Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân mang implant
written by TrungLun0112
at Aug 11, 2012
I. Giới thiệu về Implant:
1) Định nghĩa:
• Implant là 1 chân răng nhân tạo được đặt vào xương hàm bằng phương pháp phẫu thuật để phục vụ cho mục đích phục hình
• Implant có thể dùng để thực hiện phục hình thay thế 1 hoặc nhiều răng
2) Phân loại implant:
• Implant dưới màng xương (subperiosteal implant): Hiện nay rất hiếm dùng vì có nhiều biến chứng
• Implant trong màng xương (Endosteal implant)
3) Thành phần của implant:
• Có 3 thành phần chính: Trụ implant, abument (trụ vòm) và phục hình(cố định hoặc tháo lắp).
• Trụ implant và abutment đều được làm bằng titanium.
• Ngoài ra còn có 2 con ốc, 1 dùng để gắn abutment vào implant, 1 để gắn phục hình vào abutment.
4) Các bước thực hiện phẫu thuật:
• Giai đoạn 1: Đặt trụ implant vào xương hàm:
- Mở niêm mạc
- Sửa soạn xương (Dùng mũi khoan khoan đúng vị trí đã định trên xương hàm)
- Đặt trụ implant vào
- Đóng niêm mạc
Chờ khoảng 3-6 tháng cho sự cốt hoá diễn ra. Trong thời gian này, Bn phải luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tránh các chấn thương lên xương hàm
• Giai đoạn 2: Nối abutment vào trụ implant
• Giai đoạn 3: Thực hiện phục hình như trên 1 cùi răng thông thường. Có thể chọn lựa giữa phục hình cố định và phục hình tháo lắp.
II. Kỹ thuật vệ sinh răng miệng cho Bn mang implant:
1) Các biện pháp VSRM cần cân nhắc các yếu tố:
• Loại implant
• Vị trí, chiều dài, góc của abutment
• Thói quen và khả năng, đặc điểm của t ừng BN
• Loại- cấu trúc của phục hình
Duy trì implant lâu dài là 1 công việc đòi hỏi sự nỗ lực và hợp tác của cả BS và bệnh nhân.
a)Về bệnh nhân:
- Tự kiểm soát mảng bám trên răng mình 1 cách hiệu quả (với bàn chải, chỉ, nước súc miệng…). Phải bảo đảm khoảng 85% mặt răng – implant không được có mảng bám.
- Tái khám đều đặn mỗi 3- 6 tháng
b)Về Bác sĩ:
- Kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh răng miệng của bệnh nhân
- Kiểm tra tình trạng mô mềm. Lấy vôi răng
- Chụp phim mỗi 18 đến 24 tháng để xem xét sự cốt hóa của xương và implant
- Nếu phục hình phía trên tháo ra được, phải lấy ra làm sạch mỗi 18-4 tháng
2)Kỹ thuật VSRM:
a)Sau phẫu thuật: Vì có 1 số khó khăn như:
- Trong miệng bệnh nhân có nhiều vết khâu, dễ tích tụ mảng bám vi khuẩn.
- Mô trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích hơn.
- BN có xu hướng né những vị trí đau trong miệng.
Do đó, việc VSRM trong giai đoạn này cần hết sức chú ý
• Nguyên tắc: Nhẹ nhàng, kỹ càng, hiệu quả, không xâm lấn.
• Sử dụng:
- Chlorhexidine gluconate:
• Súc miệng
• Thấm vào gạc hoặc bàn chải 1 bó sợ lau nhẹ
- Bàn chải: sử dụng loại extra-soft(cực mềm)
b)Sau khi đã đặt phục hình: cần bổ sung 1 số dụng cụ VSRM khác:
i. Phục hình cố định
• Nguyên tắc chung:
- Chải răng cẩn thận cả mặt ngoài và mặt trong, các abutment
- Dùng chỉ và bàn chải kẽ răng làm sạch các abutment
Có 2 loại phục hình cố định thường được sử dụng:
• Mão gắn bằng cement: không tháo ra được.
- Thường chỉ chỉ định cho 1 răng. Loại này giống như 1 chiếc răng thật. Cần cẩn thận làm vệ sinh sạch với bàn chải và chỉ.
- Nếu thực hiện cầu răng loại này, BS cần chú ý tạo các tiếp điểm và vùng kẽ răng thật tốt, tạo điều kiện để BN có thể lấy sạch mảng bám ở vùng này
• Mão gắn bằng ốc: Loại này đựoc gắn vào abutment bằng ốc, bác sĩ có thể tháo ra được.
Mỗi 18-24 tháng, khi BN tái khám, BS cần :
- Tháo phục hình ra, làm sạch bằng dung dịch rửa siêu âm.
- Kiểm tra độ lung lay của implant và siết chặt lại abutment.
- Làm sạch và đánh bóng abutment (Không được tháo ra)
- Gắn phục hình trở lại bằng 1 con ốc mới
ii. Hàm tháo lắp
• Tháo hàm ra và chải sạch hàm giả. Có thể ngâm hàm trong giấm nuôi mỗi ngày để loại bỏ vôi đóng trên hàm.
• Dùng bàn chải và chỉ nha khoa làm sạch các trụ và thanh nối trong miệng.
III. 1 số dụng cụ vệ sinh răng miệng đặc biệt:
1) Nước súc miệng: Có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mảng bám. Dùng loại có tính kháng khuẩn. Cẩn thận việc dùng Chorhexindine gluconate lâu dài ở những BN có các phục hình hay miếng trám dễ bị nhiễm màu trong miệng (VD: composite)
2) Bàn chải:
• Sử dụng bàn chải Soft hoặc extra soft
• Có thể dùng bàn chải máy ở 1 số BN đặc biệt như già yếu, khó vận động tay. Các bàn chải máy thường đi kèm các đầu chải đặc biệt , rất hiệu quả trong việc loại trừ mảng bám ở BN mang implant
• Bàn chải 1 bó sợi: hiệu quả ở các vùng răng sau. Có thể hơ nóng để bẻ cong cán, giúp bàn chải có thể len tới những vùng khó làm sạch nhất
• Bàn chải kẽ răng: làm sạch các vùng kẽ răng rộng hoặc dưới các thanh nối, các abutment.Có thể dùng kết hợp với chlorhexidine gluconate
3) Chỉ: Nhiều loại đặc biệt thuận lợi cho Bn mang implant. Thường những loại chỉ này có tiết diện lớn, giúp dễ dàng làm sạch. Chủ yếu là các loại chỉ dệt(woven floss)
• 1 số nhãn hiệu:
- Super floss: Cấu tạo có 2 phần chỉ: 1 dày, 1 mỏng và đầu cứng- giúp xỏ qua dễ dàng dưới các implant.
- Butler Post-care: cứng hơn loại chỉ thông thường, dễ đưa vào các khe.
• Các loại chỉ rẻ hơn như Yarns có thể dùng, nhưng có nguy cơ để lại các sợi nhỏ trên bề mặt nhám hoặc quanh phục hình
4) Tăm nước: Cần sử dụng đúng cách. Không hướng tia nước ngang vào mô mềm, sẽ gây tổn thương mô
5) Dụng cụ cạo vôi: Không được dùng các loại cạo vôi siêu âm và các cây cạo vôi có đầu bằng kim loại. chúng sẽ gây nên bề mặt nhám ở các cổ implant, góp phần làm tích tụ mảng bám. Dùng các loại curette bằng nhựa(plastic). Cũng có các đầu curette được chế tạo đặc biệt riêng nhằm gắn vào các thân dụng cụ bằng kim loại.
Source: Internet