Thực phẩm và nguyên nhân gây nên sâu răng.
written by TrungLun0112
at Oct 22, 2013
Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng từ bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng có 3 yếu tố: Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng, đường trong thức ăn và đồ uống, vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành và phát triển của các mảng bám răng chúng tiêu hoá đường để tạo acid, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng. Thời gian vi khuẩn và đường xuất hiện trong miệng: nói chung vi khuẩn và mảng bám có mặt trong miệng sau 15 phút đến khoảng 1 giờ sau khi ăn.
1. Đường và thực phẩm có đường:
Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn.
2. Tinh bột:
Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các chất đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/ nhiều đường có mức sâu răng cao. Bản chất không đồng nhất của tinh bột ( đó là mức độ tinh chế, nguồn gốc thực vật, thô hay được nấu ) là đặc biệt thích hợp khi đánh giá khả năng gây sâu răng tiềm tàng của nó. Một vài thử nghiệm cho thấy rằng tinh bột thô có khả năng gây sâu răng thấp. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng một phần ba hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose.
3. Thuốc dùng cho trẻ em có đường:
Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, xirô ho.... cho trẻ em dưới dạng dung dịch và đa số chứa một lượng lớn đường. Khi dùng thường xuyên trong thời gian dài những thuốc này có thể gây ra hoặc gia tăng tốc độ sâu răng.
4. Sự ăn mòn răng:
Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy việc thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga ( kể cả đồ uống thể thao ), dưa chua ( có dấm ), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng làm cho sự ăn mòn răng tăng lên.
5. Sâu răng do bú bình:
Là dạng sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Hầu hết những trường hợp này đều bú bình lúc đi ngủ hoặc vào giường với bình sữa cho đến khi ngủ. Có khi bà mẹ quá chiều trẻ hoặc không chịu được trẻ quấy khóc ban đêm nên vẫn cho trẻ tiếp tục ngậm bình trong khi ngủ. Hậu quả là trẻ sẽ có triệu chứng sâu cụt hết các răng phía sau.
Lời khuyên của nha sỹ:
Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nước nóng bất ngờ cũng có thể là triệu chứng của sâu răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho chính mình, bạn nên đến khám nha sĩ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng như được nha sĩ tư vấn các cách chăm sóc và vệ sinh răng.
1. Đường và thực phẩm có đường:
Đường saccarose là loại đường gây sâu răng nhiều nhất, sau đó là các loại thông dụng trong chế độ ăn hàng ngày khác như glucose, fructose, maltose. Vì vậy sẽ không ích lợi nhiều nếu thay đường saccarose bằng các loại đường kể trên trong mục đích giảm khả năng gây sâu răng. Carbohydrat dễ lên men như các loại đường saccarose, glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật vàng, mật mía, trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp, nước ngọt... đều là những món ăn ưa thích của vi khuẩn.
2. Tinh bột:
Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các chất đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/ nhiều đường có mức sâu răng cao. Bản chất không đồng nhất của tinh bột ( đó là mức độ tinh chế, nguồn gốc thực vật, thô hay được nấu ) là đặc biệt thích hợp khi đánh giá khả năng gây sâu răng tiềm tàng của nó. Một vài thử nghiệm cho thấy rằng tinh bột thô có khả năng gây sâu răng thấp. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng một phần ba hoặc một nửa khả năng gây sâu răng của saccarose.
3. Thuốc dùng cho trẻ em có đường:
Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, xirô ho.... cho trẻ em dưới dạng dung dịch và đa số chứa một lượng lớn đường. Khi dùng thường xuyên trong thời gian dài những thuốc này có thể gây ra hoặc gia tăng tốc độ sâu răng.
4. Sự ăn mòn răng:
Là sự mất mô cứng của răng tiến triển không thể đảo ngược mà trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy việc thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga ( kể cả đồ uống thể thao ), dưa chua ( có dấm ), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng làm cho sự ăn mòn răng tăng lên.
5. Sâu răng do bú bình:
Là dạng sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Hầu hết những trường hợp này đều bú bình lúc đi ngủ hoặc vào giường với bình sữa cho đến khi ngủ. Có khi bà mẹ quá chiều trẻ hoặc không chịu được trẻ quấy khóc ban đêm nên vẫn cho trẻ tiếp tục ngậm bình trong khi ngủ. Hậu quả là trẻ sẽ có triệu chứng sâu cụt hết các răng phía sau.
Lời khuyên của nha sỹ:
Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nước nóng bất ngờ cũng có thể là triệu chứng của sâu răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho chính mình, bạn nên đến khám nha sĩ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến răng miệng cũng như được nha sĩ tư vấn các cách chăm sóc và vệ sinh răng.