Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Chăm sóc răng miệng trẻ em như thế nào?

Các vấn đề răng miệng của trẻ em có thể do những thói quen khi còn ấu thơ như mút ngón tay, mút môi, lưỡi tự đẩy hàm răng ra, sâu răng, rụng răng sớm, nghiến răng và nuốt không đúng cách. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng người lớn (vĩnh viễn), ta cần giữ cho răng em bé khỏe mạnh – một yếu tố rất quan trọng để cho răng người lớn có chỗ mọc. Sức khỏe răng miệng cũng là sức khỏe tổng thể của trẻ em.

Bệnh sâu răng là do mất men răng và cũng có nghĩa là răng bị hư. Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc do lối sống như thực phẩm các em ăn hàng ngày, cách chăm sóc răng miệng, nồng độ chất Fluoride có trong nước và kem đánh răng. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc răng của trẻ em có dễ bị sâu hay không.

Bệnh sâu răng có thể bắt đầu từ 1-3 tuổi vì khi cho con em bú bình, răng sữa của bé tiếp xúc thường xuyên với các loại đường từ sữa và các loại nước trẻ uống, như nước ép trái cây, nước đường, hoặc bất kỳ thức uống ngọt khác. Chất đường trong các thức uống này khi còn dính lại trong miệng, nó sẽ làm trẻ bị sâu răng.

Nếu không được điều trị, răng bị hư hỏng có thể làm các em bị đau răng và có khó khăn trong việc nhai thức ăn. Ngoài ra, răng sữa đóng vai trò “dành chỗ” cho răng người lớn. Nếu răng sữa bị hư hỏng hoặc bị phá hủy răng sữa không thể giúp hướng dẫn răng người lớn vào đúng vị trí và hàm răng mọc lên sẽ “mất trật tự”.

Ðể ngăn ngừa sâu răng do bú bình:

-Trong ngày, không nên cho bú bình nước có đường, mà nên cho trẻ uống nước thường.
-Ðừng nhúng núm vú của em bé trong đường, mật ong, hoặc bất kỳ chất lỏng có đường nào khác.
-Ðừng để bé đi ngủ với một bình chứa đồ uống có đường (nước trái cây tươi hoặc sữa cũng đều làm tăng nguy cơ sâu răng). Cho em bé một lượng nhỏ nước bình thường hoặc sử dụng núm vú thay thế.
-Không nên cho thêm đường vào thức ăn của bé.
-Dùng một miếng vải ướt hoặc ngón tay để lau răng và nướu răng của bé sau mỗi lần cho ăn. Ðiều này khiến cho vi khuẩn và đường không làm thành một màng bám trên răng hay trên nướu răng các của em.
-Hỏi nha sĩ của bạn về nhu cầu Fluoride cho em bé.

Khi cho trẻ em ăn thực phẩm có chất đường và tinh bột (carbonhydrate), những chất đường và tinh bột này được vi khuẩn bám trên răng tiêu thụ và sản sinh ra các chất acids ăn mòn men răng. Theo thời gian, men răng bắt đầu bị phá hủy phía dưới răng, trong khi trên bề mặt răng vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng phía dưới bị mất dần đi cho đến một lúc nào đó, bề mặt răng sẽ bị phá vỡ: Răng bị sâu!

Sâu răng sẽ làm các em bị: Ðau răng khi nhai hay cắn, răng đổi màu xám, nâu, hoặc có đốm đen.

Cơn đau nhức răng có thể trở nên tồi tệ hơn khi các em ăn đồ ngọt, ăn hoặc uống thức ăn nóng hay lạnh.

Sâu răng nặng hơn có thể gây ra một túi chứa đầy mủ (áp xe) trong xương ở chân răng và hàm sẽ bị sưng lên. Khi các em có triệu chứng trên thì phụ huynh nên cho các em tới nha sĩ để chuẩn bệnh. Bởi vì sâu răng phát triển phía dưới bề mặt răng, nơi không thể thấy được nên cần phải chụp X-ray cho thấy răng bị sâu tới đâu.

Phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới có hiệu quả ngừa sâu răng:

-Các em cần đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày (sáng và tối, sau bữa ăn) và phụ huynh cần giúp các em dùng chỉ tơ nha khoa (dental floss) mỗi ngày để loại bỏ màng bám giữa các răng và dưới đường viền nướu.
-Ðến nha sĩ kiểm tra răng miệng thường xuyên mỗi sáu tháng.
-Chế độ ăn uống cân bằng theo đó hạn chế thức ăn có chất đường và tinh bột. Sau khi dùng những thực phẩm này, phụ huynh ráng nhắc các em hãy uống một chút nước để súc miệng.

Tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng, cạo vôi răng, làm răng sứ, tẩy trắng răng của nha khoa DENTA chúng tôi nhé!