Làm Răng Làm Sao?
written by TrungLun0112
at Sep 13, 2013
Làm răng theo tiếng địa phương miền Trung có nghĩa là làm sao? Bởi vì thế mới có chuyện về người nuôi một con chó có nguyên cả hàm răng lăm le chực cắn người nhưng cứ bảo là “không răng mô” khiến khách qua đường không khỏi băn khoăn chó dại hay là người dại!
Trong chữ Hán, răng gọi là nha. Do đó mới có thuật ngữ trong y khoa về răng thì được gọi là nha khoa, nha sĩ. Tuy nhiên, cũng là răng nhưng mà răng voi (tượng nha) thì tiếng Việt gọi là ngà. Ðây là một thí dụ điển hình về sự biến chuyển giai tầng trong tiếng Việt. “Răng trắng như ngà” chính là sự nâng cấp thành ngữ về mặt quy phạm nội hàm mang tính thần thái và thẩm mỹ. Thành ngữ cũng có câu “miệng chó không mọc được ngà voi” để ám chỉ những người phô trương quá sức.
Thật vậy, răng chính là thần thái và thẩm mỹ của con người do đó nha khoa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống.
Nhân nói chuyện về răng, cách đây không lâu, tôi có ngồi nói chuyện với Nha Sĩ Alyssa Trần ở vùng Northeast Philadelphia và chợt nhận thức ra nhiều điều thú vị về cơ quan cứng rắn nhất trên cơ thể con người mang tính “vừa cười vừa cắn.”
Nói về chuyện để cười, nhiều người hiện này theo trào lưu về Việt Nam làm răng sứ. Do tiện lợi về mặt nhân công và tiết kiệm thời gian nên người tuy có hàm răng đẹp như màu ngà voi đấy nhưng lại không cắn được. Nha Sĩ Alyssa Trần nói rằng không biết vì lý do quảng bá thương hiệu như thế nào mà phong trào về Việt Nam làm răng trở thành mốt “du lịch làm răng.”
Không nên về Việt Nam làm răng
Răng cỏ mọc ra tùy vào thể trạng khuôn mặt và vòm hàm. Vì vậy, khi làm răng trong một thời gian quá ngắn như trong chuyến du lịch thì cơ thể không thể nào thích ứng ngay với sự thay đổi ở vùng hàm lợi nhạy cảm tạo này nên những cảm giác nhức nhối khôn nguôi. Ngoài ra, cảm giác gượng gạo còn in dấu lâu dài vì màu răng ở Việt Nam thường quá bóng, quá trắng, quá sáng tạo nên nụ cười không tự nhiên như răng làm ở Mỹ. Nhiều người mang cảm giác gượng gạo vì hàm răng quá trong sáng ngọc ngà trên gương mặt nhăn nheo. Thế rồi họ cũng không muốn nở nụ cười tươi rộng vì hình như mang mặc cảm là đang khoe hàm răng mới. “Giá như nó vàng lợt lại một tí cho phù hợp với màu da của mình thì cười mới tự nhiên hơn!” Nói rằng răng xấu quá thì khó cười cho tới khi có răng đẹp quá cũng không dám cười luôn cũng chính vì đạo lý này.
Nha Sĩ Alyssa Trần khuyến cáo mọi người nên tin tưởng vào nền nha khoa và thẩm mỹ của Hoa Kỳ. Nếu vì chất liệu bột sứ giống nhau nhưng giá lao động rẻ thì nên chọn làm ở Mỹ vì bảo hiểm sẽ gánh vác phần khác biệt. Không loại trừ vì lý do “du lịch làm răng” vừa tốn vé máy bay mà hỏng cả chuyến đi. Trong thời gian bọc sứ, chân răng bị bào đục tới tận cốt tủy, đau buốt tận dây thần kinh nghe như tiếng dao sắc cứa vào dây điện xiên xiết, mà thuật ngữ gọi là hội chứng “kiên răng.” Hội chứng này còn để lại ấn tượng lâu dài trong ký ức, khiến mỗi khi nghĩ về nó mà chợt rùng mình.
Nha Sĩ Alyssa Trần khuyến cáo không nên về Việt Nam làm răng vì cơ hội rủi ro cao không được bảo chứng bằng bảo hiểm sức khỏe.
Văn phòng nha khoa của Alyssa Trần đã từng chứng kiến nhiều trường hợp do làm răng sứ ở Việt Nam mà bị phá tướng.
Bệnh nhân lâm vào cảnh dở khóc dở cười để không còn cách nào chỉnh sửa được theo trách nhiệm của nha khoa ở Hoa Kỳ - chỉ còn cách phá đi làm lại, tốn kém tài chánh còn thêm gấp bội.
Với trách nhiệm của một nha sĩ, Alyssa Trần có quy cách và chuẩn mực riêng và cô còn cho biết trong sự nghiệp nha khoa, y đức đóng vai trò quan trọng. Thử hỏi, có khi nào, cha mẹ đem con tới nha sĩ mà bị yêu cầu nhổ những răng sữa vì những lý do vệ sinh răng miệng. Những răng sữa này trước sau gì cũng rụng theo cơ chế tự nhiên. Có lúc nào những thanh niên khỏe mạnh lại bị gợi ý nhổ đi răng hàm. Gần đây có trường hợp nhổ răng hàm gây tử vong cho một người thanh niên Mỹ ở độ tuổi 30 gây chấn động giới nha khoa về việc có nên nhổ răng khôn cho người lớn. Ðó là những chọn lựa do lương tâm của người nha sĩ không tạo nên những ca phẫu thuật không cần thiết. Với kinh nghiệm 18 năm trong nghề, Alyssa Trần không ngại giải đáp mọi thắc mắc một cách thẳng thắn.
“Cách đây ba năm, theo sự gợi ý của nha sĩ, tôi cũng có sửa hàm răng của mình bằng cách đeo invisalign. Ðó là miếng plastic trong suốt để điều chỉnh lại sự trật tự hàm răng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu gặp Nha Sĩ Alyssa Trần sớm hơn thì chắc tôi sẽ quyết định dùng niền răng cho hữu hiệu. Hiện nay hàm răng của tôi vẫn không trật tự. Do đó, tôi lại lâm và cảnh tìm nha sĩ mới để sửa lỗi của nha sĩ cũ.”
Kỹ thuật nha khoa tiến bộ
Phu quân của Nha Sĩ Allyssa Trần là anh Mike cho biết, văn phòng nha khoa của Trần Anh Diệu Thủy tức Alyssa Trần có nhiều ưu thế về kỹ thuật và có sự tư vấn chuyên nghiệp về mặt lương tâm nghề nghiệp.
Theo anh Mike, khi cô ấy đi làm 10 năm ở Non Profit Organization thì cảm thấy trên đời còn có nhiều sứ mệnh phụng sự nhân sinh. Sau này, khi đi làm cho người khác, ALyssa Trần lại gặp nhiều chuyện không hài lòng về cách phục vụ xã hội của công ty. Vì thế, cô mở phòng mạch coi như là một khảo nghiệm cuộc sống và là nghề nghiệp thích hợp nhất cho hai vợ chồng. Người em của Alyssa Trần cũng có hai phòng mạch ở California vẫn thường qua Philadelphia phụ giúp.
Trở lại chuyện có người về Việt Nam làm răng trắng như ngà, đi đâu cũng có thể khoe nụ cười. Nhưng đương sự phải cười lệch môi vì bị gắn sứ không đúng trật tự tự nhiên như nha sĩ Hoa Kỳ khuyến cáo. Thế là bệnh nhân lâm vào cảnh ngoài cười trong mếu, rất mất tự tin và rất gượng gạo trên gương mặt nhăn già. Thực sự, hàm răng chỉ để làm cảnh, cười không được mà cắn cũng không được. Phải làm sao đây?
Nếu nói đôi mắt là của sổ cửa tâm hồn thì răng miệng chính là cửa chính. Do đó không lạ là y học xếp riêng hai ngành này và có chế độ y khoa chăm sóc riêng biệt, vừa thẩm mỹ lại vừa y lý. Chế độ chăm sóc răng miệng mang tính bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ cao, không thể nào khinh suất. Phúc họa trên đời đều do nơi này phát ra. Do đó chọn nhầm nha sĩ cũng có khi là họa.
Văn phòng nha khoa Allysa Trần hiện nay có đầy đủ máy móc dụng cụ hiện đại nhất, một địa chỉ phục vụ và tư vấn về nha khoa rất quan trọng trong cộng đồng về những người cần phải làm răng.
Trong chữ Hán, răng gọi là nha. Do đó mới có thuật ngữ trong y khoa về răng thì được gọi là nha khoa, nha sĩ. Tuy nhiên, cũng là răng nhưng mà răng voi (tượng nha) thì tiếng Việt gọi là ngà. Ðây là một thí dụ điển hình về sự biến chuyển giai tầng trong tiếng Việt. “Răng trắng như ngà” chính là sự nâng cấp thành ngữ về mặt quy phạm nội hàm mang tính thần thái và thẩm mỹ. Thành ngữ cũng có câu “miệng chó không mọc được ngà voi” để ám chỉ những người phô trương quá sức.
Thật vậy, răng chính là thần thái và thẩm mỹ của con người do đó nha khoa đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống.
Nhân nói chuyện về răng, cách đây không lâu, tôi có ngồi nói chuyện với Nha Sĩ Alyssa Trần ở vùng Northeast Philadelphia và chợt nhận thức ra nhiều điều thú vị về cơ quan cứng rắn nhất trên cơ thể con người mang tính “vừa cười vừa cắn.”
Nói về chuyện để cười, nhiều người hiện này theo trào lưu về Việt Nam làm răng sứ. Do tiện lợi về mặt nhân công và tiết kiệm thời gian nên người tuy có hàm răng đẹp như màu ngà voi đấy nhưng lại không cắn được. Nha Sĩ Alyssa Trần nói rằng không biết vì lý do quảng bá thương hiệu như thế nào mà phong trào về Việt Nam làm răng trở thành mốt “du lịch làm răng.”
Không nên về Việt Nam làm răng
Răng cỏ mọc ra tùy vào thể trạng khuôn mặt và vòm hàm. Vì vậy, khi làm răng trong một thời gian quá ngắn như trong chuyến du lịch thì cơ thể không thể nào thích ứng ngay với sự thay đổi ở vùng hàm lợi nhạy cảm tạo này nên những cảm giác nhức nhối khôn nguôi. Ngoài ra, cảm giác gượng gạo còn in dấu lâu dài vì màu răng ở Việt Nam thường quá bóng, quá trắng, quá sáng tạo nên nụ cười không tự nhiên như răng làm ở Mỹ. Nhiều người mang cảm giác gượng gạo vì hàm răng quá trong sáng ngọc ngà trên gương mặt nhăn nheo. Thế rồi họ cũng không muốn nở nụ cười tươi rộng vì hình như mang mặc cảm là đang khoe hàm răng mới. “Giá như nó vàng lợt lại một tí cho phù hợp với màu da của mình thì cười mới tự nhiên hơn!” Nói rằng răng xấu quá thì khó cười cho tới khi có răng đẹp quá cũng không dám cười luôn cũng chính vì đạo lý này.
Nha Sĩ Alyssa Trần khuyến cáo mọi người nên tin tưởng vào nền nha khoa và thẩm mỹ của Hoa Kỳ. Nếu vì chất liệu bột sứ giống nhau nhưng giá lao động rẻ thì nên chọn làm ở Mỹ vì bảo hiểm sẽ gánh vác phần khác biệt. Không loại trừ vì lý do “du lịch làm răng” vừa tốn vé máy bay mà hỏng cả chuyến đi. Trong thời gian bọc sứ, chân răng bị bào đục tới tận cốt tủy, đau buốt tận dây thần kinh nghe như tiếng dao sắc cứa vào dây điện xiên xiết, mà thuật ngữ gọi là hội chứng “kiên răng.” Hội chứng này còn để lại ấn tượng lâu dài trong ký ức, khiến mỗi khi nghĩ về nó mà chợt rùng mình.
Nha Sĩ Alyssa Trần khuyến cáo không nên về Việt Nam làm răng vì cơ hội rủi ro cao không được bảo chứng bằng bảo hiểm sức khỏe.
Văn phòng nha khoa của Alyssa Trần đã từng chứng kiến nhiều trường hợp do làm răng sứ ở Việt Nam mà bị phá tướng.
Bệnh nhân lâm vào cảnh dở khóc dở cười để không còn cách nào chỉnh sửa được theo trách nhiệm của nha khoa ở Hoa Kỳ - chỉ còn cách phá đi làm lại, tốn kém tài chánh còn thêm gấp bội.
Với trách nhiệm của một nha sĩ, Alyssa Trần có quy cách và chuẩn mực riêng và cô còn cho biết trong sự nghiệp nha khoa, y đức đóng vai trò quan trọng. Thử hỏi, có khi nào, cha mẹ đem con tới nha sĩ mà bị yêu cầu nhổ những răng sữa vì những lý do vệ sinh răng miệng. Những răng sữa này trước sau gì cũng rụng theo cơ chế tự nhiên. Có lúc nào những thanh niên khỏe mạnh lại bị gợi ý nhổ đi răng hàm. Gần đây có trường hợp nhổ răng hàm gây tử vong cho một người thanh niên Mỹ ở độ tuổi 30 gây chấn động giới nha khoa về việc có nên nhổ răng khôn cho người lớn. Ðó là những chọn lựa do lương tâm của người nha sĩ không tạo nên những ca phẫu thuật không cần thiết. Với kinh nghiệm 18 năm trong nghề, Alyssa Trần không ngại giải đáp mọi thắc mắc một cách thẳng thắn.
“Cách đây ba năm, theo sự gợi ý của nha sĩ, tôi cũng có sửa hàm răng của mình bằng cách đeo invisalign. Ðó là miếng plastic trong suốt để điều chỉnh lại sự trật tự hàm răng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu gặp Nha Sĩ Alyssa Trần sớm hơn thì chắc tôi sẽ quyết định dùng niền răng cho hữu hiệu. Hiện nay hàm răng của tôi vẫn không trật tự. Do đó, tôi lại lâm và cảnh tìm nha sĩ mới để sửa lỗi của nha sĩ cũ.”
Kỹ thuật nha khoa tiến bộ
Phu quân của Nha Sĩ Allyssa Trần là anh Mike cho biết, văn phòng nha khoa của Trần Anh Diệu Thủy tức Alyssa Trần có nhiều ưu thế về kỹ thuật và có sự tư vấn chuyên nghiệp về mặt lương tâm nghề nghiệp.
Theo anh Mike, khi cô ấy đi làm 10 năm ở Non Profit Organization thì cảm thấy trên đời còn có nhiều sứ mệnh phụng sự nhân sinh. Sau này, khi đi làm cho người khác, ALyssa Trần lại gặp nhiều chuyện không hài lòng về cách phục vụ xã hội của công ty. Vì thế, cô mở phòng mạch coi như là một khảo nghiệm cuộc sống và là nghề nghiệp thích hợp nhất cho hai vợ chồng. Người em của Alyssa Trần cũng có hai phòng mạch ở California vẫn thường qua Philadelphia phụ giúp.
Trở lại chuyện có người về Việt Nam làm răng trắng như ngà, đi đâu cũng có thể khoe nụ cười. Nhưng đương sự phải cười lệch môi vì bị gắn sứ không đúng trật tự tự nhiên như nha sĩ Hoa Kỳ khuyến cáo. Thế là bệnh nhân lâm vào cảnh ngoài cười trong mếu, rất mất tự tin và rất gượng gạo trên gương mặt nhăn già. Thực sự, hàm răng chỉ để làm cảnh, cười không được mà cắn cũng không được. Phải làm sao đây?
Nếu nói đôi mắt là của sổ cửa tâm hồn thì răng miệng chính là cửa chính. Do đó không lạ là y học xếp riêng hai ngành này và có chế độ y khoa chăm sóc riêng biệt, vừa thẩm mỹ lại vừa y lý. Chế độ chăm sóc răng miệng mang tính bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ cao, không thể nào khinh suất. Phúc họa trên đời đều do nơi này phát ra. Do đó chọn nhầm nha sĩ cũng có khi là họa.
Văn phòng nha khoa Allysa Trần hiện nay có đầy đủ máy móc dụng cụ hiện đại nhất, một địa chỉ phục vụ và tư vấn về nha khoa rất quan trọng trong cộng đồng về những người cần phải làm răng.