Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)
Showing posts with label Hôi Miệng. Show all posts
Showing posts with label Hôi Miệng. Show all posts

Em thay răng giả đã 5 lần mà miệng vẫn hôi, AloBacsi ơi?

Thưa bác sĩ,

Em bị gãy 4 răng cửa trên 7 năm trước do tai nạn. Lần đầu tiên em làm răng nhựa nhưng rất hôi miệng đến mức người đối diện là trẻ con cũng lắc đầu nguầy nguậy. 4 năm sau em đã thay bằng sứ cercon nhưng vẫn cứ bị hôi miệng…

Đến nay em đã thay 5 lần răng rất tốn thời gian và chi phí nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết. Mùi hôi cứ như răng bị sâu rất nặng, 5 phút sau đánh răng là mùi hôi trở lại. Thật sự em rất khổ sở. BS làm ơn giúp em với, cho em biết nguyên nhân để giải quyết ạ.

(Hoàng Trang - catbui…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Trang thân mến,

Việc hơi thở có mùi có nhiều nguyên nhân chứ không phải nhất thiết là do răng giả. Hơn nữa đây lại là răng sứ, mà thường răng sứ thì không gây mùi như vậy vì răng sứ vốn dĩ không ngấm nước bọt, ít có mảng bám hơn răng nhựa rất nhiều. Nếu là hàm giả tháo lắp làm bằng nhựa dùng lâu năm thì thường mới gây mùi như vậy. Như vậy nguyên nhân gây mùi nằm ở vấn đề khác.

Thông thường nguyên nhân chính gây hơi thở có mùi là do vôi răng, nhất là trường hợp bị bệnh viêm nha chu thì mùi hôi càng khó chịu hơn rất nhiều, chỉ cần đứng gần cũng có thể ngửi thấy. Nguyên nhân thứ hai là do các bệnh khác như viêm xoang chẳng hạn, thường gây mùi rất mạnh.

Để chữa dứt điểm vấn đề này bạn nên đi khám lại xem nguyên nhân từ đâu mới được. Nếu là do viêm nha chu thì bạn nên chữa sớm, không chỉ vì vấn đề hơi thở mà còn vì viêm nha chu sẽ gây ra lung lay răng dần dần cho đến khi răng không còn giữ được nữa phải nhổ toàn bộ. Nếu là do viêm xoang thì điều trị hết viêm xoang là hết mùi.

Trước mắt, bạn nên uống nước liên tục, mỗi lần có thể chi 1 ngụm nhỏ nhưng phải nhiều lần để miệng không bị khô. Thông thường thiếu nước bọt cũng có thể làm tăng độ hôi miệng do khi thiếu nước bọt sẽ thiếu chất kiềm khuẩn trong nước bọt khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở hơn. Vì vậy uống nước cũng là 1 cách làm giảm, nhưng không phải là cách điều trị nhé.

Thân chào bạn,

Read More...

Thực phẩm giúp sạch răng, thơm miệng

Theo trang web sức khỏe Care2.com, bạn nên thường xuyên tiêu thụ 5 loại thực phẩm dưới đây:

1. Cần tây

Việc nhai cần tây có thể giúp sạch răng và nướu răng vì chúng chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, khi nhai cần tây, nước bọt cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn, giúp làm sạch miệng.



Ảnh minh họa: internet

2. Lê và táo

Theo các chuyên gia, chất đường tự nhiên có trong quả lê và táo có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu. Bên cạnh đó, khi nhai lê hoặc táo còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, vì cả hai loại quả này đều giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất lành mạnh.



3. Tinh dầu thực vật

Bạn có thể hòa vài giọt tinh dầu được chưng cất từ các loại hoa quả hay các loại hạt vào nước ấm để súc miệng hàng ngày. Phương pháp này có tác dụng rất tốt giúp giảm viêm nướu, ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng và làm hơi thở thơm mát.



4. Phô mai

Giới chuyên môn cho biết, phô mai có chứa một loại protein được gọi là casein, có tác dụng tăng cường bảo vệ men răng. Ngoài ra, phô mai còn có thể giúp làm sạch răng và thơm miệng.



5. Sữa chua

Tương tự phô mai, sữa chua là nguồn giàu casein và canxi, có tác dụng giúp sạch răng, thơm miệng. Bên cạnh đó, ăn sữa chua còn mang lại các lợi ích khác cho sức khỏe, như cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng quát của cơ thể.



Lưu ý: Mặc dù tiêu thụ các loại thực phẩm trên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để ngừa sâu răng hiệu quả nhất, bạn đừng quên đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. AloBacsi.vn
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ online

Read More...

Thực phẩm giúp sạch răng, thơm miệng

Theo trang web sức khỏe Care2.com, bạn nên thường xuyên tiêu thụ 5 loại thực phẩm dưới đây:

1. Cần tây

Việc nhai cần tây có thể giúp sạch răng và nướu răng vì chúng chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, khi nhai cần tây, nước bọt cũng sẽ được tiết ra nhiều hơn, giúp làm sạch miệng.



Ảnh minh họa: internet

2. Lê và táo

Theo các chuyên gia, chất đường tự nhiên có trong quả lê và táo có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu. Bên cạnh đó, khi nhai lê hoặc táo còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, vì cả hai loại quả này đều giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất lành mạnh.



3. Tinh dầu thực vật

Bạn có thể hòa vài giọt tinh dầu được chưng cất từ các loại hoa quả hay các loại hạt vào nước ấm để súc miệng hàng ngày. Phương pháp này có tác dụng rất tốt giúp giảm viêm nướu, ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng và làm hơi thở thơm mát.



4. Phô mai

Giới chuyên môn cho biết, phô mai có chứa một loại protein được gọi là casein, có tác dụng tăng cường bảo vệ men răng. Ngoài ra, phô mai còn có thể giúp làm sạch răng và thơm miệng.



5. Sữa chua

Tương tự phô mai, sữa chua là nguồn giàu casein và canxi, có tác dụng giúp sạch răng, thơm miệng. Bên cạnh đó, ăn sữa chua còn mang lại các lợi ích khác cho sức khỏe, như cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng quát của cơ thể.



Lưu ý: Mặc dù tiêu thụ các loại thực phẩm trên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, để ngừa sâu răng hiệu quả nhất, bạn đừng quên đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. AloBacsi.vn
Theo Nguyễn Niệm - Phụ nữ online

Read More...

Có bị hôi miệng khi làm cầu răng sứ?

Em 21 tuổi. Em nhổ răng khểnh (R2 bên trái), R3 bên trái bị đẩy ra sau và 2 răng cửa cũng hư (đã trám). Bây giờ em nên làm răng như thế nào? Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không ạ? Xin cảm ơn BS. (Thúy Duyên – duyenthuy…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa – nguồn internet

Chào bạn Duyên,

Tôi không rõ vì sao bạn lại nhổ răng 2, mục đích nhổ là gì? Nếu bạn nhổ răng vì răng quá khểnh mà bạn thì muốn làm cho răng thẳng ngay ngắn thì bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha để chỉnh lại răng.

Nếu vì lý do khác và hiện tại bạn chỉ muốn lấp chỗ trống nhổ răng đó thì làm cầu răng sứ hoặc cắm implant là 2 giải pháp duy nhất (bạn còn trẻ nên đương nhiên là không muốn làm răng tháo lắp rồi).

Làm cầu răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng mà chủ yếu là do cách bạn giữ vệ sinh răng miệng thôi. Sứ là vật liệu trơ, không bị đổi màu hay có mùi sau thời gian dài sử dụng.

Việc cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần là bắt buộc, vì khi chải răng có những ngóc ngách bàn chải không chạm tới được, thức ăn bám lâu ngày cứng dần chuyển hóa thành vôi răng gây hôi miệng. Còn nếu bạn không muốn mài răng bên cạnh để làm răng sứ thì bạn có thể chọn cắm implant để làm răng giả. Chi phí cho phương pháp này thì nhiều hơn nhưng có rất nhiều ưu điểm.

Việc 2 răng cửa đã trám không nằm trong chỉ định bắt buộc phải làm răng sứ, trừ khi răng cửa có miếng trám rất to, hoặc đã lấy tủy. Tuy nhiên để làm răng 2, bắt buộc phải mài nhỏ răng 1 và răng 3 làm trụ giữ cho răng 2 ở giữa.

Ngoài ra, tùy khả năng tài chính, nếu muốn bạn có thể làm thành 4 răng sứ thay vì 3, nghĩa là mài luôn cả 2 răng 1, vì răng ở 2 bên trái phải thường có tính đối xứng, nếu răng 1 bên này là sứ, răng 1 bên kia lại là răng thật thì đôi khi sẽ có sự khác biệt dù là nhỏ.

Nếu bạn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao thì có thể làm răng sứ luôn cho răng 1 còn lại để cho có sự đối xứng. Trường hợp bạn cảm thấy không cần thiết thì chỉ cần làm cầu răng gồm 3 răng sứ là được rồi. Thân mến

Read More...

Vệ sinh răng miệng kỹ nhưng hơi thở vẫn nặng mùi

Tôi 24 tuổi, mắc chứng hôi miệng từ khi 7 tuổi. Lúc nhỏ do ở miền quê nghèo khó, ít chăm sóc kỹ răng miệng, sau này vệ sinh kỹ và đều đặn nhưng răng bị ố vàng, hơi thở có mùi hôi nặng.

Tôi rất ngại khi đối diện với mọi người để nói chuyện. Từ một người vui tính tôi trở thành một người rụt rè nhút nhát. Tôi đã làm rất nhiều cách, bốc thuốc để sắc thuốc... nhưng không hề thay đổi. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì để chữa được căn bệnh này? (Văn Tiến)



Trả lời
Chào bạn!

Tôi rất đồng cảm với những lo lắng của bạn. Bởi lẽ hôi miệng tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống của người bị bệnh, cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách loại sớm chứng hôi miệng nếu xác định được nguyên nhân gây ra là từ đâu.

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bắt nguồn từ một số yếu tố như vệ sinh răng miệng không tốt, do hút thuốc lá, do ăn các thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành… Ngoài ra, khi bạn bị viêm xoang, viêm họng, viêm loét dạ dày, hay hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… thì đều có nguy cơ hôi miệng.

Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý vùng miệng, thông thường là do các nguyên nhân như:
- Viêm nướu, do vôi răng nhiều, đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và gây ra hôi miệng.
- Viêm nha chu, đây là bệnh viêm nướu diễn tiến nặng do không điều trị.
- Và nguyên nhân phần lớn người bệnh mắc phải là do sâu răng.
- Tuyến nước bọt kém hoạt động dẫn đến khô miệng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng, nên uống nước thường xuyên, lấy cao răng định kỳ, tránh ăn những loại thức ăn nặng mùi gây hôi miệng, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá… Khi bị các bệnh về răng miệng, hay các bệnh về dạ dày, thực quản nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, vì thế để biết bạn bị hôi miệng do nguyên nhân từ đâu, cách tốt nhất là bạn đến các bác sĩ khám để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Chúc bạn sớm tìm được nguyên nhân và lấy lại sự tự tin.

Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Chải răng kỹ mà vẫn có mùi

Tôi 24 tuổi, mắc chứng hôi miệng từ khi 7 tuổi. Lúc nhỏ do ở miền quê nghèo khó, ít chăm sóc kỹ răng miệng, sau này vệ sinh kỹ và đều đặn nhưng răng bị ố vàng, hơi thở có mùi hôi nặng.


ảnh minh họa

Tôi rất ngại khi đối diện với mọi người để nói chuyện. Từ một người vui tính tôi trở thành một người rụt rè nhút nhát. Tôi đã làm rất nhiều cách, bốc thuốc để sắc thuốc... nhưng không hề thay đổi. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì để chữa được căn bệnh này? (Văn Tiến)

Trả lời

Chào bạn!

Tôi rất đồng cảm với những lo lắng của bạn. Bởi lẽ hôi miệng tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới nếp sống của người bị bệnh, cũng như tác động tiêu cực đến tâm lý. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách loại sớm chứng hôi miệng nếu xác định được nguyên nhân gây ra là từ đâu.

Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân bắt nguồn từ một số yếu tố như vệ sinh răng miệng không tốt, do hút thuốc lá, do ăn các thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành… Ngoài ra, khi bạn bị viêm xoang, viêm họng, viêm loét dạ dày, hay hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… thì đều có nguy cơ hôi miệng.

Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý vùng miệng, thông thường là do các nguyên nhân như:
  • - Viêm nướu, do vôi răng nhiều, đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và gây ra hôi miệng.
  • - Viêm nha chu, đây là bệnh viêm nướu diễn tiến nặng do không điều trị.
  • - Và nguyên nhân phần lớn người bệnh mắc phải là do sâu răng.
  • - Tuyến nước bọt kém hoạt động dẫn đến khô miệng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng, nên uống nước thường xuyên, lấy cao răng định kỳ, tránh ăn những loại thức ăn nặng mùi gây hôi miệng, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá… Khi bị các bệnh về răng miệng, hay các bệnh về dạ dày, thực quản nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, vì thế để biết bạn bị hôi miệng do nguyên nhân từ đâu, cách tốt nhất là bạn đến các bác sĩ khám để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ có hướng điều trị hiệu quả. Chúc bạn sớm tìm được nguyên nhân và lấy lại sự tự tin

Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...