Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Làm trắng răng bằng cách hôn nhau

Nụ hôn là ngôn ngữ đơn giản nhưng súc tích nhất giúp bạn thể hiện tình cảm với người mình yêu, và cho họ biết bạn yêu họ đến nhường nào. Nhưng không chỉ có vậy, nụ hôn còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe mà bạn sẽ không thể ngờ tới.



Giúp trắng răng

Hôn là một trong những cách tự nhiên làm sạch răng. Theo các chuyên gia nha khoa, nụ hôn sẽ giúp phá vỡ các mảng bám trên răng và ngăn ngừa sâu răng bằng cách tạo ra nước bọt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Nước bọt được tạo ra trong khi hôn sẽ giúp "rửa sạch" miệng của bạn, và loại bỏ thức ăn trên răng, do đó ngăn ngừa sâu răng.

Tăng khả năng miễn dịch

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Medical Hypotheses cho biết, nụ hôn có thể làm tăng khả năng miễn dịch của một người phụ nữ với virus Cytomegalovirus, một loại virus có thể gây mù cho trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh nếu người mẹ mắc phải trong khi mang thai.

Đốt cháy calo

Một nụ hôn say đắm kéo dài ít nhất 1 phút sẽ giúp bạn đốt cháy được khoảng 2-3 calo. Ngoài ra, nụ hôn cũng giúp tăng gấp đôi khả năng trao đổi chất trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn giảm cân mà không cần phải trải qua chế độ luyện tập vất vả, hãy chuẩn bị cho những nụ hôn thật ngọt ngào.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Adrenaline - một loại hormone được tỏa ra khi bạn hôn bạn tình sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Hormone này làm cho trái tim của bạn bơm máu nhiều hơn đi khắp cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu.

Giảm căng thẳng

Bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ? Hãy hôn người yêu của mình và mọi ưu phiền sẽ bay hết. Nụ hôn rất hữu hiệu trong việc giảm stress, vì nó giúp giảm hormone cortisol trong cơ thể và giúp bạn thư giãn. Một nụ hôn nồng nàn sẽ làm cho bạn mỉm cười và quên tất cả những nỗi buồn phiền trong cuộc sống. Thay vì uống thuốc chống trầm cảm, hãy hôn người mình yêu để được hạnh phúc.

Giúp bạn trông trẻ hơn

Một nụ hôn nồng nàn sẽ khiến 34 cơ mặt và tới 112 cơ bắp hoạt động. Do đó, hôn sẽ làm tăng lưu thông máu trên khuôn mặt và làm cho bạn trông trẻ hơn tuổi thật.

Read More...

Bị sốt sau nhổ răng có nguy hiểm?

Em chào bác sĩ,

Em mới đi nhổ răng hàm trên mọc sau cùng. Do răng đó dính vào 2 răng kế bên nên chỉ nhổ được 70%. BS kêu là sau này tự nó trồi ra do răng đã chết. Về nhà em bị sốt, xin hỏi em có bị sao không?

(Hoang Huy – Bà Rịa Vũng Tàu)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Huy thân mến,

Nhổ răng về mà bị sốt có thể là bạn bị nhiễm trùng sau nhổ răng. Bạn nên lập tức quay lại bệnh viện để bác sĩ bơm rửa vết thương cho thật sạch và cho thuốc uống. Không nên để quá lâu sợ sẽ nhiễm trùng nặng hơn bạn à.

Còn về việc nhổ răng còn sót lại, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể quyết định để lại, chờ 1 thời gian mảnh răng còn lại sẽ tự động trồi ra, lúc đó nhổ ra nhẹ nhàng hơn, thay vì cố gắng moi mảnh răng ra làm bệnh nhân rất mệt mỏi vì há miệng lâu.

Nói chung, khi nhổ răng, cho dù sót mảnh răng hay đã nhổ ra hết, nếu bệnh nhân có các triệu chứng bất thường như sốt, nổi hạch, hoặc vẫn còn sưng, đau, cứng hàm sau 3 ngày thì nên ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra lại.

Thân chào bạn,

Read More...

Sưng đau nhiều do răng khôn mọc lệch, phải làm thế nào?

Thưa bác sĩ,

Đây là lần mọc răng khôn thứ 3 của cháu, 2 lần trước chỉ bị sưng đau ít, cháu uống thuốc BS kê đơn khoảng một tuần là khỏi, nhưng lần này mọc răng hàm trên cháu bị sưng đau nhiều hơn.

Cháu đã đi khám và được chẩn đoán là răng số 8 mọc lệch, BS kê thuốc sau: Rodogyl (spiramycin- metronidazole) 20 viên; Paracetamol 500mg; Alphachymotrypsin 30 viên; Pyraneuro (vitamin B1, B6, B12) 20 viên.

Cháu mới uống thuốc được một ngày, vẫn thấy sưng đau bên má mọc răng. Vậy cháu có nên tiếp tục uống thuốc hay là đi nhổ răng ạ?

(N.T Oanh - Hà Nội)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Oanh thân mến,

Uống thuốc cũng phải vài ngày mới hết được, bạn mới uống 1 ngày thì chưa thể hết đau hết sưng ngay được bạn nhé.

Chắc chắn là bạn vẫn phải nhổ răng, tuy nhiên phải đợi bớt sưng bớt đau mới nhổ được bạn ạ. Vì vậy bạn vẫn cứ uống hết toa thuốc này đi rồi sang tuần sau đi nhổ răng đó. Toa thuốc này cho đúng rồi bạn à.

Thân chào bạn,

Read More...

E dè món tết vì răng ê buốt

Tết đang về rất gần trên từng nụ hoa đào, hoa mai e ấp chớm nở. Ta thấy trong lòng cái cảm giác nôn nao, hạnh phúc xen lẫn với xúc động trong ngày đoàn viên, sum họp bên gia đình, bè bạn, cùng nâng chén rượu nồng, uống một trà nóng, ăn một miếng bánh chưng, một miếng dưa hành,… cảm thấy cả mùa xuân như đang mở ra trước mắt.


Sum họp bên gia đình, bè bạn, cùng nâng chén rượu nồng, uống một trà nóng, ăn một miếng bánh chưng, một miếng dưa hành...

Nhưng niềm vui ngày Tết sẽ chẳng được trọn vẹn nếu như bạn đang gặp phải vấn đề về răng ê buốt, khiến cho bạn luôn phải e dè các món Tết.

Nhắc đến nước đá đã thấy “rùng mình”

Đa số người dân Việt Nam vẫn có phong tục nếu có khách đến nhà chơi trong ngày Tết đều mời ăn, mời uống. Đây là một nét văn hóa đẹp thể hiện lòng hiếu khách, nên để giữ phép lịch sự thì khi được mời chúng ta rất hiếm khi từ chối. Dù ăn ít hay nhiều cũng ngồi vào bàn ăn với mọi người, rồi cùng nâng ly để chúc nhau những điều tốt đẹp, may mắn nhất trong năm mới (thường là một ly rượu/ bia/nước ngọt, thêm đá). Nhưng việc này lại không hề dễ dàng chút nào với những người có răng nhạy cảm, vì chỉ cần một chút kích thích từ các đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, hoặc chứa nhiều axít có thể khiến cho người đó phải chịu những cơn ê buốt khó chịu. Chính điều này hình thành nên tâm lý “phòng thủ”, e dè các món ăn, thức uống ngày Tết ở những người có răng bị ê buốt. Có khi chỉ nhắc đến nước đá cũng đã khiến họ thấy “rùng mình” sợ hãi.

Ê buốt răng không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của răng nhạy cảm, thường gặp nhiều nhất ở khoảng từ 25 đến 45 tuổi. Lộ ngà răng là nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng. Ngà răng có các ống nhỏ chứa các đầu tận thần kinh và lấp đầy bởi dịch. Sử dụng thức ăn đồ uống nóng, lạnh, chua hoặc ngọt có thể làm chất dịch trong ngà răng chuyển động nhanh, kích thích lên các đầu tận của nơ - ron thần kinh và gây ra cảm giác ê buốt. Hiện tượng này xảy ra thỉnh thoảng hoặc rất thường xuyên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người.

Ê buốt răng bình thường đã là một trở ngại trong cuộc sống thường ngày. Hiện tượng này nếu kéo dài còn gây ảnh hưởng tâm lý, khiến người bị ê buốt có cảm giác e dè, chỉ cần nhìn thấy những món ăn nóng, lạnh, ngọt… là đã rùng mình “phát sợ”, đặc biệt là trong ngày tết khi các mâm cỗ hay các buổi tiệc tùng, sum họp người thân luôn đầy ắp các món ngọt, chua, lạnh…

Xoa dịu ê buốt, Tết “êm ả” hơn!

Phần lớn người có răng ê buốt thường âm thầm chịu đựng để nó tự khỏi, nhưng do không được điều trị và chăm sóc đúng cách nên ê buốt răng rồi lại tái phát. Một số cách đơn giản sau sẽ giúp giúp bạn xoa dịu nhanh chóng những cơn ê buốt khó chịu, tận hưởng Tết trọn vẹn hơn:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm. Lưu ý chải răng theo chiều dọc và không chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh.

- Hạn chế ăn uống những đồ quá lạnh, quá nóng, hoặc có tính acid có thể gây tổn hại đến men răng.

- Các nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm, như Sensodyne.

Read More...

Răng đã lấy tủy có nhất thiết phải bọc sứ?

Em bị sâu răng số 36, BS đã tháo tủy và hàn. BS nói nên bọc lại nhưng do điều kiện khó khăn em không bọc, liệu có làm sao không ạ?(Bích Thảo - Nghệ An)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Thảo thân mến,

Thật sự thì không có ai bắt buộc là sau khi lấy tủy xong phải làm răng sứ. Tuy nhiên thật sự là những răng đã lấy tủy là những răng còn rất yếu do bị sâu lớn, mất mô răng nhiều... Vì vậy bác sĩ thường khuyên bệnh nhân lấy tủy xong thì bọc răng sứ để tăng độ chắc khỏe của răng lên một chút.

Nếu bạn là con gái, thường sức ăn ít hơn, không nhai xương, không ăn dồ cứng nhiều thì không làm cũng được, với điều kiện bạn phải đi cạo vôi răng ít nhất 2 lần 1 năm, vẫn phải nhai đều 2 bên nhưng không nhai đồ quá cứng. Nếu nhai đồ quá cứng như nhai đá, xí quách... thì chỉ cần 1 năm là tét chân răng, phải nhổ bỏ.

Nói chung việc bọc răng sứ hay không tùy thuộc một phần là khả năng tài chính nhưng quan trọng hơn cả là khả năng bạn bảo vệ răng của mình cao hay không. Răng lấy tủy rồi được bọc sứ thì cũng chắc hơn nhưng không thể chắc bằng răng còn nguyên vẹn không sâu được, nên ngay cả bọc sứ rồi cũng không được ăn đồ cứng.

Ngoài ra nếu đó là răng hàm, không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ, bạn cũng có thể bọc lại nhưng bằng kim loại toàn bộ chứ không có lớp sứ bao bên ngoài. Chi phí cho loại răng kim loại toàn bộ này chỉ khoảng vài trăm ngàn. Răng kim loại không ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì tất cả những loại kim loại có thể đưa vào miệng chúng ta đểu là những loại chắc chắn an toàn. Hơn nữa nó lại chắc hơn sứ vì răng sứ gồm 2 lớp, lớp kim loại bên trong và lớp sứ bên ngoài dán vào nhau, đương nhiên không chắc bằng răng được đúc đồng nhất 1 lớp kim loại.

Răng cũng giống như đồ đạc mình sử dụng, càng bảo vệ thì càng dùng lâu, không bảo vệ thì nhanh chóng phải nhổ bỏ, đó là quy luật.

Thân chào bạn,

Read More...

Cách giúp bà bầu giảm đau do viêm chân răng?

Tôi đang có thai được 7 tháng. Trước đó răng hàm của tôi bị gãy chỉ còn phần chân răng. Bây giờ lợi ở răng hàm sưng lên và rất đau.


ảnh minh họa

Tôi đi khám, BS chỉ lấy cao răng và nói tôi bầu không làm gì được. Sau khi lấy cao răng tôi thấy rất đau và phát hiện ở phần lợi có một cái mụn nhỏ đã mưng mủ.

Xin BS giúp tôi, làm sao để giảm bớt cơn đau mà không ảnh hưởng đến thai nhi? Tôi xin cảm ơn BS rất nhiều!

Bạn Hà thân mến,

Vùng lợi đang bị sưng lên là do phần chân răng không được nhổ bỏ sớm nên tạo thành 1 nơi lưu giữ mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm vùng này. Mụn nhỏ này chính là mủ bên dưới chân răng xì ra. Muốn hết đau thì trước hết phải uống thuốc để bớt sưng, bớt viêm, rồi sau đó nhổ chân răng ra thì hiện tượng này mới hết hẳn được.

Tuy nhiên bạn lại đang mang thai, việc uống thuốc bây giờ khá nguy hiểm do thuốc có khả năng truyền qua nhau thai, còn các thuốc không qua nhau thai để thai phụ có thể uống được thì lại rất nhẹ, hầu như bạn uống cũng không giảm đau được.

Bạn có thể đi khám thêm tại bệnh viện, cạo vôi thêm và cố gắng chịu đựng vậy, chứ bác sĩ đúng là không làm gì hơn được cho bạn. Bạn cũng có thể thử súc miệng với các loại nướu súc miệng diệt khuẩn hoặc nước muối thử xem, tôi không đảm bảo nó bớt đau nhưng dù sao thử cũng không có hại gì.

Read More...

Nước bọt buổi sáng giúp chắc răng, trị mụn?

Một số độc giả hỏi về việc "có nhất thiết phải đánh răng buổi sáng, vì nghe nói trong nước bọt có chất làm chắc răng, nước bọt chữa mụn"...

Các chuyên gia cho rằng, nước bọt không chữa được mụn, và việc đánh răng vào buổi sáng vẫn phải thực hiện.

Nước bọt không làm chắc răng

Theo TS Phạm Như Hải, trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, trong nước bọt có chất tái khoáng hóa bề mặt men răng (nếu mất khoáng, bề mặt men răng dễ bị tổn thương). Khi ăn đồ chua, hay vì lý do nào đó mà độ pH trong miệng giảm, tự nước bọt sẽ có cách làm trung tính môi trường trong miệng, bảo vệ men răng.

Nói nước bọt buổi sáng có tác dụng làm chắc răng là không có cơ sở khoa học. Đánh răng buổi sáng, cụ thể là đánh răng sau khi ăn là điều cần thiết để bảo vệ răng.




Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, có thể chưa cần đánh răng ngay mà ăn sáng luôn, nhưng sau khi ăn, nhất thiết phải đánh răng. Mọi người thường có thói quen ngủ dậy đánh răng, sau đó ăn sáng và cứ thế đến trưa lại ăn. Thực ra, đó là quy trình không đúng. Đồ ăn trong buổi sáng sẽ bám vào răng và làm hỏng răng.

Nước bọt không chữa được mụn

Về vấn đề trong nước bọt có thành phần gì, có thể chữa được mụn không, TS Hải bày tỏ ý kiến: Nếu quan sát chó, mèo, có thể thấy, những con vật này khi có vết thương thường liếm láp và tự dưng vết thương đó lành.

Nhưng với con người, chưa có nghiên cứu nào khẳng định nước bọt có thể chữa mụn. Hiện tại, người ta mới chỉ khẳng định nước bọt có tác dụng tốt với răng và khoang miệng, hệ tiêu hóa (là thứ men tiêu hóa) mà thôi.

BS Nguyễn Thành, trưởng phòng Khám, Viện Da liễu Quốc gia cũng khẳng định: Nước bọt là thứ men tiêu hóa tốt, trong đó có men tiêu tinh bột là chủ yếu. Nhưng đồng thời, trong miệng có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cư trú cộng sinh (trong men tiêu hóa có thành phần ức chế vi khuẩn).

Khi bị mụn, bôi mỡ kháng sinh là một trong những cách điều trị. Nếu bị mụn, bôi nước bọt chính là bôi bẩn lên bề mặt da, có khi còn gây nhiễm trùng.

Dù mụn nhỏ hoặc da có biểu hiện sưng đau như sắp mọc mụn, cách bảo vệ da vẫn là giữ vệ sinh, rửa mặt thường xuyên, người da nhờn có thể rửa mặt bằng bã chè xanh, không nặn mụn, không bôi nước bọt hoặc các chế phẩm không rõ nguồn gốc lên da.
Theo Afamily

Read More...

Răng chết tủy và đã áp xe, có nên nhổ?

Răng cùng hàm dưới của em bị sâu răng đã lâu. Cách đây khoảng 2 tháng ở dưới nướu có nổi một cục đỏ đỏ đụng vào thì chảy máu rất đau. Em có đi khám, người ta nói răng chết tủy và bị áp xe, nhổ là hết. Em không biết phải vậy không nên chưa dám nhổ. Theo AloBacsi em có nên nhổ không ạ?

(Tai Nguyen - tainguyen…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Tai Nguyen thân mến,

Răng bạn thật sự là đã chết tủy và bị áp-xe rồi. Nếu răng chỉ chết tủy thì còn có thể lấy tủy để giữ lại. Răng bạn bị chết tủy đã lâu, giờ tủy bị triển dưỡng rồi thì chỉ còn cách nhổ răng thôi bạn ạ. Bạn nên nhổ sớm đi để tránh nhiễm trùng nặng hơn.

Thân chào bạn,

Read More...

Bé ngừng mọc răng có bất thường

Lúc cháu 6 tháng tuổi đã mọc răng sữa đầu tiên, đến 9 tháng đã mọc 4 răng. Tuy nhiên từ đó đến nay cháu không mọc răng nữa, chỉ nhú lên khỏi nướu một chút rồi ngưng.

Hiện con trai tôi được 15 tháng tuổi, nặng 10,5 kg, cao 79 cm. Cháu ăn mỗi ngày 3 bữa cháo, bú mẹ, uống ít sữa công thức (khoảng 60 ml/ngày). Bác sĩ cho tôi hỏi con tôi phát triển như thế có bình thường không. Vì sao bé ngừng mọc răng, điều này có ảnh hưởng gì không và cách giải quyết như thế nào. (Bích Thuận)



Trả lời:

Chào bạn,   Con bạn về cân nặng và chiều cao đều trong giới hạn bình thường.

Quá trình mọc răng của trẻ em thường bắt đầu từ tháng thứ 6. Trẻ mọc 4 răng sữa hàm dưới vào khoảng tháng thứ 6-9. Mọc 4 răng sữa hàm trên vào khoảng tháng thứ 7-10. Mọc 4 răng hàm thứ nhất vào khoảng tháng thứ 12-14. Mọc 4 răng nanh sữa vào khoảng tháng thứ 16-18. Mọc 4 răng hàm thứ 2 vào khoảng tháng thứ 20-30.

Nói chung quá trình mọc răng của trẻ không giống nhau, có bé mọc sớm hơn, có bé mọc muộn hơn một chút. Con bạn mọc răng có vẻ hơi chậm một chút nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Bạn có thể bổ sung canxi cho bé bằng cách cho bé uống sữa công thức nhiều lên (ở tuổi con bạn một ngày uống khoảng 500-600 ml sữa).

Chúc bé khỏe, mẹ vui.

Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường

Read More...

8 "mánh" làm trắng răng vừa rẻ vừa dễ thực hiện

 Sở hữu một hàm răng vàng, xỉn màu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều quý cô hiện đại. Chẳng ai muốn nở một nụ cười mà những người xung quanh phải khó chịu. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tham khảo 8 cách giúp hàm răng bạn trắng lên mà không tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc nhé.

1. Dùng phấn bronzer

Bạn đã bao giờ nghĩ, phấn bronzer sẽ làm răng bạn trắng lên? Một điều thật phi lí nhưng lại hoàn toàn có thể đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là phủ một lớp mờ phấn bronzer lên khắp mặt. Điều này không chỉ giúp da mặt bạn tỏa sáng tự nhiên, mà còn khiến răng bạn nổi bật, trắng hơn trên nền da màu đồng



2. Bàn chải và chỉ nha khoa

Một sự kết hợp hoàn toàn có lợi cho răng miệng. Chúng giúp ngăn ngừa mảng bám trên răng và điều này sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ răng chuyển màu bởi ai cũng biết, mảng bám tồn tại lâu ngày trên bề mặt răng sẽ là nguyên nhân hàng đầu tạo nên những hàm răng vàng, xỉn.




3. Chờ trước khi đánh răng

Khi bạn uống những đồ uống có chưa acid như nước bưởi, nước cam. Hãy chờ 30' rồi mới đánh răng. Nếu không, bạn sẽ chải những phân tử acid vào sâu hơn trong răng bạn. Điều này sẽ làm xói mòn men răng và lớp phủ bên ngoài răng của bạn, khiến nụ cười của bạn không còn được trắng đẹp như trước.




4. Tô son đỏ

Nhờ sự tương phản màu sắc, việc tô son đỏ sẽ khiến hàm răng bạn nhìn trắng hơn sự thật rất nhiều.




5. Ăn nhiều những trái cây giòn

Những trái cây, rau quả giòn như táo, ớt, dưa chuột cũng sẽ giúp răng bạn trắng hơn. Lý do rất đơn giản, việc nhai những trái cây này cứng và giòn hơn các loại trái mềm bình thường, và điều này sẽ giúp kéo theo những mảng bám trên răng, giúp răng bạn trắng hơn.




6. Dùng ống hút

Khi uống soda, rượu hay bất cứ thức uống có màu nào, bạn hãy sử dụng ống hút để tránh sự tiếp xúc giữa chúng và hàm răng của bạn. Bên cạnh đó,ngay sau khi uống xong, bạn hãy súc miệng thật sạch để những mảng bám, chất tạo màu còn dính trong khoang miệng không chạm được vào hàm răng.




7. Làm trắng răng

Nếu bạn muốn có hàm răng trắng, bạn cần phải làm trắng chúng. Nhưng đôi khi, chúng ta không thể tìm đâu ra thời gian cho những liệu pháp làm trắng lâu la và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, những dụng cụ làm trắng răng đơn giản mà bạn có thể dễ dàng tìm ngoài hiệu thuốc. Chỉ mất 5' mỗi ngày và bạn sẽ có ngay một hàm răng trắng sáng như ngọc trai.




8. Đi khám định kỳ

Ngay từ khi học tiểu học, chúng ta đã luôn được dạy phải đi khám nha sĩ mỗi 6 tháng/lần. Các nha sỹ sẽ giúp bạn làm sạch mảng bám, tẩy đi màu vàng ố do chúng mang lại theo thời gian - một điều mà bạn chắc chắn sẽ khó mà làm được tại nhà.

Read More...

Phòng bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu… gây nhiều phiền toái khó chịu.


ảnh minh họa

Vậy trong quá trình thai nghén người mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng trên.

Thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng, vì sao?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thai phụ dễ bị sâu răng, trong quá trình mang thai thay đổi sinh lý bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn vặt, thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng.

Những thai phụ bị nghén nên thích ăn các thức ăn đồ ngọt, thức uống có ga chứa carbonate... vì các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao. Bên cạnh đó, nhiều thai phụ ngại chải răng vì dễ gây nôn khiến cho sự tích tụ các mảng bám răng ngày càng nhiều có thể gây viêm lợi nhất là vào thời kỳ đầu mang thai đến tháng thứ tám thai kỳ, sau đó thì giảm xuống. Hậu quả của những thay đổi này trên mô nha chu thể hiện ở gia tăng sưng tấy lợi, tăng chảy máu lợi.

Cần làm gì?

Trước hết, thai phụ cần súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn, về mùa lạnh cần dùng nước muối ấm hay nước súc miệng dịu nhẹ để súc miệng và chú ý là không được nuốt nước súc miệng.

Đối với thai phụ bị nghén nên dùng chỉ tơ nha khoa và súc miệng ngay sau khi ăn là vô cùng cần thiết vì điều đó sẽ giảm cảm giác buồn nôn. Sau đó để một khoảng thời gian cần chải răng và chú ý cần chải răng thường xuyên. Chú ý cần chọn loại bàn chải mềm hơn, dùng loại kem đánh răng ít mùi vị để không gây buồn nôn. Sau mỗi lần nôn thì cần súc miệng, vì dịch axit trong dạ dày có thể làm tình trạng của nướu răng thêm trầm trọng.

Hạn chế ngậm kẹo, ăn các món ăn có đường vì có thể gây sâu răng. Các loại hoa quả họ cam chanh cũng không tốt trong giai đoạn này, vì nó có thể làm mòn răng. Nếu ăn cam quýt bưởi thì cần đánh răng ngay sau đó.

Khi nào đến bác sĩ?

Trong một số trường hợp, viêm nướu lợi thai kỳ có thể gây ra bệnh periodontitis, một bệnh về lợi không chỉ ảnh hưởng tới nướu mà còn ảnh hưởng tới chân răng và xương hàm. Nghiên cứu cho thấy khi thai phụ bị viêm nhiễm khuẩn nướu sẽ xuất hiện một loại vi khuẩn có tên fusobacterium nucleatum liên quan đến chứng sinh non và lưu thai. Vì vậy, trong quá trình mang thai nếu đau răng, lợi sưng chảy máu thì cần đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị. Chú ý: Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Read More...

Làm trắng răng cho những dịp quan trọng

Trước những sự kiện, những buổi gặp gỡ, bữa tiệc quan trọng, đừng quên chăm sóc cho hàm răng mình luôn trắng sạch để có một nụ cười rạng rỡ nhất. Trước mỗi sự kiện lớn, ví như một buổi họp quan trọng, một buổi gặp mặt khách hàng mà bạn chuẩn bị từ lâu, một bữa tiệc đình đám và cả một đám cưới, việc chuẩn bị sao cho vẻ ngoài của mình lộng lẫy nhất có thể là một trong những nhiệm vụ phải làm của bất cứ ai. Tuy nhiên, chúng ta thường sa đà vào các chi tiết như cách trang điểm, quần áo, giày dép mà quên đi thứ quan trọng nhất: nụ cười.

Sở hữu một nụ cười sáng, đẹp là chìa khóa dẫn đến hình ảnh lung linh của bạn trong mắt người đối diện. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn hãy đặt cho mình một lịch trình chuẩn để chăm sóc răng trước khi đến sự kiện quan trọng nào đó mà hình ảnh của bạn là trung tâm.

1. Một tuần trước

Đây là lúc để bạn rậm rịch sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng được nha sĩ hướng dẫn tại phòng khám. The Pola Office+ là một sản phẩm được các nha sĩ khuyên dùng trong thời điểm này. Nó là một trong những sản phẩm tẩy răng mạnh nhất trên thị trường, với 37.5% hàm lượng hydrogen peroxide, chúng sẽ giúp dần phá vỡ các mảng bám trên răng. Hơn nữa, sử dụng những sản phẩm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể khi chỉ mất khoảng dưới 30' cho một lần tẩy trắng, hoàn hảo nếu bạn là một cô nàng bận rộn.




2. Đêm trước

Đêm trước khi sự kiện diễn ra, bạn cần đảm bảo mọi thứ hoàn hảo nhất. Lúc này, bạn có thể kết hợp cả hai liệu pháp tẩy với The Pola Office + và miếng dán trắng răng. Chúng không chỉ giúp trắng răng nhanh chóng (hàm răng bạn vốn đã trắng lên sau đợt điều trị cách đấy 1 tuần), mà còn giúp bạn tự tin hơn trước khi bước vào giờ G. Nếu răng và lợi của bạn nhạy cảm, bạn nên tránh sử dụng cả 2 biện pháp, và nên nhớ hãy bắt đầu sử dụng miếng dán trắng răng từ trước đó vài ngày để răng bạn trắng dần lên.

3. Buổi sáng hôm đó

Cuối cùng, thời khắc đó cũng đến gần hơn bao giờ hết. Bạn nên đánh răng thật sạch, dùng chỉ nha khoa cẩn thận. Tránh những đồ uống có màu đậm như cà phê, trà. Nếu bạn không thể sống được mà thiếu chúng, hãy thoa nhẹ một lớp vaseline cho răng trước khi uống để các chất trong trà, cafe không tác động được đến răng. Bạn cũng có thể ăn những loại rau giòn, cứng như cần tây, cà rốt để "lợi dụng" chúng, loại bỏ các vết bẩn cơ học từ men. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng son môi có sắc lạnh để tạo cảm giác răng mình trắng hơn.




4. Khi diễn ra sự kiện

Một vài ly rượu trong khi đi tiếp đãi quan khách sẽ khiến răng bạn ố màu. Bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vài sản phẩm làm trắng răng tức thời như Go Smile Touch-Up. Chỉ cần thoa nhẹ một ít lên răng và thế là hàm răng của bạn đã được đánh bay những mảng bám, vết ố màu từ rượu và đồ ăn rồi. Hoàn hảo.

Read More...

4 mẹo nhỏ giúp cho răng chắc khỏe

Sử dụng bàn chải, chỉ tơ nha khoa đúng cách sẽ giúp cho bạn một sức khỏe răng miệng tốt. Để có một nụ cười xinh, hàm răng chắc khỏe bạn chỉ cần thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây.

Luyện tập

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm lượng máu của một loại protein liên quan đến bệnh nướu răng.

Ăn uống

Phosphate và canxi trong pho mát có thể giúp duy trì men răng của bạn. Một số loại quả như trái táo khi ăn có thể kích thích sản xuất nước bọt. Cắn ngập răng trong trái táo giúp bạn loại bỏ thức ăn còn sót lại trong miệng nhất khi bạn không mang theo bàn chải đánh răng.

Dùng chỉ nha khoa đúng cách

Để làm sạch răng bằng chỉ nha khoa bạn cũng phải dùng đúng cách. Thường thì mọi người dùng chỉ nha khoa theo chiều lên xuống bên trong khoảng trống giữa các khẽ răng. Thay bằng cách dùng chỉ nha khoa như vậy bạn hãy nhẹ nhàng quấn xung quanh răng là các tốt nhất đi để lấy đi thức ăn thừa còn xót lại.



Để làm sạch răng bằng chỉ nha khoa bạn cũng phải dùng đúng cách.

Không nhâm nhi nước ngọt

Nước ngọt, nước uống thể thao và nước trái cây có thể ăn mòn men răng của bạn làm cho răng yếu đi nhanh chóng. Bạn nên hạn chế dùng các loại nước uống trên để bảo vệ răng.
Theo Phạm Loan (Dân Việt)

Read More...

Đâu là kẻ thù của răng?

Màu vàng xỉn, trơ lì với nỗ lực tẩy sạch của bác sĩ nha khoa chỉ là một trong nhiều phiền toái của hàm răng người hút thuốc lá. Sau mỗi điếu thuốc lá, người hút sẽ nhận dược thiên hướng xuất hiện cao răng lớn hơn, răng bị mất mầu trắng tự nhiên, gia tăng nguy cơ xuất hiện bệnh nha chu và sâu răng.

Cho dù hút thuốc lá- theo chứng cứ khoa học, đồng nghĩa với việc cung cấp cho cơ thể trên 40 hợp chất hóa học gây bệnh ung thư, song thuốc lá vẫn là sản phẩm được bán hợp pháp và rộng rãi trên toàn thế giới. Hút thuốc lá gia tăng đến 20 lần nguy cơ xuất hiện ung thư vòm miệng, ung thư họng, ung thư thực quản, ung thư thnah quản, ung thư phổi….Tuy nhiên, dân nghiện coi thường tất cả mối đe dọa đó. Thậm chí, chứng cứ về tình trạng già trước tuổi và nguy cơ liệt dương cũng không phát huy hiệu quả.

Chuyện gì xảy ra, nếu chuyên gia khẳng định, hút thuốc không chỉ làm sạch ví tiền, mà cả con đường thẳng dẫn đến những chi phí không nhỏ cho phòng khám nam khoa?

Cao răng hay chảy máu

Có nhiều nguyên nhân xuất hiện cao răng. Hút thuốc lá là nhân tố “tiếp tay” đặc biệt hiệu quả cho tai họa. So với đồng loại không hút thuốc lá, tốc độ xuất hiện cao răng ở người hút nhanh hơn gấp 3 lần. Sẽ dẫn đến bệnh nha chu - một khi cao răng không bị loại bỏ kịp thời (nhìn chung đa số chúng ta vẫn chưa cso thói quen lấy cao răng định kỳ hằng năm).



Cao răng không bị loại bỏ kịp thời là nguyên nhân gây bệnh răng miệng

Người hút thuốc lá cũng bị đe dọa rụng răng cao gấp đôi so với những người không hút. Ở những người nghiện thuốc lá, thường xuất hiện những bệnh chân răng cấp và mạn tính- nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng lở loét nướu lợi. Ngoài ra, nướu lợi cũng có thiên hướng viêm nhiễm và chảy máu lớn hơn. Những bệnh dạng này không được chữa trị có thể dẫn đến hỏng và rụng răng.

Răng vàng xỉn và thậm chí mầu đen

Những hợp chất có trong khói thuốc lá làm cho hàm răng chuyển sang màu vàng xỉn. Chúng làm biến đổi mầu men răng. Men răng ngả màu vàng là dấu hiệu hút thuốc lá nhiều năm thấy rõ nhất. Tiếc rằng, đó chưa phải là tất cả những thay đổi xảy ra trong vòm miệng dưới tác động của khói thuốc lá. Nướu lợi cũng khổ sở khi tiếp xúc với khói thuốc. Thường ngày cũng gặp cả mảng bám trên hàm răng có mầu xám và thậm chí màu đen rất khó tẩy rửa, bởi chúng đã ăn sâu vào lớp men răng.
Theo Minh Anh (Tri thức trẻ/Tiền Phong)

Read More...

Mất răng và giải pháp trồng răng lý tưởng nhất.

Hiện nay, cắm ghép Implant là một trong những phương pháp hiện đại và lý tưởng nhất để phục hình răng mất.

Hậu quả của việc mất răng

Khi mất một hay nhiều răng sẽ rất khó khăn trong việc ăn nhai, vì lúc này trên cùng một phân hàm lực nhai sẽ giảm khó nghiền nát thức ăn dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế, nguy cơ cao mắc bệnh về tiêu hóa.

Khớp cắn xáo trộn: vì khi các răng bị mất đi, các răng còn lại ở hai bên khoảng mất răng sẽ bị xô lệch, các răng từ từ nghiêng làm thu hẹp khoảng mất răng, làm thưa răng. Răng đối diện với răng bị mất sẽ trồi lên cao hơn răng bên cạnh gây khó khăn cho vận động của hàm dưới. Các răng còn lại phải hoạt động nhiều nên mòn nhanh, làm rối loạn khớp cắn.

Khi mất răng lâu ngày dẫn đến: tiêu xương, một vấn đề ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, vì xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt, mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến má bị hóp lại xuất hiện nhiều nếp nhăn, trông bạn già nhanh hơn gây mất tự tin về tính thẩm mỹ trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày .



Mô phỏng vị trí cắm ghép Implant

Để ngăn chặn lại những hậu quả trên, hiện nay giải pháp cắm ghép Implant là một trong những phương pháp tối ưu nhất để phục hình răng mất.

Implant là một trụ nhỏ làm bằng chất liệu titan, được cấy vào trong xương hàm, trụ Implant kết hợp vững chắc vào xương đóng vai trò như một chân răng trên đó gắn mão răng bằng sứ giống như răng thật.

Implant giúp ăn nhai thoải mái, thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn chặn sự tiêu xương, giúp xương hàm khoẻ mạnh. Răng cấy ghép Implant hoàn toàn phù hợp với sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể.

Ngày nay việc áp dụng công nghệ mới hệ thống CTScan hiện đại nhất sẻ phân tích hình ảnh 3 chiều giúp Bác Sĩ chẩn đoán chính xác phần xương hàm vùng phẫu thuật để cắm ghép Implant an toàn và đạt hiệu quả cao. Với những ưu điểm đó, implant là kỹ thuật tiến bộ hơn hẳn giải pháp cầu răng hay hàm giả tháo lắp.

Ưu điểm:

- Không phải mài răng thật để làm răng giả.

- Phục hồi chức năng nhai tốt.

- Giúp xương hàm luôn vững chắc, tạo tính thẩm mỹ cao.

Giải pháp Implant đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những người bị mất răng và là một thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong lịch sử Nha khoa cho phép phục hồi lại răng đã mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng.



Khi nghe thấy từ “cắm ghép” bạn sẽ liên tưởng sợ đau… nhưng bạn yên tâm. Ngày nay, việc áp dụng các kỹ thuật gây tê hiện đại và kinh nghiệm Bác sĩ chuyên môn cao sẽ tiến hành rất nhẹ nhàng, sau khi điều trị xong bạn có thể ra về một cách thoải mái, đem đến cho bạn sự tự tin và hài lòng với hàm răng khỏe đẹp dài lâu.

Tại nha khoa, các Bác sĩ luôn tuân theo các qui trình chuẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân một cách đầy đủ và chi tiết, để giúp các bệnh nhân đến khám tư vấn có thể hiểu một cách chính xác về trường hợp của mình.

Read More...

Chi ra ngàn đô, lấy về nụ cười méo mó

Bạn có thể phải trả 120 triệu đồng cho một lần thay đổi diện mạo hàm răng của mình. Công nghệ thẩm mỹ răng đang làm hoa mắt khách hàng bằng ma trận giá và quảng cáo vô độ.

Và rất có thể bạn lại là nạn nhân của chính dịch vụ “trắng sáng trong vòng một giờ” nhưng “ngả màu rất nhiều giờ sau” này. Thực sự thì có thể tin bao nhiêu % ở những dịch vụ này?

Bạn có thể phải trả 120 triệu đồng cho một lần thay đổi diện mạo hàm răng của mình. Công nghệ thẩm mỹ răng đang làm hoa mắt khách hàng bằng ma trận giá và quảng cáo vô độ. Và rất có thể bạn lại là nạn nhân của chính dịch vụ “trắng sáng trong vòng một giờ” nhưng “ngả màu rất nhiều giờ sau” này. Thực sự thì có thể tin bao nhiêu % ở những dịch vụ này?

Trước đây, các phòng khám nha khoa ở Hà Nội hầu hết tập trung ở các phố Quang Trung, Nguyễn Chí Thanh, Khâm Thiên, Kim Mã, nhưng bây giờ các phòng khám nha khoa đã “xâm thực” vào rất nhiều ngõ ngách nhỏ của Hà Nội: Làng Phùng Khoang, Triều Khúc, làng Dịch Vọng. Đây chính là điểm tập trung rất đông học sinh, sinh viên.

Ma trận giá

Quá háo hức với nhu cầu làm đẹp hàm răng mà nhiều bạn trẻ không tìm hiểu kỹ để rồi, vừa mất thời gian, vừa chịu đau, vừa mất nhiều tiền, và kèm thêm nụ cười méo xệch

Hiện nay, dịch vụ thẩm mỹ răng được nhiều bạn trẻ lựa chọn là bọc sứ, tẩy trắng, cạo vôi, trám răng, cắm ghép Implant, gắn đá lên răng. Chưa bàn đến chất lượng, riêng kinh phí của các dịch vụ này đã khiến chúng tôi hoa mắt. Tất cả các phòng khám đều có bảng giá đối với từng dịch vụ và tùy nhu cầu của khách.

Tuy nhiên, cùng một dịch vụ, nhưng chỉ cần tham khảo 3, 4 phòng khám đã đủ khiến bạn hoang mang. Lấy ví dụ về dịch vụ tẩy trắng răng, tạo độ sáng bóng cho răng: một phòng khám “hét” giá 4 triệu đồng, trong khi đó tại phố kế bên giá của dịch vụ này là 3 triệu đồng.

Đối với những hàm răng mà các biện pháp tẩy đều không thể có tác dụng thì người ta thường tìm đến dịch vụ bọc composite (hay còn gọi là bọc sứ). Thông thường, dịch vụ này dao động từ 250.000 – 400.000 đồng/răng. Tuy nhiên, đối với các phòng khám thì “danh mục” giá của dịch vụ này là sự dao động không biên độ. Một kỹ thuật viên khoát tay khi chúng tôi e ngại về giá cả quá cao: “Bọc sứ kim loại chuẩn nhất thì hơn 3 triệu đồng. Chỗ này là giá hữu nghị đấy. Mà nếu không chịu được thì cứ chọn loại rẻ nhất, tiền nào của nấy thôi”.

Càng đi sâu tìm hiểu về các dịch vụ thẩm mỹ nha khoa, chúng tôi càng choáng váng hơn với những khung giá bất kể “trần” và “sàn” của nó. Đơn cử như dịch vụ cắm ghép Implant, một trong những dịch vụ được coi là dễ “chém đẹp” nhất của ngành Thẩm mỹ nha khoa hiện nay. Một phòng khám hoành tráng trên phố Nguyễn Chí Thanh niêm yết 900 – 1.000 đôla/răng.

Cùng dịch vụ này, phòng khám nha khoa trên đường Giải Phóng lại dao động trong khoảng 450 – 700 đôla… Một đặc thù của dịch vụ này là khách hàng phải đặt đủ tiền thì bác sỹ mới sắp xếp lịch để thực hiện chứ không làm trước trả sau như những dịch vụ khác. Và chi phí đó chưa phải là con số cuối cùng.

Khi chúng tôi đang tìm lý do để hẹn dịp khác quay lại, anh kỹ thuật viên kia đã kịp “trình bày” cho hai chị khách mới vào: “Nếu làm trụ implant cho 6 chân răng, cộng với 6 chiếc răng mới và chị chọn loại răng titan xịn nhất thì mỗi răng khoảng hơn 4 triệu đồng. Vị chi, toàn bộ chi phí sẽ vào khoảng 120 triệu đồng”.

Trắng răng trong vòng một giờ, ngả màu trong nhiều giờ

VA, sinh viên năm nhất trường ĐH KHXH&NV HN, mang nỗi ám ảnh về “góc con người” có màu xỉn vàng của vùng quê có nhiều đá vôi của mình. Cách đây không lâu cô bạn đã rất hào hứng kể về ý định tẩy trắng răng của mình. Lúc đầu cô định bọc sứ răng, nhưng lại thôi vì kinh phí quá cao. VA xuôi lòng nghe theo lời chỉ dẫn của kỹ thuật viên là “Tẩy trắng trong vòng một giờ, đảm bảo cải tạo được 4 đến 5 lần độ sáng”.

VA rút ví chi gần 4 triệu đồng để rồi bây giờ kể lại với giọng đầy thất vọng “Đúng là 1 giờ sau mình thấy răng trắng hơn trước. Nhưng chỉ 7 ngày sau, mỗi sáng mình lại thấy hàm răng mình xỉn màu như cũ. Quay lại thì được anh kỹ thuật viên “an ủi” “Thôi, em bọc sứ đi, đảm bảo không xỉn màu trong vòng 10 năm”. Nhớ đến đứa bạn cũng đi bọc sứ nhưng sau đó bị nhiễm trùng và điều trị lại, mình sợ quá, chào thua luôn”.

Thực ra, người vừa mất tiền vừa rước bực dọc vào người như VA khá phổ biến khi chấp nhận tin vào những lời quảng cáo mùi mẫn của các phòng nha khoa. Làm trắng răng trong vòng một giờ đang là chiêu vô cùng hút khách. Nhiều bệnh nhân đã kêu trời vì sự “trở về màu nguyên thủy” của răng sau bao nhiêu thời gian và tiền bạc với các phòng khám này.

Một nha sỹ phụ trách phòng khám HN ở khu Định Công cho biết, hơn 70% người Việt Nam có vấn đề về răng miệng. Đặc biệt, do việc chăm sóc răng miệng không được nhiều người coi trọng, cộng với những yếu tố như di truyền, điều kiện nước sinh hoạt, tiền sử sử dụng thuốc…đã khiến nhiều bạn trẻ không may sở hữu hàm răng ngả màu xỉn, vàng hoặc thậm chí là đen.

Hiện nay, nhiều phòng khám nha khoa sử dụng phương pháp tẩy bằng khay thuốc, đèn LED, đèn Plasma, đèn Zoom 2…Với dịch vụ này, chi phí dao động khoảng 2,5 triệu đến 4 triệu đồng một lượt tùy mức độ ngả màu của răng.

Dịch vụ cao, rủi ro cũng cao

So với cái giá của dịch vụ tẩy trắng, bọc sứ thì “gói cước” con nhà giàu của dịch vụ cắm Implant còn… tê tái hơn nhiều. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cắm ghép Implant là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay để đem lại một hàm răng như ý. Tuy nhiên, theo một nha sỹ của phòng nha khoa được nhiều người tín nhiệm ở phố Láng Hạ thì, răng cắm ghép là một trụ nhỏ được cấu tạo bằng titanium cắm ghép vào trong xương hàm. Trụ titanium được xem như một chân răng mới hoàn toàn có thể gắn chặt răng giả vào.

Giá thì ngất ngưởng đến hàng trăm triệu đồng như vậy nhưng chất lượng đôi khi không như những lời hứa, thậm chí, do nhiều nguyên nhân, có người đã bị nhiễm trùng, tiêu xương hàm, buộc phải lấy implant khẩn cấp. Việc bọc sứ và cắm ghép implant tác hại lâu dài, thậm chí nhiều người đã phải đến bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương để khắc phục hậu quả.

Theo đánh giá của các bác sỹ chuyên khoa, phương pháp cắm ghép implant và bọc sứ có tỉ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên, việc tuân thủ chỉ định, kỹ thuật thực hiện có vai trò vô cùng quan trọng đối với từng bệnh nhân cụ thể.

Phương pháp tiên tiến mà bác sỹ chịu trách nhiệm, kỹ thuật viên thực hiện tay nghề non, thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan thì hậu quả tác động sau này sẽ vô cùng tai hại. Nhẹ thì mức độ thẩm mỹ không thấy đâu, nhiều người tâm sự “rõ là dùng răng mình mà như đang mượn của ai, lộm cộm khó chịu, nhất là khi ăn uống”. Mà thực tế, nhiều phòng nha trưng biển có bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ tu nghiệp ở nước ngoài về nhưng khách đến đa phần là được phục vụ bởi các kỹ thuật viên.

Dịch vụ bọc sứ thường phải mài một lớp mỏng của răng nên nếu kỹ thuật không đảm bảo, rất dễ tạo điều kiện cho viêm nhiễm, chảy mủ, có mùi hôi. Chi phí cho dịch vụ này hoàn toàn không rẻ, thậm chí lên đến hàng ngàn đôla nhưng những sự cố hở mão, gây “lỗ hổng” khiến cho thức ăn, mảng bám và dịch dễ lọt vào tận bên trong gây ra viêm nhiễm.

Quá háo hức với nhu cầu làm đẹp hàm răng mà nhiều bạn trẻ không tìm hiểu kỹ để rồi, vừa mất thời gian, vừa chịu đau, vừa mất nhiều tiền, và kèm thêm nụ cười méo xệch.

(Theo SV)

Read More...

CES 2014: Xuất hiện bàn chải đánh răng thông minh

Mẫu bàn chải đánh răng thông minh vừa được giới thiệu tại CES 2014 chứng minh công nghệ đang đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống.

Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2014 chính thức diễn ra từ ngày 7/1 đến 10/1 tại Las Vegas (Mỹ) song ngay từ hôm nay, nhiều sản phẩm đã được giới thiệu. Nổi bật trong số này có mẫu bàn chải đánh răng thông minh của hãng Kolibree (Pháp). Sản phẩm được thiết kế để “thông minh hơn cả nha sỹ của bạn” bằng cách phân tích cách đánh răng và theo dõi thói quen nhờ vào ứng dụng trên thiết bị iOS, Android.

Bàn chải của Kolibree chứa một cảm biến có khả năng theo dõi các vùng trong miệng mà bạn đánh răng và cho biết vùng nào cần quan tâm hơn. Nó cũng đo lường mức độ thường xuyên và thời gian chăm sóc răng của bạn. Nếu bỏ qua một vùng nào đó hay đánh sai kỹ thuật, bạn sẽ nhận được điểm số thấp hơn. Trong thông cáo báo chí, Kolibree thừa nhận dù không thể giải quyết các bệnh răng miệng, ít nhất thiết bị cũng giúp bạn chú ý đến hàm răng của mình hơn để tránh được các vấn đề nghiêm trọng sau này.

Kolibree sẽ tung chiến dịch Kickstarter trong mùa hè 2014 để quyên góp tiền hỗ trợ dự án. Giá mỗi bàn chải dao động từ 99 USD đến 200 USD.

Một số hình ảnh thực tế bàn chải thông minh của Kolibree:


Nếu chỉ nhìn sơ qua, bạn không thể biết đây là một sản phẩm thông minh trang bị cảm biến đặc biệt.



Kolibree cho biết thiết kế phần lông chải sẽ được cải tiến trong phiên bản hoàn thiện.


Phần mềm phân tích cách đánh răng và chấm điểm phần trăm sau khi đánh xong. Hiện, nó chỉ tính toán dựa trên thời gian đánh răng nhưng phiên bản cuối sẽ phân tích cả kỹ thuật dánh và thời gian chải từng vùng khác nhau.


Ứng dụng có thể theo dõi điểm số đánh răng của nhiều người để cha mẹ so sánh việc đánh răng của con cái. Tuy nhiên, hãng khuyến nghị mỗi thành viên trong gia đình nên có một chiếc riêng.


Kolibree lấy tên của một loại chim ruồi với biểu tượng công ty là chiếc lông chim cách điệu.

Du Lam (Theo The Verge)

Read More...

Khắc phục khe hở giữa hai răng cửa

Tôi từng có một hàm răng rất đẹp, vài năm gần đây hai răng cửa bắt đầu tách xa nhau và khoảng cách giữa chúng ngày càng rộng. Điều gì đang xảy ra và tôi phải làm gì? (An)



Ảnh: ozident.com

Câu hỏi này đã được các chuyên gia sức khỏe của trang nytimes.com trả lời như sau:

Một lỗ hổng giữa hai răng cửa thường là kết quả của sự không tương thích giữa kích thước của các răng và cung răng hình móng ngựa. “Đôi khi, một người có thể được thừa hưởng cung răng của cha và những chiếc răng của mẹ. Ở trường hợp này, những chiếc răng thường nhỏ so với cung răng”, tiến sĩ Paul Chalifoux, một nha sĩ có phòng khám tư tại Wellesley, Massachusetts cho biết.

Ở một số trường hợp khác, lỗ hổng xuất hiện là do dải mô mềm vốn kết nối môi trên và nướu răng quá gần với răng cửa. Tình trạng này có thể được giải quyết thông qua tiểu phẫu.

Ngoài ra, thói quen đẩy lưỡi ra ngoài khi nuốt (hành động này có thể tạo đủ áp lực lên răng để tạo ra một khoảng cách) hoặc mất xương răng do bệnh nướu răng cũng có thể gây ra khe hở giữa hai răng cửa. Theo tiến sĩ Chalifoux, nếu thiếu xương răng, răng nhiều khả năng sẽ bị di chuyển.

Việc điều trị khe hở giữa hai răng có thể thực hiện bằng cách chỉnh nha hoặc gắn thêm vật liệu tổng hợp (composite) vào răng dù thực tế, về mặt y học không nhất thiết phải bịt khoảng cách này. "Lý do chủ yếu của việc chỉnh sửa các lỗ hổng này là do nhu cầu thẩm mỹ, đa số lỗ hổng ở răng cửa không phải là bệnh lý", tiến sĩ Anabella C. Oquendo, phó giáo sư tại ĐH Nha khoa (thuộc ĐH New York) cho biết thêm.

Cách điều trị đơn giản nhất là đưa vào lỗ hổng này một miếng nhựa hỗn hợp, hoặc dùng sứ dát mỏng phủ lên bề mặt trước của răng. Cả hai phương pháp này đòi hỏi việc điều trị phải thực hiện định kỳ hoặc mất vài lần. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ không phải đeo niềng răng sau đó. Phương pháp niềng răng thường tốn kém hơn và đặc biệt rất mất thời gian, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

"Bạn nên xác định rõ nguyên nhân chính gây ra lỗ hổng giữa hai răng của mình, và làm bất cứ điều gì cũng nên thông qua nha sĩ", tiến sĩ Chalifoux khuyên. Theo ông nhiều người muốn chữa lỗ hổng giữa hai răng cửa bằng cách niềng răng lại mắc sai lầm là ban đêm nghiến răng khiến niềng trở lên vô dụng, dẫn đến lỗ hổng có thể xuất hiện trở lại.

Hoàng Anh (Theo New York Times)

Read More...

Ống tủy răng bị cong không thông được phải làm sao?

Chào bác sĩ,

Răng hàm dưới số 37 của tôi đã trám cách đây mấy năm giờ đau lại. BS nói chữa tủy và chữa được 2 ống tủy thông còn 1 ống bị cong nên không thông được. BS nói phải nhổ răng đi nếu nó đau.

BS thông tủy và đặt thuốc 4 lần nhưng vẫn không thông được. Hiện giờ răng tôi không đau nữa nhưng không ăn được đồ cứng phải ăn mềm nhai nhẹ, nhai mạnh nó ê. Vậy răng tôi phải làm sao? Răng hàm số 36 tôi nhổ rồi đang lành, tôi muốn làm cầu răng liệu có được không?

(Trung Mai - trungdang…@gmail.com)


Ảnh minh họa
Thân chào bạn,

Nếu ống tủy đã không thể thông được thì phải chịu vậy thôi bạn ạ. Bác sĩ đã cố gắng thông tủy đến 4 lần mà không được thì chứng tỏ bác sĩ đã rất tận tâm rồi. Một là bạn nhổ luôn để khỏi phải suy nghĩ. Hai là chấp nhận để tạm vậy, khi nào đau thì nhổ.

Tuy nhiên vì răng 36 của bạn đã nhổ rồi, răng 37 cũng yếu, nên không thể làm cầu răng được. Trừ trường hợp bạn còn răng 38 và răng này còn rất tốt, răng 34,35 cũng rất tốt, có thể làm cầu răng được, tuy nhiên răng 38 thường mọc ở vị trí bất thường nên không dễ làm.

Trong trường hợp bạn không thể làm cầu răng được thì chỉ có 2 cách là làm răng tháo lắp hoặc cắm implant. Nếu bạn chưa có khả năng cắm implant ngay mà phải đợi một thời gian thì phải làm răng tháo lắp trước vì nếu bạn không nhai đều 2 bên thì sẽ dẫn đến bệnh về khớp, sau này rất khó chữa.

Thân mến và chúc bạn sức khỏe! BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Răng 6 và 7 sát răng khôn bị sâu, làm răng sứ cách nào?

Chào bác sĩ,

Em bị sâu 2 răng hàm số 6 và số 7 hàm dưới (2 răng cạnh nhau) đã mấy năm nay, em chỉ nhai bằng bên hàm còn lại. Hiện nay răng số 7 đã bị vỡ hết chỉ còn lại chân răng, răng số 6 cũng bị sâu rất to và em đã mọc răng số 8. Vậy em phải làm gì? Liệu có làm răng sứ số 7 được không khi răng số 6 bị sâu to như vậy? Và giá cả khi làm lại răng này như thế nào?(Quyên - Hà Nội)

BS Đoàn Khánh Ngọc:



Bạn Quyên thân mến,

Tôi không biết tình trạng răng số 6 và số 8 của bạn thế nào nên không tư vấn chính xác cho bạn được. Nếu bác sĩ nghĩ rằng răng số 6,7 có thể giữ được chân răng do chân răng vẫn còn tương đối chắc, chỉ cần làm thân răng giả bên trên thì đó là tình huống tốt nhất. Còn trong trường hợp phải nhổ răng thì có 2 tình huống có thể xảy ra

- Răng số 8 có thể dùng làm răng trụ: trong trường hợp này bác sĩ sẽ có thể phải mài răng 8 và cả 2 răng 4,5 để làm răng trụ, nghĩ là cầu răng sẽ kéo dài từ răng 4 đến răng 8. Vì bạn mất tới 2 răng 6,7 nên 2 răng trụ sẽ bị yếu, phải ít nhất 3 răng trụ mới được.

- Răng số 8 không dùng được: trong trường hợp này bạn không thể làm cầu răng được vì phía sau không còn răng nào để làm răng trụ, chỉ có răng trụ ở 1 phía thì không đủ trong trường hợp này. Bạn bắt buộc phải làm răng tháo lắp.

Ngoài ra, nếu bạn đủ khả năng tài chính để làm implant thì việc mất răng nào, răng số 8 thế nào không quan trọng lắm, quan trọng là chất lượng và khối lượng xương hàm chỗ mất răng còn đủ tốt để cắm implant hay không thôi. Nói tóm lại, bạn nên đi khám bác sĩ sớm, may ra giữ lại được chân răng nào đó, càng giữ được thì chi phí càng giảm và độ bền càng cao.

Thân chào bạn,

Read More...

Nỗi buồn ‘cái răng, cái tóc’ sau sinh

Rụng, xơ, rối... là triệu chứng phổ biến ở mái tóc chị em sau sinh nở. Làm thế nào đây
Trong trường hợp sản phụ bị trầm cảm sau sinh thì hiện tượng rụng tóc lại diễn ra càng rõ rệt. (ảnh minh họa)

Nếu như trong thời gian mang thai, hầu hết chị em đều cảm nhận rõ rệt mai tóc của mình có vẻ bóng mượt, đen dày hơn thì sau sinh nở, tóc các mẹ "xuống cấp" rõ rệt. Biểu hiện dễ thấy nhất là tóc rụng rất rất, thêm vào đó, mái tóc mượt mà ngày xưa giờ cũng xơ rối hơn. Nguyên nhân từ đâu vậy và liệu có cách nào để chữa trị không?

Vòng đời của tóc

Vòng đời của tóc trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ sinh trưởng: tóc bắt đầu nhú ra khỏi nang tóc và bắt đầu hình thành sợi tóc. Giai đoạn này ở phụ nữ thường kéo dài từ 3-7 năm. Tóc mọc 0,3-0,4mm một ngày và tối đa một tháng tóc dài thêm 1 cm.

- Thời kỳ ngừng sinh trưởng: các tế bào trong bầu tóc ngừng phát triển, việc tổng melanin cũng dừng lại. Trong vòng 2 đến 3 tuần, các nang tóc sẽ thoái hóa dần.

- Thời kỳ thoái hóa: Trong vòng 2 đến 4 tháng chân tóc bắt đầu tách ra khỏi nang tóc và rụng dần để vòng đời của một sợi tóc mới được bắt đầu.

Nguyên nhân vì sao rụng tóc sau sinh

Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của tuyến nội tiết khiến giai đoạn sinh trưởng của các sơi tóc ở phụ nữ kéo dài hơn so với bình thường. Thông thường mẹ bầu nhận thấy mái tóc của mình trong thời gian bầu bí dày và nhiều hơn.

Sau 2 đến 3 tuần sinh xong, tuyến nội tiết của chị em được phục hồi trở lại khiến cho những sợi tóc có chu kỳ sinh trưởng kéo dài bị thoái hóa một cách nhanh chóng và các sợi tóc này bắt đầu rụng.

Trong trường hợp sản phụ bị trầm cảm sau sinh thì hiện tượng rụng tóc lại diễn ra càng rõ rệt vì stress khiến hệ thần kinh và hệ miễn dịch bị rối loạn dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt chức năng hoạt động của bộ máy trong cơ thể.

Tình trạng rụng tóc thường được cải thiện khoảng 12 tháng sau khi sinh. Đây chỉ là hiện tượng bình thường vì tóc khôi phục tới độ dày, số tóc sợi tóc trở lại bình thường trước khi bạn bầu bí nên chị em không nên quá lo lắng.

Một người bình thường sẽ rụng từ 50 đến 100 sợi tóc/ngày. Nếu tóc bạn vốn xoăn lọn thì lượng tóc rụng sẽ lớn hơn khoảng 200 sợi/ngày vẫn là bình thường.

Sau sinh tóc bạc vì sao?

Thực tế ở một số phụ nữ sau khi sinh gặp phải hiện tượng xuất hiện tóc bạc, tóc nhạt màu hơn, cụ thể là không còn màu đen mà chuyển sang nâu nhạt, trắng.

Lý giải cho hiện tượng này có 2 khả năng:
  • - Thứ nhất là do cơ địa, tình trạng sức khỏe của bạn nên sợi tóc bị lão hóa nhanh chóng, sắc tố melalin bị dần dần mất đi.
  • - Thứ hai là những biến đổi về đời sống sinh hoạt sau khi sinh, việc thức đêm, thức khuya để chăm sóc con nhỏ dẫn đến những mệt mỏi, căng thẳng thần kinh dẫn tới rụng tóc và thậm chí là tóc bạc màu.
Với những trường hợp đặc biệt, chị em thấy tóc rụng quá lượng cho phép, tóc bạc một cách nhanh chóng thì nên đến chuyên khoa da liễu để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.


Các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho tóc chính là Biotin hay còn gọi là vitamin H có vai trò trong việc hình thành tế bào tóc mới. (ảnh minh họa)

Giải pháp cứu nguy

Dinh dưỡng là số 1

Các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho tóc chính là Biotin hay còn gọi là vitamin H có vai trò trong việc hình thành tế bào tóc mới.

Các vitamin nhóm B cũng giữ ẩm và làm mềm tóc, giảm rụng tóc. Kẽm giúp các sợi tóc dày, khỏe, có sức sống.

Trong thực đơn hàng ngày ngay từ lúc mang thai đến sau khi sinh, chị em nên chú ý sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều các loại vitamin trên bao gồm: lòng trắng trứng gà, sữa, cá, thịt nạc, hạt hướng dương, vừng vừa có lợi cho sức khỏe nói chung vừa làm đẹp mái tóc.

Tinh thần thư giãn

Việc giữ cho sức khỏe tinh thần luôn ở trạng thái ổn định, vui vẻ, lạc quan là điều rất cần thiết với sản phụ sau khi sinh.

Thần kinh căng thẳng trong có việc chức năng của thần kinh thực vật bị rối loạn quá trình cung cấp máu cho da đầu, tóc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Chăm sóc mái tóc đúng cách

Nhiều sản phụ sau khi sinh đã kiêng cữ tắm gội quá lâu khiến lớp chân tóc tích trữ dầu bẩn là cơ hội để vi khuẩn làm tổ ảnh hưởng đến chất lượng sợi tóc. Vì vậy, chị em cần căn cứ vào sức khỏe của bản thân để có kế hoạch vệ sinh tắm gội đúng cách, vừa giữ an toàn cho sức khỏe, đảm bảo vệ sinh thân thể.
  • - Khi sử dụng dầu xả hoặc các loại dầu dưỡng tóc không nên bôi trực tiếp lên da đầu mà nên bôi vào phần thân và đuôi tóc để tránh hiện tượng lấp nang chân tóc gây ra bệnh viêm chân tóc.
  • - Sử dụng lược gỗ chải đầu thường xuyên để làm sạch tóc đồng thời tăng cường quá trình tuần hoàn máu ở da đầu.
  • - Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với từng loại tóc
  • - Sau khi sinh và đang trong thời gian cho con bú chị em lưu ý thận trọng khi quyết định tân trang làm đẹp mái tóc bằng cách uốn, nhuộm tóc vì giai đoạn này sợi tóc vẫn còn rất yếu chưa được phục hồi, dễ gây tổn thương cho tóc. Các loại hóa chất sử dụng làm tóc cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú của bạn.

Read More...

Răng sâu, trường hợp nào phải làm răng giả?

Răng em bị sâu thủng một lỗ ở giữa răng. BS nói phải làm răng giả. AloBacsi ơi, răng chỉ bị thủng như thế có đến mức phải làm răng giả không?

Thưa bác sĩ,

Răng em bị sâu thủng một lỗ ở giữa răng. BS nói răng em phải điều trị và làm răng giả. Xin cho em hỏi, răng bị thủng một lỗ ở giữa răng như thế thì có đến mức phải làm răng giả không? Mong BS tư vấn giúp em vì đã cận ngày BS hẹn mài răng. Em xin cám ơn! (Kiều Trang - Hà Nội)


Ảnh minh họa
Bạn Trang thân mến,

Tôi không biết lỗ thủng giữa răng của bạn như thế nào nên không thể tư vấn cụ thể là chỉ cần trám hay phải làm răng giả luôn.

Thông thường bác sĩ sẽ cân nhắc giữa kích thước, vị trí lỗ sâu và khả năng gây suy yếu răng. Nếu lỗ thủng chưa đến tủy nhưng đã sát tủy và răng cũng đã bị yếu đi nhiều thì bác sĩ sẽ quyết định làm răng giả luôn. Nếu lỗ thủng chưa đến nỗi và mô răng còn nhiều thì có thể chỉ cần trám là được.

Việc đến tủy hay chưa phải khám trực tiếp, có thể kèm thêm chụp phim mới biết nên nếu muốn chắc chắn, bạn có thể gọi điện xin hẹn ngày khác, đồng thời đi khám thêm tại 1 nơi khác, nếu cả 2 bác sĩ cùng tư vấn làm răng giả thì bạn nên nghe theo.

Thân chào bạn, BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Thói quen xấu khiến răng bé mọc lệch

Thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng của trẻ nhỏ, khiến cho trẻ có hàm răng không đẹp và lệch lạc. Cùng điểm qua những thói quen xấu của bé để cha mẹ có thể khắc phục cho con.



Thói quen mút tay

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể dẫn đến lệch lạc răng. Mút tay trong thời kỳ răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ dễ dẫn đến lệch lạc răng.

Khi các ngón tay đặt lên giữa hai nhóm răng cửa trên và dưới tạo lực nén trực tiếp sẽ đẩy răng cửa trên mọc chìa ra trước, răng cửa dưới nghiêng vào trong, hai hàm cắn không khít và khi mút tạo áp lực âm trong khoang miệng, môi và má sẽ ép vào làm hẹp cung hàm. Mức độ lệch lạc răng tỷ lệ thuận với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày, đặc biệt những trẻ mút tay suốt đêm khi ngủ thì nguy cơ răng mọc lệch lạc càng cao.

Tật thở miệng

Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.

Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.

Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.

Thói quen đẩy lưỡi

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ nuốt. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh huởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, nếu đẩy lưỡi của bệnh nhân và có tư thế nghỉ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.

Tật cắn môi

Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới, giống như bú ngón tay, hậu quả của tật cắn môi sẽ làm nhóm răng cửa trên nhô ra,cắn không khít, trẻ phát âm không chuẩn. Tật cắn môi cũng dễ bỏ nếu đến tuổi đi học, bạn bè và thầy cô khuyên nhủ trẻ sẽ dần dần bỏ được.



Tật cắn móng tay, cắn kẹp tóc ở bé gái

Các thói quen nầy thường gặp ở tuổi đi học, và ở bé gái thích làm dáng, lâu ngày sẽ thành thói quen. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, bị mòn dần, men răng bị mẻ. Răng sẽ bị mất thẫm mỹ. Tật cắn kim khâu ở những thợ may và cắn đinh ở thợ mộc cũng đưa đến hậu quả là mòn răng và mẻ răng, làm cho răng cửa không cắn khít được.

Tật ôm gối ngủ

Nếu bé có thói quen ôm gối ngủ và tựa đầu nghiêng một bên cũng làm cho cằm bất cân xứng, lép một bên mặt và cằm. Người lớn cũng thường hay ôm gối ngủ do thói quen có từ thuở nhỏ, nhưng ôm gối ngủ một bên thì không tốt, tập cho trẻ nằm ở nhiều tư thế khác nhau, vi lệch lạc xương hàm chỉ xảy ra ở trẻ em đang ở thời kỳ trưởng thành và xương mặt đang hình thành.

Dinh dưỡng

Ngoài các chất dinh dưỡng chính như protid, glucid, lipid thì canxi cũng là chất khoáng không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu canxi có thể làm cho trẻ có sự cắn tiếp khớp giữa hai hàm không khít do xương hàm phát triển không đầy đủ.

Ngoài protid, phospho, các vitamin D, K, C và một số nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, magie cũng tham gia và tác động ảnh hưởng đến tế bào xương.

Read More...