm 2000) lên tới 8.141 người (năm 2008), khoảng 66 bệnh nhân đã tử vong ngay sau khi nhập viện. Đây là hậu quả của chứng sâu răng không được điều trị triệt để.

Tiến sĩ Frank Catalanotto, trưởng Nha khoa cộng đồng và Khoa học hành vi tại Đại học Florida cho hay: “Chúng ta không thể lường trước được sự nguy hiểm khi răng bị nhiễm trùng mà không được điều trị hoặc điều trị quá muộn”.

Một chiếc răng bị áp xe (bọc mủ do vi trùng nhiễm vào tủy răng gây ra) rất dễ điều trị bằng việc sử dụng ống tủy hoặc nhổ răng kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta thường chủ quan nên đến khi thành bệnh mới tìm đến bác sĩ. “Họ chạy đến bệnh viện khi khuôn mặt bị sưng vù hoặc không thể thở được”, ông nói.

Báo cáo gần đây nhất của Pew Charitable Trusts cũng đưa ra con số khoảng 830.590 lượt khám tại phòng cấp cứu liên quan đến các bệnh về răng ở Mỹ trong đó chủ yếu là áp xe răng, tăng 16 % so với năm 2006.

Tiến sĩ Mark Wong, Chủ tịch phẫu thuật miệng tại các trường Đại học của Mỹ cũng cho biết, “nhiễm trùng răng miệng trở thành dịch bệnh trong các bệnh viện, các phòng cấp cứu của chúng tôi”.

Áp xe răng cấp tính có thể gây ra chứng má sưng, nếu không được điều trị sớm, sẽ dẫn đến chứng áp xe não hoặc nhiễm trùng xoang.

Do vậy, tốt nhất các bạn hãy chăm sóc răng miệng thật tốt, bằng cách chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa đúng cách thay vì chờ đợi cho đến khi răng bị nhiễm trùng để nguy hại đến tính mạng.

Triệu chứng của áp xe răng
  • 1. Đau nhức răng.
  • 2. Khi nhai thức ăn thấy rất đau.
  • 3. Tê răng khi dùng thức ăn nóng, hoặc lạnh.
  • 4. Đắng miệng.
  • 5. Hơi thở hôi.
  • 6. Sốt nhẹ.
  • 7. Sưng hạch cổ.
  • 8. Người mệt mỏi.
  • 9. Hàm răng trên hoặc dưới sưng.

Theo VTC - Thường xuyên tẩy trắng răng, cạo vôi răng, làm trăng sứ tại các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để ngăn ngừ bệnh nhiễm trùng răng miệng nhé @@!

Read More...

Phân biệt mọc răng và bệnh răng miệng ở trẻ

Từ lâu, nhiều bà mẹ tin rằng sốt và tiêu chảy là dấu hiệu con mọc răng. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nên nghĩ đến bệnh nghiêm trọng khác nếu bé sốt cao trên 39 độ và tiêu chảy nặng, kéo dài.

Một nghiên cứu mới giúp xác định những gì Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, rằng sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Điều này cũng giúp đánh tan niềm tin xưa nay rằng tiêu chảy có liên quan đến mọc răng.


Ảnh minh họa: Bowentechniqueni.co.uk.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael L. Macknin, khoa nhi và chăm sóc vị thành niên tại Bệnh viện Cleveland ở Ohio (Mỹ) và các đồng nghiệp đã theo dõi 125 trẻ ở độ tuổi 3-6 tháng trong suốt 8 tháng. Trong quá trình này, bố mẹ các bé giữ một cuốn nhật ký hằng ngày ghi lại nhiệt độ của con, thời điểm răng nhú và danh sách 18 triệu chứng. Tất cả những lần bị bệnh, dùng thuốc và chủng ngừa cũng được ghi lại.

Giai đoạn mọc răng được xác định là giai đoạn 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó.

Kết thúc nghiên cứu, trong số các trẻ được theo dõi, hơn 35% không có triệu chứng gì suốt giai đoạn 8 ngày mọc răng. Những trẻ khác thì chán ăn, hay cắn, nhỏ dãi, xoa tai, cọ xát lợi, nổi mẩn đỏ trên mặt, nhiệt độ bất thường và khó ngủ. Hay cắn, nhỏ dãi, cọ xát lợi, khó chịu và hay mút xảy ra với tần suất lớn hơn trong quá trình mọc răng.

Nhiệt độ cao, nhưng dưới 39 độ, là một dấu hiệu của mọc răng nhưng chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Nhiều người tin là mọc răng gây ra tiêu chảy nhưng nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này chỉ rất nhẹ, ở hai bé.

Sau khi xem xét nghiên cứu này, Zuhair Sayany, giáo sư về nha khoa nhi ở Đại học Pennsylvania School of Dental Medicine, Philadelphia (Mỹ) nói rằng, thực tế nhiều triệu chứng được cho là do mọc răng nhưng thực sự là vì bệnh nghiêm trọng khác.

Rachel Berger, giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi ở Pittsburgh khuyên, bố mẹ nên chú ý khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Tiêu chảy nặng và nhiệt độ cao hơn 39 độ không phải do mọc răng và bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Thông thường, chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Bạn thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện khi bé lên 1 tuổi.

Joana Ramos-Jorge, một nha sĩ nhi khoa ở Brazil, cũng đã thực hiện một nghiên cứu 8 tháng về quá trình mọc răng của trẻ và các triệu chứng liên quan sau quá trình, cô thấy các bậc phụ huynh thường tìm đến mình nhờ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé trong khi thực sự trẻ bị bệnh khác, như bệnh do virus.

Nghiên cứu của cô cho thấy các triệu chứng liên quan đến mọc răng bao gồm phát ban, chảy dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ trong thời gian ngắn, cáu kỉnh, chán ăn và tăng nhiệt độ nhẹ. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không kéo dài, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Các bé bị bệnh thì triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Để giảm bớt khó chịu cho bé, đầu tiên có thể thử cho bé dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol. Nếu bé mọc răng, con sẽ cảm thấy khá hơn. (Nếu nó không có tác dụng, có thể không phải bé bị mọc răng). Ngoài ra có thể đưa cho bé một vòng nướu ngậm lạnh và bế bé đi dạo chơi.

Vương Linh (theo Webmd)
Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

‘Ti tỷ’ thắc mắc quanh chuyện mọc răng

Dấu hiệu mọc răng, cách giảm đau cho trẻ, giải đáp về lý do trẻ mọc răng chậm...tất cả thông tin sẽ được "update" tại đây!


Trẻ mọc răng không phải 100% đều bị sốt (ảnh minh họa)

Mọc răng là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ năm đầu tiên, cũng là thời điếm rất nhiều bà mẹ chờ mong. Một số hồi hộp vì được ngắm nụ cười con yêu với những chiếc răng bé xinh, nhưng đa số lại lo lắng và căng thẳng vì sợ bé sẽ bị sốt, chán ăn, quấy khóc trong thời gian mọc răng.

Mọc răng là quá trình bình thường khi răng đẩy lợi nhú lên. Khi răng chuẩn bị mọc bé sẽ có những biểu hiện như lượng nước bọt tăng, nước dãi chảy nhiều, bé muốn nhai, có biểu hiện nhay nhay hai lợi với nhau và nướu lợi của bé hơi sưng lên một chút. Bé cũng có thể thay đổi khẩu vị, không muốn uống loại sữa yêu thích nữa và có khi bị sốt nhẹ. Để giải tỏa những thắc mắc của mẹ quanh chuyện răng và mọc răng của bé, xin "bật mí" mẹ những thông tin hữu ích sau:

Biểu hiện của mọc răng theo "truyền thuyết" là chảy nước dãi, sốt cao và tiêu chảy?

Chảy nước dãi chính xác là một biểu hiện của mọc răng. Khi trẻ mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi hơn để làm mát và làm dịu nướu đang hơi sưng lên của bé. Vì thế mẹ không cần phải lo lắng khi bé chảy dãi nhiều mà hãy chú ý lau dãi thường xuyên cho bé để bé có cảm giác sạch sẽ.

Tuy nhiên, sốt cao và tiêu chảy thì không chính xác. Khi bé mọc răng thường chỉ có biểu hiện là sốt rất nhẹ không quá 38 độ C. Vì thế nếu bé bị sốt cao và chảy nước mũi là do bệnh lý khác. Mẹ nên cho bé đi bác sỹ để kiểm tra cụ thể.

Mặt khác, cũng chưa một nghiên cứu khoa học nào tìm thấy điểm liên quan giữa chứng tiêu chảy với quá trình mọc răng của bé. Ngày nay có rất nhiều chứng bệnh được các mẹ nghiễm nhiên đổ lỗi do mọc răng của bé và điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bé yêu khó chịu, sốt cao hơn 38 độ và bị tiêu chảy hãy đưa con đi khám ngay nhé.

Dạy con ăn thô lúc đang mọc răng

Trẻ mọc răng sẽ lười ăn điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Lợi của bé sẽ bị nhức và hơi đau trong khi răng đang nhú lên nên bé sẽ không còn cảm thấy ngon miệng nữa. Nếu trong giai đoạn này bé có biếng ăn hơn thì mẹ cũng đừng lo lắng mà bổ sung cho bé uống nhiều sữa hơn là được.

Tuy nhiên, một thông tin thú vị cho mẹ: Trẻ đang mọc răng thường rất ngứa lợi và muốn nhai căn. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ dạy bé tập nhai hoặc cho con ăn bốc theo phương pháp BLW. Rất nhiều mẹ đã áp dụng vào thời điểm này và thành công với khả năng ăn thô của con.

Những đồ vật an toàn và nhẹ nhàng dành cho trẻ trong thời gian mọc răng

Những thứ đồ hơi cứng và lạnh là lựa chọn tốt nhất, như vòng đồ chơi bằng nhựa hay các khối hình được làm bằng chất liệu an toàn cho trẻ nhỏ, khăn lau mặt được ngâm trong nước lạnh, bánh mỳ tròn đông lạnh hay bánh quế đông lạnh. Nếu bánh tan chảy và nhão ra thì mẹ hãy loại bỏ chúng ngay nhé. Tốt nhất mẹ hãy để những đồ chơi mà bé có thể nhai an toàn trong tầm với của con. Một chiếc vòng đồ chơi được làm mát trong tủ lạnh nhưng không phải đông lạnh được nhiều các chuyên gia cho rằng là thứ đồ tốt nhất cho bé trong thời gian này.

Cách giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này

Quá trình mọc răng không kéo dài nên sự đau đớn và nhức nhối một chút trong lúc này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến thể chất của bé. Vì thế sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng. Cách tốt nhất mẹ có thể làm cho bé là nhẹ nhàng xoa lợi cho bé bằng ngón tay sạch của mẹ hoặc bằng khăn lạnh đã được vò sạch sẽ, như thế giúp bé kiểm soát được cơn đau và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Loại thuốc có chất Acetaminophen có thể giảm cơn đau cho bé nhưng tốt nhất mẹ cần tham khảo tư vấn của các bác sỹ nhi khoa trước khi cho con sử dụng.

Cha mẹ có nên lo lắng khi không thấy bé mọc răng?



Lịch mọc răng tham khảo của trẻ

Các chuyên gia đã khẳng định không có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay muộn nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nhé. Chiếc răng đầu tiên có thể nhú vào bất cứ thời điểm nào từ 3 đến 12 tháng tuổi. Một số trẻ đã nhú răng ngay từ lúc mới 3 tháng tuổi nhưng lại có bé đến tận 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Các chuyên gia nhi khoa cho biết việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì thế nếu cha mẹ bé mọc răng từ 3 tháng tuổi thì bé cũng sẽ giống bố mẹ thôi.

Nếu đến 14 tháng bé vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì rất có thể đó biểu hiện của một vấn đề khác như chứng loạn sản ngoại bì. Đây là chứng biểu hiện sự phát triển bất thường của da, tóc, móng, răng và tuyến mồ hôi, nó có thể ảnh hưởng tới da và hệ thần kinh nên tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám cẩn thận và có thể sẽ được bác sỹ hướng dẫn thực hiện chụp tia X để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Mọc răng sữa là quá trình rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Răng sữa giữ chỗ trước và hướng cho răng vĩnh viễn sau này của bé được ở đúng vị trí của nó. Nếu răng sữa của bé bị hư hỏng nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, khả năng nhai và nói của trẻ sau này. Vì thế các mẹ hãy quan tâm và để ý đặc biệt đến con trong khoảng thời gian này.

Read More...

Bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi

Trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương hay mắc các bệnh truyền nhiễm do các tác nhân bên ngoài.

Răng sơ sinh

Trung bình cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có 1 bé có răng từ khi mới lọt lòng mẹ . Bản chất của răng sơ sinh có thể do vị trí mầm răng nằm ở cao phía trên hoặc có thể là do sự lạc chỗ của mầm răng từ giai đoạn bào thai. Hầu hết các răng sơ sinh không có chỉ định điều trị mà sẽ được nhổ khi răng quá lỏng lẻo có nguy cơ rơi vào phế quản hoặc phổi hoặc gây loét vùng dưới lưỡi, môi, thậm chí gây khó khăn cho người mẹ khi cho trẻ bú.


Khám răng định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện các vấn đề răng miệng.

Nanh sữa

Nanh sữa thường gặp ở 3/4 trẻ sơ sinh. Nanh sữa là những nang nhỏ, kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay tập trung thành đám trên niêm mạc khẩu cái, xương hàm hay ngay trên bờ lợi. Đa số các nanh sẽ tự vỡ, nếu các trường hợp nanh sữa khiến trẻ có biểu hiện biếng ăn, bỏ bú, cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ răng hàm mặt tiến hành thủ thuật chích nanh.

Giai đoạn mọc răng sữa

Bắt đầu từ 3 tháng, trẻ có thể có những dấu hiệu như chảy nước dãi, thường xuyên gặm nhấm đồ vật xung quanh, quấy khóc, chán ăn khó ngủ và đặc trưng là sốt. Đây là những triệu chứng điển hình của giai đoạn mọc răng sữa. Biểu đồ mọc răng dựa trên con số thống kê có tính xác suất. Tuổi mọc răng của từng bé khác nhau do di truyền, chế độ ăn, môi trường và nhiều yếu tố. Giai đoạn này bố mẹ cần giúp con giữ vệ sinh răng miệng, chăm sóc toàn thân nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần cho đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi cần thiết.

Trẻ bình thường sẽ mọc hết 20 chiếc răng sữa trong vòng 3 năm đầu tiên, bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai.

Các bệnh lý thường gặp

Sâu răng: Các lỗ sâu xuất hiện trên mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong, mặt bên của trẻ. Ngay khi phát hiện có lỗ sâu trên răng, bố mẹ nên đưa trẻ đến viện để được điều trị thích hợp.

Sâu răng gây biến chứng tủy: Những răng sâu không được điều trị trám bít sớm sẽ gây biến chứng viêm tủy răng, làm trẻ đau răng, không ăn nhai được, bỏ ăn, sút cân, sốt... bố mẹ khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như bỏ ăn, sút cân, sốt, kêu đau vùng răng miệng, hay phát hiện lỗ sâu trên răng cần đưa cháu đến bệnh viện hay cơ sở nha khoa để được khám chữa kịp thời, tránh để lâu gây các biến chứng nặng nề như áp-xe răng miệng, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn, gây mất răng sữa sớm, lệch lạc răng...

Viêm lợi: Độ tuổi 0-3 tuổi thường có biểu hiện viêm lợi khi mọc răng, sau các đợt sốt cao, hay do bố mẹ không biết cách vệ sinh răng miệng.

Thường thấy trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, lợi đau viêm tấy, chảy máu tự nhiên hay khi vệ sinh răng miệng, hơi thở hôi, vùng lợi viêm tấy đỏ sung nề, chảy máu lợi. Điều quan trọng là bố mẹ không nên dùng lá cây, lá rau đắp thuốc, gây nhiễm khuẩn huyết, cần đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
Chấn thương răng: Từ 0-3 tuổi là thời gian các bé chập chững tập những vận động đầu tiên của cuộc đời: lẫy, bò, đứng, đi... Đây là lúc các bé tìm hiểu cuộc sống và luôn hào hứng, hiếu kỳ với những thứ xung quanh. Chính vì thế, các tai nạn sinh hoạt rất dễ xảy ra và phần lớn làm chấn thương đến vùng răng miệng của các bé (các tư thế ngã sấp, đập mặt vào bàn ghế, ngã xe tập đi...) làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn chưa mọc của trẻ. Ngay khi bé bị ngã, bố mẹ cần kiểm tra răng miệng cho trẻ vì trẻ chưa tự ý thức được.

Nếu thấy có bất thường vùng răng miệng như chảy máu, di lệch răng, gãy vỡ, lún, trồi răng, rơi răng ra ngoài... bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không tìm cách tự chỉnh, sửa, làm bẩn vết thương gây nhiễm khuẩn. Tùy theo tình trạng, bác sĩ răng hàm mặt sẽ có phương pháp xử trí kịp thời để bảo tồn hay nhổ bỏ răng sữa và có biện pháp điều trị lâu dài thích hợp.

Trong những năm đầu của trẻ, bố mẹ nên hình thành sớm cho con thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần 1 ngày, khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần và ăn uống đủ chất, bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ), đảm bảo cho sự hình thành phát triển của răng và của trẻ trong suốt những năm tháng sau này.

AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Phương Huyền - Sức khỏe & Đời sống

Read More...

Đánh răng cho trẻ từ khi 6 tháng tuổi

Với quan niệm "răng sữa đằng nào chả thay", nên nhiều cha mẹ thường không chú ý đến việc chăm sóc răng cho con. Nhưng họ đâu biết rằng răng sữa thực chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ những năm đầu đời.


Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng nếu chúng ta chăm sóc răng, lợi cẩn thận ngay từ giai đoạn sớm, răng sữa phát triển tốt thì răng vĩnh viễn cũng sẽ chắc khỏe suốt đời.


Nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ là do bú bình, ngậm núm vú giả, hoặc do vi khuẩn gây bệnh răng miệng được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú...

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng nếu chúng ta chăm sóc răng, lợi cẩn thận ngay từ giai đoạn sớm, răng sữa phát triển tốt thì răng vĩnh viễn cũng sẽ chắc khỏe suốt đời.

Nên đánh răng cho trẻ từ khi nào?

Trẻ thường mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng theo các bác sĩ của Chương trình Healthy Family (Hoa Kỳ) ngay trước khi trẻ có răng, các bà mẹ cũng nên chú ý chăm sóc, vệ sinh nướu cho trẻ sạch sẽ bằng gạc mềm thấm nước sạch ngay sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa.

Khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, các bà mẹ nên dùng gạc hoặc khăn vải ướt quấn quanh ngón tay, lau sạch cả mặt trước, mặt trong và xung quanh chiếc răng mới cho trẻ. Đồng thời cũng cần chú ý vệ sinh cả nướu răng.

Lên 3 hay 4 tuổi, là thời điểm tốt nhất tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Nên nhớ hãy mua đúng loại bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em để đảm bảo chắc chắn rằng lợi của bé không bị tổn thương.

Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Vì việc tiêu thụ nhiều chất fluor không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Bạn có thể giám sát hoặc giúp bé chải răng vì bé chưa có ý thức để chủ động chải sạch răng và tay bé cũng chưa đủ khoẻ để chà sạch các mảng bám trên mặt răng. Không ít các gia đình chủ quan, tin rằng con đã 4 - 5 tuổi, có thể tự đánh răng mỗi tối, nhưng lâu dần vẫn thấy răng có mảng bám, vàng ố và bắt đầu bị sâu.

Do vậy, theo TS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, tốt nhất bạn chỉ nên để bé tự làm việc đó khi đã 6 tuổi.

Khi nào nên đi khám nha khoa?

Theo các chuyên gia nhi khoa, thời điểm thích hợp nhất để đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa là ngay khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Các bác sĩ nha khoa sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, sử dụng kem đánh răng cho bé, giúp việc vệ sinh và chăm sóc răng được hiệu quả hơn.

Việc kiểm tra càng sớm sẽ càng thuận lợi để bảo vệ trẻ khỏi những vấn đề như sâu răng do bú bình, kích thích răng, các bệnh về nướu... Nếu phát hiện các nguy cơ này, nha sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị dự phòng giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh sau này.

TS Phạm Như Hải khuyên rằng, cũng như người lớn, chúng ta nên cho bé đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần, để phát hiện sớm và điều trị những vấn đề liên quan đến răng miệng. Theo Khoa học & Đời sống

Read More...

Tôm làm sạch răng như nha sĩ

Cậu bé Russell Laman này cho biết khi đi lặn biển cùng cha, cậu đã bắt chước hành vi của các loài cá xung quanh để thu hút những con tôm vào trong miệng giúp cậu vệ sinh răng.


Khi được những chú tôm giúp vệ sinh răng miệng, cậu bé Laman cảm thấy như được các nha sĩ lấy cao răng nhẹ nhàng và khéo léo

Loài tôm giúp cậu đánh răng là loài sinh vật vô cùng đặc biệt sống và phát triển nhờ việc lặn vào trong miệng cá để ăn những ký sinh trùng ẩn nấp trong đó.

Khi những chú tôm bơi tới gần, cậu bé Laman bắt đầu há miệng ra để chúng bơi vào và loại bỏ tất cả thức ăn thừa mắc trong các kẽ răng của mình.

Bố của cậu bé kỳ lạ này đã nhanh tay chụp được hình ảnh những chú tôm giúp cậu đánh răng vô cùng sống động khi họ cùng nhau đi lặn.



Laman bắt chước hành vi của các loài cá để thu hút những chú tôm bơi vào trong miệng

Cậu bé Laman cho biết cảm giác khi những chú tôm giúp cậu vệ sinh răng miệng giống như cảm giác cậu được các bác sĩ lấy cao răng rất nhẹ nhàng và khéo léo.

Trước khi quyết định sử dụng phương pháp vệ sinh răng miệng rất độc đáo này, Laman đã tìm hiểu kỹ cách những chú tôm lặn vào trong miệng cá để loại bỏ những thức ăn thừa.

Mặc dù Laman mới chỉ 13 tuổi những cậu đã theo cha đi lặn trong suốt 7 năm nên cậu đã học được cách bình tĩnh nhịn thở trong vòng 40 giây để lũ tôm có thời gian làm sạch răng miệng cho cậu.

Ngoài ra, cậu cũng học được cách để đuổi lũ tôm ra ngoài khi cậu cần hít thở. Khi Laman cảm thấy gần hết không khí để thở cậu bắt đầu từ từ ngậm miệng vào và lũ tôm sẽ tự động bơi ra ngoài.

Read More...

Bằng chứng cho thấy người cổ đại đã biết dùng tăm để "xỉa răng"

Phát hiện về việc dùng tăm để vệ sinh răng miệng của người cổ đại này được các nhà khoa học Thụy Sĩ công bố.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã giải thích được lý do tại sao hàm răng của người cổ đại đầu tiên (nhánh người có họ hàng với con người hiện đại) lại có những lỗ hổng lớn và bị biến đổi khá nhiều. Đó chính là vì người cổ đại đã sử dụng tăm để vệ sinh răng miệng của mình.

Kết luận này được rút ra sau khi các nhà khảo cổ tiến hành nghiên cứu trên hóa thạch của loài người cổ đại đầu tiên tại khu vực Dmanisi (Cộng Hòa Georgia), có niên đại khoảng 1,8 triệu năm. Hóa thạch này gồm 4 bộ hàm (trên hoặc dưới) của cả thanh niên, người già và một số họ người khác - được tìm thấy trong khu vực Dmanisi nói trên.


Phần lỗ hổng rất lớn giữa các răng tiết lộ thói quen sử dụng tăm của người cổ đại

Nhà cổ sinh vật học Ann Margvelashvili đến từ Viện nghiên cứu và Bảo tàng Nhân chủng học Zurich (Thụy Sĩ) cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phần hàm răng trên của các hóa thạch bởi chúng thường được bảo quản tốt hơn so với các bộ phận khác". Kết quả chỉ ra, chính việc lạm dụng tăm là nguyên nhân dẫn đến việc hàm răng của loài người cổ đại đã bị biến đổi và xuất hiện lỗ hổng lớn.

Các vết xước được tìm thấy ở chân răng tiết lộ thói quen xỉa răng quá nhiều lần, dẫn tới hàm bị sưng tấy và nhiễm trùng. Điều này phần nào chỉ ra cách thức mà loài người thời cổ đại ăn uống và sinh tồn.


Việc lạm dụng tăm chính là nguyên nhân lý giải tại sao hàm răng của loài người cổ đại này đã biến đổi khá nhiều

Tuy nhiên, những bộ hàm thu thập được lại có nhiều sự khác biệt khá lớn. Một số người cho rằng, đây đơn thuần chỉ là sự khác biệt giữa 2 giới trong cùng một loài. Nhóm khác lại khẳng định, sự chênh lệch này xuất phát từ sự bất tương đồng giữa các loài khác nhau trong họ người.

Để giải quyết băn khoăn này, các nhà khoa học đã phân tích sự biến đổi về xương hàm của những người săn bắn, hái lượm ở Úc, Greenland, sau đó đối chiếu với răng và bộ hàm của nhóm người cổ đại tìm thấy ở Dmanisi.

Kết quả thu được cho thấy, sự khác biệt của bộ hàm tìm thấy ở Dmanisi đơn giản xuất phát từ tính đa dạng giữa cá thể trong cùng một loài. Về lý thuyết, răng có thể bị mòn đi theo những cách khác nhau, dẫn tới sự tái định hình đặc điểm của xương hàm, bao gồm cách sắp xếp răng, độ dài và góc hàm...


Hình ảnh cho thấy bộ hàm của người trẻ ít bị mài mòn nhất

Các chuyên gia phát hiện, ở một bộ hàm được tìm thấy ở Dmanisi, hầu hết tất cả răng đã bị mòn, chỉ còn duy nhất một chiếc răng nanh. Các nhà nghiên cứu dự đoán, để có thể sinh tồn khi không còn răng để ăn, họ người này chắc chắn phải sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để làm mềm thức ăn trước khi “thưởng thức”.

Theo Trí Thức Trẻ

Read More...

Chải răng kỹ mà vẫn có mùi

Tôi 24 tuổi, mắc chứng hôi miệng từ khi 7 tuổi. Lúc nhỏ do ở miền quê nghèo khó, ít chăm sóc kỹ răng miệng, sau này vệ sinh kỹ và đều đặn nhưng răng bị ố vàng, hơi thở có mùi hôi nặng.


ảnh minh họa

Tôi rất ngại khi đối diện với mọi người để nói chuyện. Từ một người vui tính tôi trở thành một người rụt rè nhút nhát. Tôi đã làm rất nhiều cách, bốc thuốc để sắc thuốc... nhưng không hề thay đổi. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì để chữa được căn bệnh này? (Văn Tiến)

Trả lời

Chào bạn!

Tôi rất đồng cảm với những lo lắng của bạn. Bởi lẽ hôi miệng tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống của người bị bệnh, cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách loại sớm chứng hôi miệng nếu xác định được nguyên nhân gây ra là từ đâu.

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bắt nguồn từ một số yếu tố như vệ sinh răng miệng không tốt, do hút thuốc lá, do ăn các thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành… Ngoài ra, khi bạn bị viêm xoang, viêm họng, viêm loét dạ dày, hay hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… thì đều có nguy cơ hôi miệng.

Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý vùng miệng, thông thường là do các nguyên nhân như:
  • - Viêm nướu, do vôi răng nhiều, đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và gây ra hôi miệng.
  • - Viêm nha chu, đây là bệnh viêm nướu diễn tiến nặng do không điều trị.
  • - Và nguyên nhân phần lớn người bệnh mắc phải là do sâu răng.
  • - Tuyến nước bọt kém hoạt động dẫn đến khô miệng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng, nên uống nước thường xuyên, lấy cao răng định kỳ, tránh ăn những loại thức ăn nặng mùi gây hôi miệng, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá… Khi bị các bệnh về răng miệng, hay các bệnh về dạ dày, thực quản nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, vì thế để biết bạn bị hôi miệng do nguyên nhân từ đâu, cách tốt nhất là bạn đến các bác sĩ khám để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Chúc bạn sớm tìm được nguyên nhân và lấy lại sự tự tin

Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Làm sạch răng đúng cách

Các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ chia sẻ một số lời khuyên cơ bản có thể giúp bạn có được bộ răng sạch và chắc khỏe, theo femalefirst.co.uk.


Để có hàm răng trắng đẹp, bạn cần biết cách chăm sóc răng đúng cách - Ảnh: Shutterstock

Thay đổi bàn chải đánh răng

Một bàn chải đánh răng mòn không thể làm sạch răng đúng cách, và thậm chí có thể gây tổn hại nướu răng. Thay đổi bàn chải đánh răng mỗi hai hoặc ba tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị bè ra. Sử dụng bàn chải đánh răng điện có thể giúp chống chải răng quá mạnh.

Đánh răng trước bữa ăn sáng

Bạn nên đánh răng hai lần một ngày và không nên đánh ngay sau khi ăn vì a xít có thể làm mềm lớp ngoài của men răng và bạn đánh răng sẽ làm mất đi lớp men này. Ngoài ra, đừng quên chải lưỡi vì có thể giúp xua đuổi hơi thở hôi.

Giảm bớt đường giữa các bữa ăn

Nhâm nhi món ngọt và đồ uống có đường có thể gây sâu răng vì miệng của bạn mất khoảng một giờ để vô hiệu hóa các cuộc tấn công của đường.

Bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể khiến răng chuyển sang màu vàng, cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh về lợi và ung thư miệng.

Hạn chế đồ uống có cồn

Nạp lượng cồn quá nhiều có liên quan đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng. Rượu vang trắng, rượu táo được coi là dễ ăn mòn răng.

Bớt a xít

Cam quýt có thể có tính a xít, giống như dưa chua và thức uống có ga. Nhớ súc miệng bằng nước sau đó để giảm tác động có hại của a xít. Ngoài ra, sử dụng ống hút khi dùng thức uống có ga.

Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo

Bị nhức, đau răng hay nướu chảy máu có thể là cảnh báo bạn cần phải gặp nha sĩ. Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng.

Huỳnh Thiềm

Read More...

12 loại thực phẩm làm trắng răng một cách tự nhiên

Uống nhiều nước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.



Dâu tây

Tuy dâu tây có màu đỏ tươi, nhưng axit malic chứa trong dâu tây, hoạt động như một chất làm se tự nhiên giúp ngăn ngừa sự xỉn màu trên bề mặt răng, TS. Irwin Smigel, chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ nha khoa nói.

Tươi ngon và mọng nước, dâu tây có thể được dùng để ăn kèm với sa-lát cũng như làm món tráng miệng và có bán ở tất cả các chợ trong thời điểm này. Bởi vậy, việc ăn dâu tây hằng ngày thật tiện lợi và đơn giản.


Các loại hạt

Trong khi nhai, các loại hạt cứng giúp chà xát mảng bám và vết ố ra khỏi bề mặt răng, TS Matthew Messina, một phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ cho biết.

Hãy ăn một vài quả hạnh nhân trong bữa ăn nhẹ buổi chiều, hạnh nhân cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo lành mạnh và sẽ đem lại cho bạn một hàm răng trắng bóng như ngọc trai.

Hành tây

Mặc dù hành tây không phải là một bữa ăn nhẹ lý tưởng, gây “mất điểm” cho hơi thở của bạn, nhưng hoạt chất allium từ hành tây rất tốt cho răng. Alium không màu, sẽ không gây mảng bám trên bề mặt răng của bạn.

Ăn hành tây ó tác động đến răng của bạn tương tự như bạn vừa đánh răng, làm cho răng của bạn sáng bóng dần lên.



Táo

Ăn táo rất tốt cho nướu và răng của bạn, và lượng nước cao trong táo sẽ làm tăng cường tiết nước bọt, phân giải và trung hòa các nhóm vi khuẩn dẫn đến hôi miệng và mảng bám trên răng.



Thuốc muối

Hãy tìm một chiếc bàn chải răng đã cũ, và thử chải răng với thuốc muối. Thuốc muối giống như một chất tẩy trắng, và sự thực thuốc muối là một loại muối trong chế biến thực phẩm, thuốc muối chứa chất mài mòn nhẹ giúp chà đi mảng bám và vết bẩn trên bề mặt răng.



Cần tây và cà rốt

Với hàm lượng nước cao như nhau, cần tây và cà rốt có lợi cho vòng eo và sức khỏe cuả bạn. Hai loại rau này cũng giúp cho răng bạn trở nên sáng bóng bằng cách kích thích tiết nước bọt giúp đánh tan vụn thức ăn thừa trên răng và tốt cho nướu của bạn.



Súp lơ xanh

Không giống như củ cải đường và nam việt quất, súp lơ xanh không hay bị mắc ở kẽ răng vì vậy nó không gây ra vết ố trên bề mặt răng của bạn. Hãy ăn những bông súp lơ xanh tươi trong bữa trưa , những bông hoa này sẽ chà xát lên bề mặt răng của bạn, giống như một chiếc bàn chải thật mềm mại và tự nhiên.



Phô mai

Phô mai cứng và được đóng thành từng khối nhỏ, chứa đầy đủ can xi tốt cho răng và nướu của bạn. Thêm vào đó, các loại phô mai gần như không màu, sẽ không để lại vết ố trên bề mặt răng của bạn…



Cam

Cam chứa một loại axit có thể mài mòn men răng của bạn,nếu ăn nhiều cam có thể khiến cho răng bạn trở nên trắng hơn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên ăn quá nhiều cam, chỉ một cốc nước cam là đủ để có một hàm răng trắng bóng rồi.

Cam cũng chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe của bạn.



Nước

Uống nhiều nước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.

Tuy nhiên, nước cũng làm giảm nồng độ axit trong miệng bạn, tác động xấu đến men răng của bạn. Bác sỹ Smigel cảnh báo không nên uống quá nhiều nước sô đa, axit trong loại nước này sẽ mài mòn men răng của bạn.





Bác sỹ Smigel khuyên bạn nên ăn một quả lê để trung hòa vi khuẩn gây mùi hôi và vi khuẩn gây vết bẩn trên răng. Vị ngọt của lê làm tăng tiết nước bọt, lê cũng giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn thừa, cho bạn một hàm răng sạch và sáng bóng.



Sữa và sữa chua

Các sản phẩm từ sữa luôn tốt cho răng. Hàm lượng can xi cao trong sữa sẽ làm răng bạn trở nên sáng bóng và chắc khỏe. Nhưng bác sỹ Messina cũng cảnh báo, không phải tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều canxi (như rau chân vịt) đều tốt cho răng, các loại thực phẩm này dễ gây vết ố cho răng của bạn. Hãy ăn sữa chua trong những bữa ăn nhẹ, hoặc uống một cốc sữa và ăn kèm với bánh quy sau bữa ăn tối.

Quỳnh Trang Theo Redbookmag

Read More...