Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

Bàn chải đánh răng là ổ chứa vi khuẩn lớn

Hầu hết chúng ta thường lo lắng về vi trùng và vi khuẩn khi chúng ta tiếp xúc ở bên ngoài. Nhưng bạn có biết rằng chính ngôi nhà của mình lại là ổ dịch sản sinh ra vi khuẩn, vi trùng từ những nơi mà bạn cho rằng chúng luôn sạch sẽ.

Vòi nước nhà bếp


Những chiếc vòi nước chính là căn nhà lý tưởng cho vi khuẩn ẩn nấp và phát triển. Nếu bạn vô tình chạm những ngón tay bẩn hay thức ăn vào vòi nước, vi khuẩn và vi trùng có thể bắt đầu phát triển trên đó. Khi bạn bật vòi nước để rửa chén bát, vi trùng sẽ tiếp xúc với các món ăn của bạn. Để tránh điều này, bạn nên vệ sinh vòi nước nhà bếp thường xuyên.

Bàn chải đánh răng


Bản chải đánh răng khi để gần bồn tắm hoặc nhà vệ sinh là cơ hội tốt để cho vi khuẩn phát triển ngay trong bàn chải. Chính vì vậy bạn nên để bàn chải đánh răng ở những nơi thoáng mát và làm sạch nó thường xuyên.

Ga trải giường


Một cuộc khảo sát tiến hành gần đây hầu hết mọi người thay đổi khăn trải giường của mình mỗi tháng một lần. Có nghĩa là khăn trải giường của bạn được tiếp xúc với một tháng dài của mồ hôi, nước dãi và bụi chưa kể là bạn còn cho thú cưng ngủ chung giường. Ga chải giường mặc nhiên là nơi siêu bẩn tập trung vi khuẩn, nấm mốc… Để tránh mầm bệnh ngay trên giường bạn nên giặt ga chải giường mỗi tuần một lần.

Khăn nhà bếp


Khăn nhà bếp có ẩn chứa các chủng nguy hiểm của E. coli và các vi khuẩn khác. Mỗi một lần bạn làm sạch tay hay các vật dụng trong nhà bếp sẽ thêm vết nhơ trên khăn. Khi bạn tiếp tục sử dụng nó, vi trùng xây dựng tăng lên và càng dễ trở thành nguồn gây bệnh hơn. Để tránh điều này bạn nên bỏ khăn lau vào thùng rác sau khi sử dụng.

Điều khiển từ xa


Có thể điều này sẽ khó tin với bạn nhưng điều khiển từ xa là một trong những vật dụng bị nhiễm vi trùng cao nhất trong nhà của bạn. Nó đi qua nhiều bàn tay, được để ở trên bàn, rơi xuống sàn nhà hay bất cứ nơi đâu… Vi khuẩn hiện diện trên điều khiển từ xa có thể gây ra bệnh cho gia đình bạn. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên lau điều khiển từ xa với thuốc tẩy hoặc rượu bằng khăn lau.

Phạm Loan (Theo healthmeup)

Read More...

Tin vui dành cho các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật răng hàm mặt

Cần biết - Tại Hà Nội, hội phẫu thuật tạo hình răng hàm mặt đã làm lễ chính thức ra mắt vào cuối tuần qua. Đây là sự ghi nhận về một chuyên ngành chiếm vị trí hết sức quan trọng trong lĩnh vực ngoại khoa nói chung và răng hàm mặt nói riêng tại Việt Nam và trên thế giới.

Sự ra đời của hội là điều kiện để các bác sĩ chuyên ngành ngoại khoa tập hợp phát triển chuyên ngành một cách đúng hướng từ trung ương đến các địa phương. Hội phẫu thuật tạo hình răng hàm mặt là nơi tập hợp các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, các kỹ thuật viên về lĩnh vực ngoại khoa răng hàm mặt của Việt Nam.

Trong thời gian qua, chuyên ngành phẫu thuật răng hàm mặt đã liên tục cập nhật và ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới trong các lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt, phẫu thuật sọ mặt, ghép xương tự thân, cấy ghép răng, nắn chỉnh răng, nội nha, nha khoa thẩm mỹ… Đồng thời, thường xuyên giao lưu, cập nhật các kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực chuyên sâu; tổ chức hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, chuyển giao kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh về răng miệng cũng như phẫu thuật tạo hình.



Các hoạt động này đã giúp các nhà nha khoa Việt Nam có thêm kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ các nước trên thế giới, góp phần giúp các bác sĩ ngoại khoa răng hàm mặt cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Read More...

Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu là bệnh gì, AloBacsi ơi?

Chào bác sĩ,

Gần đây xương hàm phải của em bị lệch sang bên phải và cứng, em có thể chỉnh về trạng thái ban ̣đầu và không đau. Em còn nghe xương hàm bên phải có tiếng kêu. Em rất lo không biết mình có bị gì nặng không? (Trọng Tính – Long An)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Tính thân mến,

Bạn đang bị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là khớp nối hàm dưới và nền sọ. Hiện tượng lệch, cứng nhưng có thể tự chỉnh được mà bạn mô tả chính là lúc đó khớp bị trật nhưng còn có thể hồi phục.

Bạn nên đi khám sớm vì đến giai đoạn này đã là tương đối nặng. Nếu cứ để vậy thì sẽ dẫn đến trật khớp không hồi phục, phải đi nắn chỉnh khớp lại mỗi lần trật khớp.

Hiện nay bệnh này chỉ có thể chữa trị tại 1 số địa chỉ như bệnh viện Răng Hàm Mặt và khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược hoặc Đại Học Răng Hàm Mặt.

Thân chào bạn,

Read More...

Sâu răng tuổi học đường: Làm sao tránh?

Sâu răng là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi học đường. Đặc biệt, trẻ từ 6 - 8 tuổi có tỉ lệ sâu răng rất cao, lên đến 85%.

Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, dinh dưỡng được cải thiện đi kèm với nó là hàm lượng đường trong khẩu phần ăn cũng tăng lên, điều này góp phần làm cho tỉ lệ sâu răng ngày càng lan rộng. Bệnh sâu răng ẩn chứa nhiều nguy cơ, cần được phòng ngừa và chữa trị một cách hợp lý.

Tình hình thực tế

Theo kết quả điều tra về răng miệng gần đây cho thấy trên toàn quốc có trên 60% người bị sâu răng. Đặc biệt, có khoảng 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng, mỗi trẻ trung bình có tới 6 răng sâu. Sâu răng xuất hiện ở cả hàm răng sữa và răng hỗn hợp (trong miệng có cả răng sữa và răng vĩnh viễn). Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu đến trường. Đặc điểm của răng sữa là kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, do vậy, răng sữa rất dễ bị sâu.

Hàm răng sữa ở trẻ em có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Ngoài chức năng ăn nhai, răng sữa còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Do đó, để trẻ có bộ răng vĩnh viễn không bị lệch lạc, cần phải theo dõi và chăm sóc răng sữa thật tốt.




Nguyên nhân...

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do vệ sinh răng miệng không sạch và không thường xuyên. Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển tấn công và hình thành lỗ sâu. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay ăn quà vặt, đặc biệt là các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết khi ăn các loại thức ăn này, răng miệng các em đều không được làm sạch ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi sưng đau, trẻ mới báo cho cha mẹ biết, lúc đó bệnh thường đã nặng.

... và giải pháp

Cha mẹ cần phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng cách thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng lúc, đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, nhất là đồ ăn sẵn và thức ăn đường phố không hợp vệ sinh. Nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sớm của sâu răng và có hướng xử trí thích hợp.

Nhà trường nên kết hợp với Chương trình nha học đường để được trang bị thêm ghế răng và nhân viên y tế giúp kiểm tra răng miệng và hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ. Ngoài cung cấp kem đánh răng, nước súc miệng flour, trám bít hố rãnh ngừa sâu răng, Chương trình nha học đường còn cung cấp dự án flour hóa nước uống và dự án muối flour giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Để trẻ có răng chắc khỏe, phát triển tốt, khi mang thai, bà mẹ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp tạo được mầm răng khỏe cho trẻ ngay từ giai đoạn bào thai vì mầm răng hình thành ngay từ tháng đầu của thai kỳ. Khi trẻ đã hình thành răng sữa, cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Người lớn cần tạo cho trẻ thói quen đánh răng, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ. Trẻ nên dùng kem đánh răng phù hợp lứa tuổi. Chỉ chải răng 2 lần/ngày, trong đó 1 lần trước khi đi ngủ đã có thể ngừa sâu răng hiệu quả, giúp phòng các bệnh quanh răng... Y tế học đường với chăm sóc răng miệng cho trẻ em sẽ được mở rộng, đem đến hiệu quả lâu dài về sức khỏe răng miệng cho cộng đồng.
AloBacsi.vn
Theo BS. Lê Ngọc Diệp - Sức khỏe và Đời sống

Read More...

Đau nhức vì viêm lợi trùm, làm sao cải thiện?

Chào bác sĩ,

Ở góc hàm trái của cháu có 1 răng mọc lên, rất đau. Hiện tượng này diễn ra từ cuối năm ngoái. Anh nha sĩ bảo răng không bị mọc lệch và khuyên nên cắt lợi trùm nhưng cháu không muốn cắt.

Đến nay thì thực sự là rất khó chịu, cháu không thể ngủ được, soi vào gương thấy mặt hàm của răng số 8 đã lộ lên. Hiện tại bên má trái cháu đang đau, nhức, sưng, hơi phù một chút.

Xin hỏi:

- Bằng mắt thường có thể biết được răng số 8 này mọc lệch hay thẳng được không?
- Cháu đang đi công tác và sắp tới chuẩn bị có một đợt tập huấn mà răng đau quá, cháu sợ ảnh hưởng đến công việc và việc học lần này, có cách nào có thể giảm đau không? Trong trường hợp bất khả kháng mà phải cắt lợi trùm thì cháu nên đến cơ sở nào?(Thanh Chung - thanhchung…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:



Bạn Chung thân mến,

Răng khi mọc lên thì phần nướu phía trên sẽ mỏng đi từ từ cho đến khi tách hẳn ra để hở thân răng đang trồi ra. Trong trường hợp răng khôn mọc lên thì có trường hợp phần nướu này vẫn còn "trùm" một phần lên thân răng mọc, 1 phần lại tách ra để lộ thân răng, tạo thành giống 1 cái khe, thức ăn lỡ lọt vào "khe" thì không ra được nên khiến vùng nướu xung quanh răng viêm lên, sưng phồng gọi là viêm lợi trùm.

Để cắt lợi trùm thì rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần gây tê tại chỗ đó và rạch bỏ phần nướu còn sót lại đang bao trùm lên thân răng khôn là xong, mục đích là để bộc lộ thân răng hoàn toàn, thức ăn không còn chỗ để mắc kẹt gây viêm nữa.

Thủ thuật này khá đơn giản và nhanh, không đau đớn gì nhiều, tuy nhiên tùy tình trạng nặng nhẹ bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc trước để bớt viêm rồi mới rạch nướu. Vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ để xem có phải uống thuốc trước 3-5 ngày hay không hay có thể xử lý luôn.

Việc này không tốn quá nhiều thời gian, cũng không phải là mổ xẻ gì ghê gớm nên bạn nên đi khám sớm, giải quyết luôn cho khỏe để khỏi bị cản trở công việc.

Răng khôn mọc lên thẳng hay không có thể dùng mắt thường biết được, vì vậy nếu bác sĩ đã nói vậy thì bạn không cần lo, và như tôi đã nói cắt lợi trùm chỉ là 1 thủ thuật đơn giản, bạn có thể đến phòng khám nha khoa nào cũng được.

Thân chào bạn,

Read More...

Em thay răng giả đã 5 lần mà miệng vẫn hôi, AloBacsi ơi?

Thưa bác sĩ,

Em bị gãy 4 răng cửa trên 7 năm trước do tai nạn. Lần đầu tiên em làm răng nhựa nhưng rất hôi miệng đến mức người đối diện là trẻ con cũng lắc đầu nguầy nguậy. 4 năm sau em đã thay bằng sứ cercon nhưng vẫn cứ bị hôi miệng…

Đến nay em đã thay 5 lần răng rất tốn thời gian và chi phí nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết. Mùi hôi cứ như răng bị sâu rất nặng, 5 phút sau đánh răng là mùi hôi trở lại. Thật sự em rất khổ sở. BS làm ơn giúp em với, cho em biết nguyên nhân để giải quyết ạ.

(Hoàng Trang - catbui…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Trang thân mến,

Việc hơi thở có mùi có nhiều nguyên nhân chứ không phải nhất thiết là do răng giả. Hơn nữa đây lại là răng sứ, mà thường răng sứ thì không gây mùi như vậy vì răng sứ vốn dĩ không ngấm nước bọt, ít có mảng bám hơn răng nhựa rất nhiều. Nếu là hàm giả tháo lắp làm bằng nhựa dùng lâu năm thì thường mới gây mùi như vậy. Như vậy nguyên nhân gây mùi nằm ở vấn đề khác.

Thông thường nguyên nhân chính gây hơi thở có mùi là do vôi răng, nhất là trường hợp bị bệnh viêm nha chu thì mùi hôi càng khó chịu hơn rất nhiều, chỉ cần đứng gần cũng có thể ngửi thấy. Nguyên nhân thứ hai là do các bệnh khác như viêm xoang chẳng hạn, thường gây mùi rất mạnh.

Để chữa dứt điểm vấn đề này bạn nên đi khám lại xem nguyên nhân từ đâu mới được. Nếu là do viêm nha chu thì bạn nên chữa sớm, không chỉ vì vấn đề hơi thở mà còn vì viêm nha chu sẽ gây ra lung lay răng dần dần cho đến khi răng không còn giữ được nữa phải nhổ toàn bộ. Nếu là do viêm xoang thì điều trị hết viêm xoang là hết mùi.

Trước mắt, bạn nên uống nước liên tục, mỗi lần có thể chi 1 ngụm nhỏ nhưng phải nhiều lần để miệng không bị khô. Thông thường thiếu nước bọt cũng có thể làm tăng độ hôi miệng do khi thiếu nước bọt sẽ thiếu chất kiềm khuẩn trong nước bọt khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở hơn. Vì vậy uống nước cũng là 1 cách làm giảm, nhưng không phải là cách điều trị nhé.

Thân chào bạn,

Read More...

AloBacsi ơi, có được mổ u nang chân răng khi mang bầu?

Chào bác sĩ,

Em bị u nang chân răng, khối u đã to hơn hạt ngô một chút. Hiện em đang mang thai được hơn 2 tháng liệu có làm phẫu thuật mổ nang được không?(Hồng Nhung - nguyenthi..@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Bạn Nhung thân mến,

Vấn đề này bạn nên trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ điều trị/chẩn đoán cho bạn sẽ tốt hơn vì BS biết rõ tình trạng sức khỏe, bệnh lý của bạn.

Tuy nhiên thông thường thì trong 3 tháng đầu thai kỳ là 3 tháng quan trọng nhất do bào thai đang hình thành các cơ quan, bộ phận nên sẽ không có can thiệp gì trong 3 tháng này.

3 tháng cuối thì bụng khá lớn, không tiện để thực hiện thủ thuật nên thông thường bác sĩ sẽ can thiệp trong 3 tháng giữa nếu cần thiết. Nếu không thì sẽ chờ đến sau khi sinh. Bạn nên liên hệ bác sĩ để hỏi xem có thể chờ được không hay phải lấy ra ngay.

Thân chào bạn. Chúc bạn khỏe, mẹ tròn con vuông!

Read More...

Uống sữa đêm hại răng miệng

Nhiều cha mẹ thấy con khó ngủ do đói sữa hay do thói quen thèm sữa, đã đáp ứng ngay cho bé một bình, một ly sữa để giấc ngủ của con bình yên trở lại. Có ai ngờ, đây chính là thói quen gây hại cho men răng trẻ.



Axít do sự lên men từ sữa sẽ ứ đọng trong khoang miệng, bào mòn răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây sâu răng. Ngoài ra, nguyên nhân sâu răng còn do vệ sinh răng miệng kém, do thức ăn, thức uống (đường và chất chuyển hóa thành đường, thức ăn thức uống chứa axít).

Với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, bệnh sâu răng không được điều trị sẽ gây đau đớn, giảm chức năng răng miệng, giới hạn hoạt động hằng ngày của trẻ, có thể khiến giấc ngủ trẻ không tròn, dinh dưỡng không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Bệnh lý răng miệng còn khiến trẻ mất tập trung khi học, giảm khả năng tiếp thu và phát triển trí tuệ, giới hạn ngôn ngữ. Trẻ cũng có thể gặp trở ngại trong giao tiếp vì hơi thở hôi và răng ngả màu.

Sâu răng còn là đầu mối dẫn dắt vi khuẩn chu du khắp cơ thể, “gieo rắc tai họa” đến nhiều cơ quan như viêm hạch, viêm xoang, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm nội tâm mạc… làm cho sức khỏe răng miệng trẻ bị đe dọa, có thể dẫn đến những bệnh kinh niên về sau như tiểu đường, tim mạch, tai biến mạch máu não.

Cha mẹ cần ý thức cao về hậu quả của sâu răng để phòng tránh bằng cách:

- Kiên trì luyện thói quen tốt từ khi trẻ còn nhỏ: cho trẻ ăn uống có giờ giấc, không uống sữa đêm (với điều kiện bảo đảm nhu cầu năng lượng). Nếu cần thiết phải uống sữa, nên vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau đó, dù bất cứ giờ giấc nào.

- Bảo vệ răng với chất fluoride từ giai đoạn sớm của tuổi thơ ấu (sơ sinh đến bảy tuổi). Fluoride thường có trong kem đánh răng và nước máy dùng hằng ngày… Ở nước ta, tỷ lệ fluoride trong nước máy sinh hoạt thay đổi theo từng vùng, nên tùy theo vùng mà gia đình cân đối cho phù hợp.

- Khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các lệch lạc của răng nhằm điều chỉnh kịp thời. Nên nhớ, răng không đau không có nghĩa là răng không bệnh.

Read More...

Răng quá ngắn, làm sao kéo dài ra?

Bác sĩ ơi,

Em có 2 cái răng cách răng cửa một cái rất ngắn nên em không tự tin mỗi khi cười. BS cho em hỏi bây giờ em phải áp dụng phương pháp thẩm mỹ nào ạ?(Ngọc Linh – Hà Nội)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Linh thân mến,

Có lẽ ý bạn nói là 2 cái răng ngay kế bên 2 răng cửa phải không? Tôi không biết nó ngắn đến mức độ nào khiến bạn cảm thấy không tự tin như vậy, nhưng thật sự là răng đó phải ngắn mới tự nhiên.

Theo lý thuyết về hình dáng giải phẫu của bộ răng, răng cửa bên thường nhỏ hơn và ngắn hơn răng cửa giữa và răng nanh 1 mm về phía rìa cắn, đồng thời đường cổ răng của răng này cũng thấp hơn đường cổ răng của răng cửa giữa và răng nanh. Có nghĩa là răng này nhỏ hơn hẳn so với răng cửa giữa và răng nanh. Ngay cả khi làm răng giả cũng phải cô gắng để đạt tiêu chuẩn này vì nếu làm 2 răng cửa bên bằng kích thước với 2 răng cửa giữa thì nhìn nụ cười đó sẽ rất kỳ cục và biết ngay răng giả.

Trong trường hợp răng của bạn ngắn hơn quá nhiều, bạn có thể thực hiện thủ thuật làm dài thân răng, nói nôm na là cắt 1 chút nướu giúp cho chiều cao thân răng tăng lên 1 chút. Thủ thuật này thực hiện không quá khó và không phải mổ xẻ gì ghê gớm cả. Bạn không cần lo lắng.

Thân chào bạn,

Read More...

Bé gần 9 tháng vẫn chưa mọc răng

Con tôi đã 8 tháng 20 ngày nhưng vẫn chưa mọc răng. Tôi rất lo, bé vẫn sinh hoạt bình thường, ngày ăn 2 cữ lúc 10h sáng và 14h chiều.

Trưa bé ăn thêm sữa chua và bú sữa mẹ. Bé vẫn uống vitamin D3 và canxi, ăn cháo có thịt, cá, rau củ quả. Nhưng gần đây bé ăn ít, ăn chút xíu thì lại ói ra. Bé không chịu ăn nhiều nên đã giảm cân, chỉ còn 8,5 kg. Xin hỏi nguyên nhân tại sao, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Trieu Uyen)




Ảnh minh họa: MT.


Trả lời:

Chào bạn,

Thông thường răng sữa của trẻ bắt đầu mọc từ lúc khoảng 6 tháng tuổi, tuy nhiên, mỗi trẻ khác nhau, có bé 4 tháng đã mọc răng, bé khác lại muộn hơn, tới 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng.

Con bạn 8 tháng 20 ngày cân nặng là 8,5 kg là trong giới hạn bình thường. Điều lo ngại là bé không những không lên cân mà còn giảm cân, chứng tỏ bé ăn chưa đủ no, lượng thực phẩm ăn vào chưa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé. Vì vậy ảnh hưởng cả đến việc mọc răng.

Ở tuổi này, mỗi ngày con bạn cần ăn 3 bữa bột (hoặc cháo) mỗi ngày, sữa 600-700 ml (gồm cả bú mẹ và ăn thêm sản phẩm của sữa). Bạn không nói rõ con bạn dùng vitamin D và canxi như thế nào, liều lượng và thời gian bao lâu, vì nếu dùng không đúng liều lượng có thể sẽ không tác dụng hoặc bị ngộ độc làm bé buồn nôn, càng biếng ăn hơn.

Bé ăn ít và hay bị ói thì cần cho bé ăn ít một nhưng tăng số bữa lên để đảm bảo năng lượng. Tốt nhất bạn nên cho bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp tránh dẫn đến bị suy dinh dưỡng.

Thạc sĩ - bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Read More...

Vì sao nhổ răng lại không ảnh hưởng tới thần kinh?

Chào bác sĩ,

Cháu muốn hỏi là vì sao khi nhổ răng lại không ảnh hưởng đến thần kinh?Cháu có tìm hiểu trên mạng nhưng không thấy có bài viết nào giải thích lý do cụ thể, chỉ nói chung chung là không ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy xin BS vui lòng chỉ rõ giúp cháu được không ạ?

Cháu được biết tủy răng gồm mạch máu và dây thần kinh, cháu muốn hỏi thêm là: dây thần kinh này có liên quan gì đến thần kinh cháu vừa nói ở trên không ạ? Cháu vừa mới nhổ răng khôn hàm dưới và hàm trên. Ở hàm trên thì cháu không nhìn được, nhưng ở hàm dười thì cháu có thấy hố sâu, vậy sau này lợi có đùn lên để lấp đầy hố sâu này không?(Lan Anh - lananh…@yahoo.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Lan Anh thân mến,

Rất nhiều bạn cũng thường xuyên hỏi nhổ răng có liên quan đến dây thần kinh hay không? Xin trả lời chắc chắn là không, trong hầu hết trường hợp.

Ảnh hưởng thần kinh ở đạy theo tôi hiểu ý bạn là ảnh hưởng tới não bộ, nghĩa là ảnh hưởng đến trí nhớ, đầu óc... nhưng thần kinh, cũng như mạch máu, có hàng tỉ tỉ sợi nhỏ đang chạy trong cơ thể của chúng ta chứ không phải chỉ có vài ba dây hoạt động.

Tủy răng đúng là cấu tạo từ thần kinh và mạch máu, nhưng dưới da cũng có biết bao nhiêu sợi thần kinh mạch máu li ti nằm trong đó vậy. Bất kỳ chỗ nào trên cơ thể chúng ta có cảm giác đều có những sợi thần kinh nằm đâu đó để nhận tín hiệu, từ tay, chân, thân mình, đầu mặt cổ... Vậy đứt tay có ảnh hưởng thần kinh, trí nhớ hay hoạt động não bộ không? Chắc chắn là không, cho dù vùng đầu ngón tay là một trong những vùng chưa nhiều dây thần kinh nhất trong cơ thể chúng ta.

Hệ thống thần kinh cũng y như hệ thống mạch máu vậy, không chỉ gồm vài sợi to bự mà còn vô vàn những nhánh nhỏ li ti khác chi phối về cả cảm giác lẫn vận động cho hầu hết tất cả các phần trong cơ thể. Sở dĩ bạn không tìm thấy tài liệu nghiên cứu nào chứng minh nhổ răng không ảnh hưởng đến hoạt động trí não là vì đơn giản 2 vấn đề này không liên quan gì đến nhau.

Về phần răng khôn, không chỉ răng khôn mà tất cả các răng khác khi nhổ ra rồi đều để lại lỗ trống nơi đã từng chứa cái răng đó. Lâu dần, các cơ chế lành thương sẽ lấp đầy lỗ trống đó và sau khoảng 3 tuần, ở vị trí đó bạn sẽ thấy nướu che phủ như các vị trí lân cận mà thôi. Tuy nhiên lưu ý trong thời gian này còn lỗ trống nên thức ăn dễ bị lọt vào, bạn nên ăn cẩn thận 1 chút vì trong lỗ trống mà có vật lạ thì khả năng lành thương giảm hẳn.

Thân chào bạn,

Read More...

Bí kíp để hàm răng trắng, khỏe

Để có hàm răng trắng và khỏe, nhiều bạn gái đã bỏ công sức truy tìm sức mạnh hỗ trợ từ các mỹ phẩm làm trắng răng. Nhưng ít ai có thể biết được ngay trong góc nội trợ có những vật liệu hết sức đơn giản giúp bạn gái có hàm răng vừa trắng lại khỏe

Để có hàm răng trắng đẹp, các bạn có thể tìm thấy chất liệu hữu hiệu từ một số loại trái cây và cà rốt ngay trong góc nội trợ của bạn.



1.Vỏ Cam

Khi thưởng thức một quả cam ít ai biết được rằng phần thớ nằm dưới vỏ cam lại có tác dụng tẩy trắng răng rất tốt.Chính đây là bộ phận chứa nhiều vitamin C cùng với chất Limonene (chất được chiết suất để sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm sạch). Đồng thời đó còn là bộ phận không chứa bất kỳ chất a xit nào do đó hết sức an toàn cho răng.Vì vậy, sau khi ăn một quả Cam bạn có thể sử dụng phần thớ vỏ cam để đánh lên hàm răng của bạn.



2.Táo

Táo chứa nhiều axit malic – chất làm hòa tan các vết bẩn bám trên răng. Do đó, quá trình ăn Táo không những chỉ thưởng thức hương vị của Táo mà còn có tác dụng làm sạch răng. Trên thực tế, nhiều sản phẩm làm trắng răng có chứa thành phần axit malic



3.Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A bổ ích cho răng chắc khỏe, đồng thời với chất giòn tan của chúng có tác dụng làm sạch chân răng cho bạn rất hiệu quả. Vì vậy thỉnh thoảng nên thưởng thức hương vị tươi sống của một củ cà rốt sẽ có lợi cho hàm răng của bạn
Thanh Tùng (khampha.vn)

Read More...

Các nguy cơ gây sâu răng cao

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng, bạn hãy tìm hiểu qua các yếu tố này để có cách phòng ngừa tốt nhất cho mình và những người thân yêu.

Nòi giống (chủng tộc, dân tộc)

Quan niệm ngày xưa cho rằng, có một vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với sâu răng, nhưng ngày nay, quan niệm đó không còn giá trị mà sâu răng tùy thuộc nhiều vào môi trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc. Một số người thuộc chủng tộc ít sâu răng trở nên nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển, thói quen dinh dưỡng và nền văn hóa khác nơi họ sống trước đó.




Di truyền

Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng nhưng người ta nhận thấy trẻ em ít bị sâu răng khi cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại. Sâu răng chịu ảnh hưởng rất rõ trong môi trường gia đình, do thói quen của trẻ được hình thành rất sớm và ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, dinh dưỡng và chăm sóc con của người mẹ.





Một số bệnh lý của người mẹ trong giai đoạn mang thai có liên quan đến tình trạng sâu răng sớm của trẻ. Răng sữa được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 tháng sau khi thụ thai đến lúc sinh, trong đó tất cả thân răng sữa đã được hình thành một phần hoặc đầy đủ. Do vậy, người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng đúng mức, sức khỏe tốt và tránh dùng những loại thuốc có hại cho răng của mẹ và trẻ.





Hút thuốc, sử dụng chất kích thích và uống rượu khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, trẻ sinh ra sớm có cân nặng thấp làm tổn thương hệ miễn dịch, đình trệ sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có sức khỏe răng miệng là một phần không thể tách rời với sự phát triển tổng thể của trẻ.





Giới tính

Thông thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác nữ còn chức năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết... và nữ mọc răng sớm hơn nam.





Tuổi

Bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời, thường từ 4-8 tuổi bị sâu nhiều. Ở giai đoạn này, răng sữa bị phá hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11-19 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị sâu nhiều.

Kinh tế - văn hoá - xã hội

Văn hóa càng cao thì nhận thức của con người cũng được nâng cao về mọi mặt. Kinh tế phát triển, mọi nhu cầu cũng gia tăng, đặc biệt là gia tăng mức tiêu thụ đường sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh sâu răng. Xã hội càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương trình phòng bệnh được quan tâm nhiều hơn.

Tại các nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt từ mức cao xuống trung bình hay thấp nhờ các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng, sự cải thiện về các dịch vụ nha khoa phòng ngừa, trong khi đó ở các nước đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng từ thấp đến trung bình hay cao do kinh tế phát triển mà giáo dục sức khỏe cộng đồng không theo kịp nền kinh tế.

Phần lớn trẻ bị sâu răng nhiều xuất thân từ tầng lớp kinh tế - xã hội thấp, do cha mẹ thiếu những kiến thức phòng bệnh, ngân sách gia đình dành cho dịch vụ sức khỏe răng miệng cũng rất hạn chế cho nhóm thu nhập thấp, và phải lo toan mưu sinh nên ít có thời gian quan tâm đến sức khỏe. Khi kinh tế gia tăng, cuộc sống của người dân thay đổi, trẻ em được cho nhiều tiền ăn quà, song song với sự phát triển của các ngành công nghệ thực phẩm, việc trẻ em sử dụng nhiều chất đường bột tinh chế trong lúc các biện pháp phòng chống bệnh sâu răng không theo kịp thì tình trạng sâu răng của trẻ em dễ tăng lên.TP.HCM là thành phố có điều kiện kinh tế phát triển, mức sống người dân tương đối cao so với một số địa phương khác nên có sự chênh lệch về môi trường sống, kiến thức sức khỏe cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Có rất nhiều cơ sở, trung tâm nha khoa ra đời để đáp ứng nhu cầu sức khỏe răng miệng cho người dân

Read More...

Khi nào cần chỉnh răng cho trẻ?

TT - Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết nếu chỉnh nha quá trễ, răng trẻ đã ổn định, việc chỉnh mất nhiều thời gian hơn. Chưa kể về kinh tế, tuổi càng nhỏ việc chỉnh nha càng đỡ tốn kém.


Một bé gái 7 tuổi được khám răng tại khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: M.Lăng

Em N.T.N. (12 tuổi, Bến Tre) vừa được mẹ đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám răng do hàm răng không đều. Còn em T.T.P. (12 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM) phải nhổ một răng cửa (răng vĩnh viễn), hai răng nanh bị lệch ngoài, răng cửa lệch trong. Răng tiền cuối bị sâu, vỡ lớn. “Đây là trường hợp nặng nhất trong thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận” - bác sĩ Đinh Thị Như Thảo (khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1) nói.

Chỉnh càng sớm càng tốt

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu cho hay: “Trẻ con ở tỉnh xa thường có các vấn đề về răng nặng hơn trẻ thành thị do sự tiếp cận với y tế khó khăn hơn và một phần vì ý thức của cha mẹ. Nhiều cha mẹ đã phát hiện con bị di lệch răng khi trẻ 6-7 tuổi nhưng chủ quan nghĩ con còn nhỏ. Khi gặp bác sĩ thì răng của trẻ đã mọc lệch lạc, tương quan hàm trên dưới chênh lệch nhiều. Đặc biệt, ở những bé bị sứt môi, hở vòm bẩm sinh vấn đề chỉnh nha rất quan trọng”.

"Ngoài thẩm mỹ, chỉnh nha đúng và kịp thời, bé sẽ phát âm chính xác hơn, hoàn chỉnh hơn. Về mặt tâm lý, một trẻ ở độ tuổi hoàn tất bộ răng vĩnh viễn (từ 12 tuổi trở lên) cảm nhận về cái đẹp của cơ thể đã định hình rõ nét. Nếu bị hô quá, móm quá, khi tiếp xúc trẻ sẽ tự ti, mặc cảm"

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu

Theo bác sĩ Đẩu, chỉnh nha cho một trẻ 15-16 tuổi đắt hơn điều trị một trẻ 10-12 tuổi vì can thiệp khó hơn. Ông khẳng định: “Độ tuổi tốt nhất để khám xem có cần chỉnh nha hay không là 7-8 tuổi. Khi đó biểu hiện lệch lạc hàm răng đã rõ. Thời điểm tốt nhất để chỉnh nha là khi trẻ vừa hoàn tất bộ răng vĩnh viễn (12-13 tuổi). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà có can thiệp phù hợp chứ không phải đợi tuổi. Có trẻ 10 tuổi đã mọc xong răng vĩnh viễn. Nếu đợi đến 12-13 tuổi mới đưa đến bác sĩ thì việc chỉnh răng trở nên khó khăn. Trẻ được can thiệp kịp thời, quá trình chỉnh sẽ rút ngắn được một nửa thời gian.

Bác sĩ Lê Thanh Bình (khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 2) tư vấn thêm: “Tùy mức độ lệch lạc của răng mà có thể chỉnh nha sớm sau khi bé thay răng cửa. Những lệch lạc nhẹ bác sĩ sẽ tiền chỉnh nha cho trẻ. Chỉnh sớm (7-8 tuổi) trong trường hợp bé bị móm, bị khớp cắn sâu, cắn hô ra ngoài do trẻ hay mút tay, thở miệng thì can thiệp sớm chừng nào tốt chừng đó. Còn trường hợp khớp cắn lệch lạc do cung hàm bất đối xứng với răng (cung hàm nhỏ, răng to) thì chỉnh sau 12 tuổi. Những rối loạn về khớp cắn hoặc các rối loạn khác nặng hơn thì nên chờ sau khi thay xong toàn bộ răng sẽ chỉnh”.

Quan tâm răng của trẻ khi mới chào đời

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy những năm gần đây số liệu các ca trẻ cần can thiệp chỉnh nha có xu hướng tăng. Năm 2009, khoa răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1 mới có 60 ca trẻ phải can thiệp chỉnh nha thì năm 2011 số lượng trẻ cần can thiệp gấp đôi năm 2010. Đến năm 2013, số lượng những ca phức tạp (nặng) nhiều hơn. Hiện mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 10 ca trẻ cần can thiệp chỉnh nha.

Bác sĩ Lê Thanh Bình lưu ý: “Nhiều phụ huynh cho rằng răng sữa không cần chải hoặc chà răng bằng khăn, vải mềm nên răng không sạch, dẫn đến răng trẻ có thể bị hư. Với một số răng hàm, bác sĩ khuyên bảo tồn răng hàm lại, chữa tủy trước thì cha mẹ lại muốn nhổ. Suy nghĩ này rất sai lầm. Răng hàm không nên nhổ sớm vì giúp giữ khoảng cách nhất định cho răng vĩnh viễn không bị lệch”.

Do vậy, để chăm sóc răng của trẻ được tốt, bác sĩ Bình khuyến cáo: “Khi trẻ 2 tuổi trở đi, cứ sáu tháng ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha để được tư vấn kỹ. Chăm sóc răng là chăm sóc toàn diện, không chỉ có chỉnh nha mà còn trám, nhổ răng vào thời điểm nào... chính là những tiền đề của chỉnh nha. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu khiến răng trẻ dễ bị lệch lạc: trẻ hay mút tay, thở bằng miệng, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả kéo dài quá (sẽ làm răng hô), hay cắn các vật cứng (sẽ bị mẻ răng, di lệch vị trí). Đặc biệt khi trẻ mọc răng bất thường hoặc có dấu hiệu hô, móm, răng thưa, khấp khểnh... nên đưa đến bác sĩ răng hàm mặt sớm”.

Việc nắn chỉnh răng cho trẻ muốn hiệu quả, theo bác sĩ Bình, ba mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo lịch hẹn và lời khuyên của bác sĩ vì đây là quá trình kéo dài. Có trường hợp vài tháng, có trường hợp 3-4 năm vì khi mang khí cụ chỉnh nha, trẻ sẽ bị ê nhức nên bản thân trẻ phải có ý thức và ủng hộ việc này.

MY LĂNG

Read More...

Răng miệng – tấm gương phản chiếu sức khỏe

Bạn có biết răng miệng có thể tiết lộ vài manh mối về tình hình sức khỏe cơ thể? Bạn có biết những vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.



Nếu đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn thì răng miệng là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn diện. Hãy tìm hiểu về mối quan hệ khăng khít giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung cùng những việc mà bạn có thể làm để bảo vệ chính mình.

Quan hệ giữa răng miệng và sức khỏe

Giống như nhiều bộ phận khác của cơ thể, miệng là nơi có nhiều vi khuẩn - hầu hết trong số đó là vô hại. Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể và thói quen chăm sóc răng miệng tốt như: đánh răng và súc miệng hàng ngày có thể giúp khống chế vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở vượt quá giới hạn kiểm soát, dẫn đến viêm nhiễm răng miệng như sâu răng, viêm lợi.

Ngoài ra, một số loại thuốc làm thông mũi, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau và thuốc lợi tiểu - có thể làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt đóng vai trò rửa trôi thức ăn và trung hòa axít do vi khuẩn trong miệng tiết ra; từ đó, bảo vệ bạn khỏi sự tấn công hay phát triển quá mức của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn ở miệng và tình trạng viêm nhiễm liên quan đến bệnh viêm nha chu có thể là tác nhân chính gây ra một số bệnh khác cho cơ thể. Ngoài ra, một số bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến các vấn đề sức khỏe răng miệng thêm trầm trọng.

Sức khỏe răng miệng liên quan đến bệnh nào?

-Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh tim, chứng tắc động mạch và đột quỵ có thể liên quan đến sự nhiễm trùng, sưng viêm do vi khuẩn ở miệng gây ra.

-Mang thai và sinh nở: Bệnh nha chu liên quan đến việc sinh non và sinh con nhẹ cân.

-Bệnh viêm màng trong tim (Endocarditis): Xảy ra khi vi khuẩn hay vi trùng từ bộ phận khác của cơ thể, như miệng, theo máu đến tim, bám vào màng trong tim và gây bệnh.

-Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng, khiến lợi dễ bị viêm. Người bị tiểu đường có khuynh hướng bị bệnh nha chu thường xuyên hơn và nặng hơn người bình thường. Ngược lại, người bị bệnh về nướu khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

-HIV/AIDS: Người nhiễm HIV/AIDS thường bị các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như tổn thương màng nhầy gây đau ở miệng.

-Loãng xương: Loãng xương - chứng bệnh khiến xương yếu, giòn - có thể liên quan đến chứng mất xương hàm và mất răng.

-Alzheimer: Mất răng trước tuổi 35 có thể là nhân tố rủi ro báo hiệu bệnh Alzheimer về sau.

-Các loại bệnh khác: Sức khỏe răng miệng có thể còn liên quan đến nhiều chứng bệnh khác như hội chứng Sjogren (một bệnh tự miễn toàn thân trong đó các tế bào miễn dịch tấn công và phá hủy các tuyến ngoại tiết sản xuất nước mắt và nước bọt, gây khô mắt và khô miệng) và rối loạn ăn uống.

Vì những loại bệnh này liên quan đến nhau nên khi đi khám răng miệng, hãy cho bác sĩ biết bạn đã uống loại thuốc nào hay tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn - đặc biệt nếu bạn vừa bị một bệnh gì đó hay bị bệnh mãn tính như tiểu đường.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng
  • - Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • - Súc miệng hàng ngày.
  • - Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hạn chế ăn vặt giữa các bữa chính.
  • - Thay bàn chải đánh răng sau 3-4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải mòn.
  • - Thường xuyên đi khám nha.
  • - Gặp bác sĩ nha khoa ngay khi các vấn đề răng miệng vừa xuất hiện.
Hãy đầu tư chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng là đầu tư bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn. AloBacsi.vn
Theo Tố Uyên - Phụ nữ online

Read More...

Ngăn ngừa sau răng khi ăn ít hơn 5 thìa đường mỗi ngày

Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa của Anh mới đây đã đăng tải khuyến cáo về ảnh hưởng của đường tới sức khỏe răng miệng được các nhà khoa học chỉ ra rằng: lượng đường mà mỗi người sử dụng cần được giảm xuống tương đương 5 thìa cà phê mỗi ngày để giảm tỷ lệ sâu răng đến mức tối thiểu.


Ảnh minh họa

Các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng ít hơn 10% đường trong tổng số năng lượng nạp vào cơ thể từ các loại thực phẩm có chứa đường, mức độ sâu răng sẽ thấp hơn.

Sau khi nghiên cứu, kết quả cho thấy: con người nếu giảm một nửa lượng đường xuống còn ít hơn 5% trong số năng lượng nạp vào - khoảng 5 thìa cà phê đường/ngày thì có thể mang tới nhiều lợi ích, giảm đến mức tối thiểu nguy cơ mắc bệnh về răng trong suốt cuộc đời.

Giáo sư Paula Moynihan - trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết trước đây, lượng đường phù hợp nạp vào cơ thể được tính toán dựa trên mức độ liên quan tới trung bình ba răng sâu ở trẻ 12 tuổi. Nhưng từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị lượng đường sử dụng nên ít hơn 10% tổng số năng lượng nạp vào cơ thể.

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo cần hạn chế ăn đường bởi đường là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và gây nhiều bệnh nguy hiểm, như làm lão hóa nhanh, tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, gây huyết áp cao, gây cận thị. Hiện nay, tại các nước công nghiệp, thực phẩm và đồ uống ngọt là sản phẩm chủ yếu trong chế độ ăn của người dân.

Bà Moynihan cho rằng, cần phải đảo ngược xu hướng này bởi đồ ngọt nên chỉ là món thết đãi trong các dịp đặc biệt như sinh nhật hay Giáng sinh.

Read More...

Dùng thuốc tê khi nhổ răng có ảnh hưởng tới thai?

Chào AloBacsi,


Thai của em được 15 tuần. Em có 1 răng khôn bị bể và gây đau, em đi nha sĩ thì được khuyên nên nhổ vì răng khôn cũng không có ích gì và thai của em trong giai đoạn này có thể can thiệp nha khoa được. Nếu để răng này lâu sẽ không ăn uống được, ảnh hưởng đến sức khỏe và em đã quyết đinh nhổ.

Khi nhổ xong nha sĩ không cho em thuốc giảm đau mà nói khi nào hết thuốc tê có đau thì chỉ được uống Paracetamol. Xin hỏi AloBacsi, trong giai đoạn 2 của thai kỳ nhổ răng như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thuốc tê khi nhổ răng có ảnh hưởng bé? Và hướng dẫn em cách vệ sinh răng miệng và cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn vì em không thể uống thuốc. Em xin chân thành cám ơn AloBacsi! (Nhu Ho - hang…@yahoo.com)

BS chuyên khoa của AloBacsi:


Ảnh minh họa

Chào em,

BS nha khoa đã chọn thời điểm nhổ răng thích hợp nên em không phải lo lắng điều này. Việc nhổ răng này và việc dùng thuốc tê để nhổ răng không ảnh hưởng đến thai nhi vì số lượng thuốc rất ít.

Còn cách vệ sinh răng miệng và dùng thuốc giảm đau em nên làm theo hướng dẫn của BS điều trị em nhé. Thuốc trên BS kê cho em là thích hợp và an toàn cho thai nhi, ngoài cách này ra không còn cách nào khác em ạ.

AloBacsi chúc em nhiều sức khỏe, mẹ tròn con vuông nhé!

Read More...

Phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ em

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, răng sữa đằng nào cũng thay nên không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho con. Đây là việc làm sai lầm vì răng sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu chăm sóc răng sữa tốt thì răng vĩnh viễn của trẻ cũng sẽ khỏe và tốt về sau này. Vậy khi nào cần cho trẻ bắt đầu tự đánh răng?

Răng sẽ thay đổi theo từng trẻ nhưng nếu trẻ dưới 8 tuổi cần có sự giúp đỡ khi tự chải răng.
  • - Chọn bàn chải phù hợp cho lứa tuổi của trẻ .
  • - Nên cùng trẻ chải răng để giúp trẻ quan sát và bắt chước .
  • - Chải răng ít nhất 2 lần một ngày, buổi sáng và trước khi đi ngủ .
  • - Chú ý chải mặt nhai và các răng hàm phía sau là nơi sâu răng thường phát triển đầu tiên.
Chỉ nên dùng một lượng nhỏ như hạt đậu kem đánh răng có chứa Fluor. Hướng dẫn trẻ súc miệng sạchvà nhổ hết kem đánh răng ra sau khi chải răng.

Phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng miệng của con mình. Thật vậy, chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu từ bạn. Điều đặc biệt quan trọng làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Mặc dù bạn hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách hoặc đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng nên nhớ đó là một cách tốt nhưng đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để hướng cho trẻ tự ý chăm sóc răng miệng.



Chải răng cho trẻ như thế nào?

Để ngăn ngừa sự thành lập mảng bám thì điều quan trọng nên làm là chải sạch kỹ lưỡng răng và nướu mỗi ngày ít nhất 2 lần. Khi chải răng cần nhớ là mỗi răng của chúng ta có đến 5 mặt: mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa). Và chỉ có một cách duy nhất chắc chắn giúp ta phòng ngừa bệnh lý răng miệng là làm sạch tất cả các mặt của răng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chải răng khác nhau và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ điều trẻ cho bạn để biết mình nên theo phương pháp chải răng nào là phù hợp nhất khi chải răng.
  • - Chải mặt ngoài các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu.
  • - Bắt đầu chải mặt nhai với bàn chải trẻ em có sợi lông mềm, dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn.
  • - Di chuyển vào răng trong chải nhẹ nhàng.
  • - Chải mặt trong các răng cửa dưới, giữ bàn chải thẳng đứng, dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nướu đến bờ cắn.
  • - Phải chắc chắn rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức.
Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu tòe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.

Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ?

Nên chọn bàn chải có sợi lông thật mềm được dành riêng cho trẻ em.Có thể chọn cho trẻ loại bàn chải máy rất hiệu quả và an toàn khi chải răng.

Nhiều loại kem đánh răng trẻ em có mùi vị phù hợp với vị giác của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng, nhưng nên chọn cho con bạn mùi vị mà cháu thích nhất.

Thời điểm nên đánh răng

Chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy: Giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng hoạt động trong suốt thời gian dài đi ngủ. Giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái.

Chải răng sau mỗi bữa ăn: giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và từ đó ngăn ngừa sâu răng.

Chải răng trước khi đi ngủ rất cần thiết: Giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài đi ngủ. Khi ngủ thì lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm mà nước bọt là một cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng. Do đó, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao hơn nếu không chải răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.

Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.

Read More...

Tẩy trắng răng bị ố vàng

Peta Leigh, một chuyên gia làm trắng răng, đưa ra những lời khuyên sau giúp bạn ngừa nguy cơ răng bị ố vàng, theo femalefirst.co.uk.


Dùng chỉ nha khoa tốt cho răng - Ảnh: Shutterstock

- Ăn táo, cà rốt: Ăn các loại thực phẩm cứng hoặc giòn được cho giúp làm sạch răng. Táo được xem là “bàn chải đánh răng tự nhiên” có thể dùng sau khi bạn dùng bữa trưa tại công ty. Hoặc bạn có thể ăn cà rốt tươi, cần tây và bắp bung.

- Tăng can xi: Phô mai có thể giúp duy trì hàm răng trắng và chắc khỏe. Mặc dù hơi béo song phô mai đẩy nhanh sự trung hòa a xít và tái bổ sung khoáng chất cho men răng.

- Tống khứ vết bẩn: Nước hoạt động như chất tẩy rửa tự nhiên và có công dụng tống khứ vi khuẩn và các mảng thức ăn còn bám trên răng. Vì vậy, bạn nhớ uống một ly nước sau mỗi bữa ăn.

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây sâu răng và làm ố vàng răng. Nicotine và cao thuốc lá làm mất đi màu trắng tự nhiên của răng.

- Dùng chỉ nha khoa: Cố gắng dùng chỉ nha khoa vài lần trong tuần vì điều này không chỉ cải thiện sức khỏe của nướu răng mà còn đem lại hàm răng trắng sáng hơn.

- Chọn thực phẩm màu sáng: Các loại thực phẩm màu đen cũng được cho gây đổi màu men răng. Tốt nhất là cố tránh các loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, giấm và rượu vang đỏ. Nếu không thể kiềm chế được, bạn hãy uống một ly nước lọc sau đó vì điều này sẽ giúp giảm răng xỉn màu.

Nhất Linh

Read More...

Bị mất răng, làm răng sứ có những hạn chế gì?

Gửi bác sĩ,

Cháu bị mất răng hàm dưới phía tay phải (số 6) khoảng 4 năm rồi. Giờ cháu muốn làm răng giả thay thế thì nên chọn trồng răng loại nào?

Nếu làm bằng implant thì chi phí khá cao nên cháu chưa đủ điều kiện. Nếu trồng răng sứ thì có hạn chế gì ạ? Tại cháu nghe nói nếu trồng răng cách này thì phải mài răng bên cạnh đi. Vậy răng bên cạnh có ảnh hưởng gì không? Về lâu dài thì có ảnh hưởng gì tới độ khỏe của răng bên cạnh không (như dễ lung lay, phải nhổ)... Cháu mong nhận được tư vấn từ BS! (Nghiêm Hân - nghiemngo…@gmail.com)


Ảnh minh họa
Bạn Hân thân mến,

Về cơ bản, làm răng sứ nghĩa là làm cái chụp bên ngoài bằng sứ, tức là ta phải mài nhỏ răng đi một chút để lấy chỗ để "cái chụp" vào. Răng sứ sẽ bao bọc toàn bộ mô răng của bạn ở cả 5 mặt: ngoài, trong, 2 bên và mặt nhai nên khi ăn nhai bạn sẽ nhai trên lớp sứ còn mô răng bên trong thì được "gói" kín lại.

Trong trường hợp mất răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng bên cạnh lại rồi làm thành 3 răng sứ dính liền và gắn cố định. Như vậy răng giả ở giữa sẽ được dính liền vào 2 răng sứ 2 bên nên được giữ cố định.

Bởi vì sau khi mài xong mô răng thật được bọc kín lại bên trong nên sau này không bị ê buốt gì cả, cũng không bị sâu răng (nếu bờ răng sứ làm đúng, không bị hở) do vi khuẩn không thể tấn công vào mô răng bên trong.

Tuy nhiên răng sứ chỉ tồn tại lâu được nếu bạn đi cạo vôi định kỳ, vì mặc dù vi khuẩn không tấn công vào thân răng được, nó vẫn có thể tấn công vào chân răng gây viêm nha chu dẫn đến lung lay răng. Có nghĩa là, làm răng sứ không phải là nguyên nhân gây lung lay răng, và cũng không giúp phòng tránh lung lay răng.

Ngoài ra có 1 trường hợp làm răng sứ có thể gây lung lay răng đó là do làm cầu răng sứ không đủ răng trụ. Nếu mất 1 răng thì thường là phải dùng 2 răng trụ 2 bên, 2 răng trụ này sẽ chịu lực cho 3 răng. Mất nhiều hơn 1 răng thì phải tăng răng trụ lên vì 2 răng không thể chịu lực thay cho 4,5 răng được, quá sức của nó. Răng trụ bị quá tải sẽ bị lung lay.

Thân chào bạn,
BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Tự làm trắng răng không cần đi nha sĩ

Rất nhiều thực phẩm có sẵn trong gian bếp chứa tác dụng đẩy lùi mảng ố bám trên răng. Do tác động của thức ăn, nước uống, theo thời gian hàm răng của mọi người thường bị ố vàng xấu xí. Nó khiến cho nụ cười của chủ nhân kém thu hút đi bội phần. Nỗ lực đánh kỹ răng, xúc miệng, song dường như vấn đề vẫn không cải thiện được nhiều.

Đi gặp nha sĩ để tẩy răng là phương pháp ai cũng biết tới, song nó lại tốn không ít tiền. Và tín đồ có biết, có rất nhiều thực phẩm trong gian bếp mang tác dụng tẩy trắng, đẩy lùi mảng ố trên răng? Chính vì phương pháp tự nhiên nên không có hiệu quả ngay tức thì. Ngược lại, bạn cần phải kiên nhẫn và thực hiện đều đặn mới thấy kết quả.

Cùng xem những cách tẩy trắng răng tại nhà vừa rẻ tiền lại an toàn:

1. Chanh và giấm táo



Hai loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng axit cao và có tác động hiệu quả đến việc làm trắng răng. Đơn giản chỉ cần pha nước cốt chanh với giấm táo theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng một miếng bông chấm vào dung dịch và lau nhẹ bề mặt răng. Hoặc tín đồ có thể sử dụng bàn chải thay bông.

Cần thực hiện khoảng 5 ngày/tuần, bạn sẽ thấy vết bẩn cứng đầu trên răng sẽ mờ dần và biến mất.

2. Nhai cần tây



Nhiều người hẳn sẽ nhăn mặt khi đọc tên phương pháp này, song trên thực tế nó tỏ ra rất hiệu quả. Nhai cây cần tây được rửa sạch, chất trong cần tây sẽ có tác dụng làm sạch và tẩy trắng hàm răng của bạn.

3. Mù tạt, bột trà xanh

Có thí nghiệm chỉ rõ, mù tạt có chứa thành phần gọi là isothiocyanates có khả năng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn trong miệng, đồng thời giúp răng không bị đổi màu. Với trường hợp người không thích mùi vị của mù tạt, có thể nhúng nó vào bột trà xanh. Làm như vậy có thể trung hòa mù tạt cay, ngoài ra trà xanh cũng có tác dụng đến răng.

4. Nước súc miệng



Nước súc miệng có chứa thành phần xạ hương, tinh dầu bạc hà salicylic acid có thể ức chế sự hình thành mảng bám. Đồng thời nước súc miệng đóng vai trò như nước bọt nhân tạo, cải thiện tiêu hóa.
Trang Anh (Khampha.vn)

Read More...

Răng đen do thuốc lá có tẩy trắng?

Trước kia tôi hút thuốc lá thời gian dài, 2 hàm răng bị đen, nay đã bỏ được 14 năm nhưng răng không hết đen. Tôi muốn tìm phương pháp, địa chỉ tốt nhất để tẩy trắng răng. (Văn Đoàn)

Hiện nay, nha khoa có nhiều phương pháp để tẩy trắng răng. Với những trường hợp răng nhiễm như của bạn hoàn toàn có thể tẩy được. Tuy nhiên, tẩy trắng răng không phải là vô hại mà còn nguy hại nếu không được khám kỹ trước khi quyết định tẩy.

Theo các bác sĩ nha khoa, tẩy trắng răng là dùng hóa chất hoặc ánh sáng mạnh để làm răng trắng ra bằng phản ứng ôxy hóa cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng để răng có được màu trắng như khi chưa bị nhiễm màu.

Có nhiều phương pháp tẩy trắng răng. Tùy phương pháp mà thời gian để tẩy trắng chỉ vài chục phút hay một vài tuần. Điều kiện để được tẩy trắng răng là răng không bị hư, sâu, vỡ nhiều hoặc có các mảng trám răng lớn.

Đối với trường hợp răng nhiễm sắc, chỉ những người có độ nhiễm từ trung bình đến nhẹ. Người răng quá vàng và nhiễm sắc do tetracycline có màu nâu sậm thì tẩy răng không có kết quả. Ngoài ra, những bệnh nhân sau không nên tẩy răng vì rất dễ bị viêm tủy: mòn cổ răng, răng bị rạn do ăn nóng, uống lạnh thường xuyên, răng bị thiểu sản men. Hiệu quả của kỹ thuật tẩy trắng răng phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân.

Mức độ tẩy trắng được bao nhiêu là do cấu tạo men răng của mỗi người quyết định. Răng bị vôi hóa cao thì thời gian tẩy trắng kéo dài, nhưng lại giữ được độ trắng lâu hơn so với răng có mức vôi hóa thấp. Khoảng 3 - 4 năm sau khi tẩy trắng, răng thường bị nhiễm sắc trở lại.

Để răng lâu nhiễm sắc, bệnh nhân không nên dùng hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm có phẩm màu hay màu sắc đậm như cà phê, trà, thuốc lá...

Trường hợp của bạn cần đến khám ở phòng khám răng của các bệnh viện hoặc trung tâm nha khoa, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bạn có nên tẩy trắng răng hay không . AloBacsi.vn
Theo BS. Trần Mạnh Toàn - Sức khỏe & Đời sống

Read More...

Lấy dụng cụ chữa răng trong bụng bệnh nhân 3 tuổi

Sáng 10/12, Chánh thanh tra Sở Y tế Hải Phòng xác nhận, cơ quan này đang làm rõ vụ bé trai 3 tuổi bị nuốt phải dụng cụ chữa răng tại phòng khám răng-hàm-mặt Phương Anh (4/201 Lạch Tray, Hải Phòng).

Trước đó, vào ngày 2/12, tại phòng khám tư nhân chữa răng - hàm - mặt Phương Anh ( 4/201 đường Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng) bé Nguyễn Minh Tuệ (3 tuổi, con vợ chồng anh Nguyễn Minh Phụng, trú tại Ngọc Sơn - Kiến An - Hải Phòng) được cha mẹ đưa đến khám chữa răng và nuốt phải một dị vật là kim lấy tủy răng. Hoảng hốt, người thân cháu Tuệ vội vàng đưa cháu đến cấp cứu tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng trong tình trạng quấy khóc, nôn ọe… Thăm khám ban đầu, chiếu chụp; các bác sĩ phát hiện tại vị trí L4 ổ bụng có dị vật bằng kim loại dài khoảng 2,5cm.

Tới ngày 3/12, nhận thấy tình trạng sức khỏe của bé Tuệ có nhiều biểu hiện bất thường, BV Trẻ em Hải Phòng đã làm thủ tục chuyển gấp bé lên BV Nhi Trung ương. Tại đây, ca phẫu thuật gắp dị vật ra khỏi ổ bụng cho bệnh nhân Tuệ đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, do dị vật gây thủng ruột bé Tuệ nên các bác sỹ phải tiến hành 2 ca phẫu thuật mới khắc phục hoàn toàn tai nạn này, người nhà bệnh nhân cho biết.



Phòng khám của bác sỹ Phương Anh, nơi bé Tuệ bị cây kim rơi vào ổ bụng

Sau khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế Hải Phòng đã khẩn trương thành lập đoàn thanh tra tiến hành làm rõ quy trình, trách nhiệm của phòng khám tư nhân này. Được biết, phòng khám tư nhân này do bác sỹ Nguyễn Thị Phương Anh làm chủ và hoạt động theo giấy phép số 21/2013 do Sở Y tế cấp. Dự kiến, chiều mai (11/12) phía Sở Y tế sẽ có kết luận chính thức về vụ việc trên.
Theo Minh Lý (Gia đình & Xã hội)

Read More...

Cuối hàm răng bị sưng đỏ, nổi cục mủ là bệnh gì?

Chào bác sĩ,

Vùng thịt ở chỗ tiếp giáp giữa hàm trên và hàm dưới ở phía trong cùng bên trái của cháu bị sưng, đỏ, đau đã 2 hôm nay. Cháu có ngậm nước muối nhưng không thấy đỡ, giờ ở đó có mọc lên một cục mủ. Cháu bị gì BS ơi? (Khánh Thương - Nghệ An)


Ảnh minh họa
Bạn Phương thân mến,

Theo bạn mô tả thì tôi nghĩ đó không phải là 1 cục mủ đâu mà cục trắng trắng đó chính là 1 phần răng khôn nhô lên. Chính vì răng khôn của bạn mọc không lên được hết mới kích thích gây viêm, đau như vậy.

Tất nhiên cũng không thể chủ quan mà nghĩ rằng đó chắc chắn không phải là mủ, bạn thử sờ thử cục trắng trắng đó cứng hay không? Nếu cứng thì đó là thân răng khôn, còn nếu khối trắng đó mềm như mô nướu bình thường thì có thể là mủ. Tốt nhất bạn nên đi khám nha sĩ để biết chắc về bệnh của mình.

Cho dù là viêm do răng khôn hay thực sự miệng bạn có mủ thì đều phải điều trị triệt để tranh biến chứng, nước muối không phải là thuốc chữa bệnh, đương nhiên nó không có tác dụng gì đối với bệnh của bạn cả.

Nếu là do răng khôn, bác sĩ có thể sẽ cho bạn toa thuốc uống để bớt viêm trước rồi mới nhổ răng được. Răng khôn bắt buộc phải lấy ra, nếu không sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần.

Nếu là mủ, nha sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây ra mủ là gì, thông thường thì sẽ có 1 răng chết tủy gần đó. Trong trường hợp này phải lấy tủy, nếu không mủ sẽ ngày càng nhiều làm răng lung lay nặng hoặc lan ra làm ảnh hưởng các răng kế cận.

Thân chào bạn,BS Đoàn Khánh Ngọc

Read More...

Bé 3 tuổi nuốt phải kim lấy tủy răng

Một phòng khám nha khoa ở Hải Phòng đã vô ý làm rơi dụng cụ y tế vào bụng cháu bé 3 tuổi, gây thủng ruột.

(Sự việc xảy ra vào ngày 2/12, tại phòng khám chữa răng - hàm - mặt Phương Anh trên đường Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng. Cháu Nguyễn Minh Tuệ (3 tuổi, con vợ chồng anh Phụng, chị Phương, trú tại Ngọc Sơn - Kiến An - Hải Phòng) đã nuốt phải một dị vật là kim lấy tủy răng.


Kết luận của bác sĩ về tình trạng bé Tuệ

Sau đó, người thân của cháu Tuệ vội vàng đưa cháu đến cấp cứu tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng. Cháu Tuệ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, sau đó thì nôn ọe… Qua thăm khám, chiếu chụp, các bác sĩ phát hiện tại vị trí L4 ổ bụng có dị vật bằng kim loại dài khoảng 2,5cm.

Đến ngày 3/12, tình trạng sức khỏe của cháu bé bắt đầu có biểu hiện khác thường, BV trẻ em Hải Phòng đã làm thủ tục chuyển gấp cháu Tuệ lên BV Nhi Trung ương cấp cứu, phẫu thuật lấy dị vật.

Hiện tại, bé Tuệ đã được các bác sỹ ở BV nhi Trung ương phẫu thuật để lấy dị vật ra. Theo nguồn tin từ người nhà nạn nhân, do dị vật gây thủng ruột bé Tuệ nên các bác sỹ phải tiến hành 2 ca phẫu thuật mới khắc phục hoàn toàn tai nạn này.

Sau khi biết tin về vụ việc, Sở Y tế Hải Phòng đã thành lập đoàn thanh tra và đang tiến hành làm rõ quy trình, trách nhiệm của phòng khám tư nhân này.

Trước đó, vào tháng 10/2011, BV Nhi Đồng TP.HCM cũng thực hiện ca phẫu thuật nội soi, gắp ra từ phổi bệnh nhi L.V.S (4 tuổi, ngụ ở Đắk Lắk) một cây kim chuyên dụng dùng trong nha khoa.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, trong lúc trám răng cho bé S., nha sĩ của một phòng khám nha tư ở địa phương đã sơ ý làm rớt cây kim dùng để lấy tuỷ răng vào họng bé S.

Kết quả thăm khám của bệnh viện Nhi Đồng đã phát hiện dị vật nằm trong phổi.
AloBacsi.vn
Theo Thùy Vân - Đất Việt

Read More...

Thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng

Những thói quen xấu được lặp đi lặp lại hằng ngày cùng với việc đánh răng không kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng răng miệng xuống cấp một cách trầm trọng.



Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)



1. Uống si rô ho không xúc miệng

Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.

2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau

Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.

Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.

3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ

Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.

4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì

Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.

5. Ăn quá nhiều

Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

6. Hay ăn vặt

Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.

Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.

Read More...

Ngăn chặn sâu răng

Khi sâu răng mới bắt đầu xuất hiện, răng bạn thường mất đi lượng khoáng chất đáng kể và trở nên “nhạy cảm”. Thời điểm này, răng ngả sang màu trắng như phấn. Điều bạn cần làm là bổ sung khoáng chất cho răng.


Răng sâu dẫn đến nhức răng, gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày - Ảnh: Shutterstock

Can xi và phốt pho là những khoáng chất quan trọng nhất cho răng khỏe mạnh, tiếp đến là magiê, chất đồng, sắt và mangan, theo Mumbai Mirror dẫn nguồn từ các nha sĩ Ấn Độ. “Can xi và phốt pho giúp hình thành hydroxyapatite trong men răng, từ đó bổ sung dưỡng chất cho cấu trúc phân tử của răng”, nha sĩ - bác sĩ Pooja Gunjikar nói.

Các loại thực phẩm giàu can xi là các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, đậu hũ, bông cải xanh, quả hạnh và cá mòi giúp tăng cường sức khỏe răng. Nguồn bổ sung phốt pho cho răng là hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt mè và phô mai. Thế nhưng, chính vitamin A, D, E và K lại giúp cơ thể sử dụng khoáng chất.

Phốt pho, can xi và hormone cần vitamin A và D để tế bào sản xuất osteocalcin - một loại protein có nhiệm vụ đưa can xi và phốt pho vào xương và răng. Để bổ sung vitamin A, bạn có thể ăn khoai lang, cà rốt, dưa hấu, trứng, cải bó xôi, bột yến mạch. Ăn gan gà, hải sản, bơ tươi và trứng cũng như tắm nắng giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Nhất Linh

Read More...

Trồng được răng nhờ phẫu thuật dời dây thần kinh - Đột phá mới trong ngành implant nha khoa Việt Nam

Sau 5 tháng được bác sĩ nha khoa Võ Văn Nhân - Giám đốc Trung tâm nha khoa Nhân Tâm phẫu thuật dời dây thần kinh để trồng lại răng, bệnh nhân Nguyễn Văn Lượm đã hoàn toàn bình phục và có thể nhai tốt những thức ăn dai và cứng.


Bác sĩ Nhân và ê kíp phẫu thuật


Trường hợp này đã được bác sĩ Võ Văn Nhân báo cáo tại Hội nghị cấy ghép nha khoa do Hội Cấy ghép nha khoa TP.HCM tổ chức vào ngày 10.11.2013. Đây có thể nói là trường hợp phẫu thuật dời thần kinh và trồng răng implant đầu tiên được thực hiện và báo cáo tại Việt Nam.

Kỹ thuật dời thần kinh chỉ được thực hiện ở một số nước có nền y tế phát triển. Đến thời điểm hiện nay, theo y văn thế giới có khoảng 44 bác sĩ đã thực hiện và xuất bản trên các tạp chí khoa học về kỹ thuật dời dây thần kinh để trồng răng implant.

Thành công này sẽ mang lại niềm hy vọng cho những bệnh nhân bị mất răng, đặc biệt là trong những trường hợp phức tạp mà kỹ thuật trồng răng cổ điển không thực hiện được. Đây cũng có thể xem là một bước phát triển mới của ngành implant nha khoa Việt Nam.

Niềm hy vọng cho những bệnh nhân bị tiêu xương hàm và mất răng

Bệnh nhân Nguyễn Văn Lượm (59 tuổi, TP.HCM) - người đã được bác sĩ Nhân phẫu thuật dời dây thần kinh để trồng lại răng cho biết, hàm răng vừa được làm rất vững chắc, không di động, ăn nhai tốt và hoàn toàn không đau, đặc biệt có thể ăn được tất cả các loại thức ăn mà ông yêu thích. Ông Lượm kể, 40 năm trước ông bị đạn bắn vỡ xương hàm dưới bên trái, mất toàn bộ răng và phải đeo hàm răng giả tháo lắp trong từng ấy năm. Đến nay, hàm răng giả ngày càng lỏng lẻo và di động trong miệng do vậy rất khó nhai.

Bác sĩ Nhân cho biết: “Khi thăm khám tôi thấy xương hàm dưới bị tiêu trầm trọng, sống hàm dưới xuống thấp ngang mức sàn miệng. Mô trên sống hàm rất lỏng lẻo, hoàn toàn không có nướu sừng hóa. Những trường hợp như ông Lượm rất phổ biến ở Việt Nam vì bệnh nhân thường mất răng sớm và mang hàm giả tháo lắp trong nhiều năm”.

Theo bác sĩ Nhân, một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân bị tiêu xương hàm trầm trọng có chỉ định đặt implant là thiếu thể tích xương, đặc biệt trong vùng giải phẫu liên quan đến thần kinh răng dưới. Trường hợp của ông Lượm, qua khảo sát phim

X-quang cắt lớp và sử dụng phần mềm để tái lập lại cấu trúc 3 chiều của xương hàm cho thấy: có sự tiêu xương hàm dưới trầm trọng, thần kinh răng dưới có lộ trình bất thường kéo dài từ bên phải băng qua đường giữa và sang bên trái. Thậm chí thần kinh lộ trên sống hàm ở một vài vị trí nên không thể cấy implant theo kỹ thuật thông thường. Chiều cao xương từ đỉnh sống hàm đến thần kinh răng dưới chỉ còn 1 - 2 mm không đủ để cấy implant có chiều dài thích hợp (10 mm) và an toàn (nguyên tắc là implant phải cách thần kinh 2 mm). Trường hợp của ông Lượm, nếu đặt implant thì sẽ làm đứt dây thần kinh, còn các phương pháp cải thiện chiều cao xương như ghép xương theo chiều dọc, kéo giãn xương, dùng implant ngắn hay đặt implant ở vùng cằm đều được tính toán nhưng không thể thực hiện được, đồng nghĩa với việc ông sẽ không có răng trong suốt quãng đời còn lại. Để giải quyết việc trồng lại răng cho ông Lượm, một giải pháp khả thi là phẫu thuật dời dây thần kinh để cấy implant và thực hiện hàm răng trên implant.




Dựa trên kỹ thuật của Jensen O, bác sĩ Nhân và ê kíp của mình đã thực hiện phẫu thuật di chuyển thần kinh răng dưới, đồng thời cắt một đoạn xương chậu rồi ghép vào hàm dưới để làm tăng chiều cao xương và đặt 4 implant. Toàn bộ ê kíp mổ đã làm việc tập trung cao độ để hoàn thành ca phẫu thuật kéo dài trong 5 tiếng. Bên cạnh đó bác sĩ Nhân cũng lấy nướu từ vùng khẩu cái xương hàm trên ghép vào sống hàm xương hàm dưới để cải thiện tình trạng mô nướu quanh implant, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công lâu dài của implant. Toàn bộ quá trình điều trị được hoàn thành trong vòng 5 tháng.

Thế mạnh của kỹ thuật dời thần kinh

Thế mạnh lớn nhất của kỹ thuật dời thần kinh là áp dụng trong những trường hợp phức tạp mà các giải pháp ghép xương và cấy ghép implant thông thường không thể thực hiện được. Kỹ thật này được xem như là giải pháp cứu cánh sau cùng cho những bệnh nhân mất răng và bị tiêu xương trầm trọng để có được hàm răng thẩm mỹ và chức năng. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn có ưu điểm hạn chế bị chấn thương vĩnh viễn thần kinh do những nỗ lực đặt implant khi chiều cao xương không cho phép. Do vậy kỹ thuật này có tính ứng dụng cao phù hợp với tình trạng mất răng và đeo hàm giả lâu năm ở bệnh nhân Việt Nam.

Ngoài kỹ thuật này cũng có những nhược điểm như tê môi, thường là tạm thời (6 tháng đến 1 năm) nhưng cũng có một số ít trường hợp là vĩnh viễn, phụ thuộc vào phương tiện sử dụng và kỹ năng của bác sĩ. Do vậy, kỹ thuật này chỉ được thực hiện với những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt.

Đột phá mới trong ngành implant nha khoa Việt Nam

Theo PGS-TS Lê Văn Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật và Tạo hình hàm mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư Hà Nội, ngành implant nha khoa tại Việt Nam mới phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây và cũng đã có những bước tiến bộ nhất định, tuy nhiên chưa để lại dấu ấn gì đáng kể. Ca phẫu thuật dời thần kinh răng dưới và cấy ghép implant do bác sĩ Nhân thực hiện là một tín hiệu đáng mừng cho ngành cấy ghép implant nha khoa Việt Nam.

“Theo tôi được biết, cho đến nay tại nước ta, ngoài bác sĩ Nhân vẫn chưa có ai thực hiện ca phẫu thuật phối hợp cùng lúc 4 kỹ thuật chuyên sâu bao gồm: dời thần kinh răng dưới, ghép xương mào chậu theo chiều dọc, ghép nướu sừng hóa toàn hàm dưới và phục hình răng implant. Đây là ca phẫu thuật đầu tiên mang tính đột phá bởi bệnh nhân đã được cải tạo cả về xương, về phần mềm và đặc biệt là phục hồi lại chức năng nhai gần như bình thường”, PGS-TS Lê Văn Sơn nói.



Ước mơ thành sự thật




Bác sĩ Võ Văn Nhân và bệnh nhân Nguyễn Văn Lượm


Ông Lượm nói: “Khoảng hơn 5 năm nay, hàm răng của tôi ngày càng lỏng, thấy đồ ăn rất thèm nhưng khó khăn khi nhai, cảm thấy chán ăn vì ăn không biết ngon nên sức khỏe ngày càng giảm sút. Trước đây tôi cân được gần 50 kg, sau đó mỗi năm đều sụt cân, cách đây 6 tháng tôi hoàn toàn không nhai được nên chỉ còn có hơn 38 kg. Tôi luôn mong ước có được hàm răng để nhai. Con tôi đã đưa tôi đến khám ở một vài trung tâm nha khoa lớn trong thành phố thì mới biết tình trạng của tôi rất khó để làm lại răng. Tôi hết hy vọng. Nhưng con tôi không bỏ cuộc, tiếp tục tìm thông tin trên internet và đưa tôi đến nha khoa Nhân Tâm. Sau khi thăm khám, bác sĩ Nhân cho biết trường hợp của tôi vẫn có thể điều trị được nhưng phải phẫu thuật dời thần kinh. Tôi có chút lo lắng nhưng sau khi được bác sĩ giải thích cặn kẽ, tôi cảm thấy có niềm tin và hy vọng sẽ có hàm răng mới tốt hơn.

Đến nay, sau 5 tháng trồng răng, sức khỏe tôi đã tốt hơn rất nhiều, tăng được 4 kg, khi ăn cảm thấy rất ngon miệng và đặc biệt có thể ăn được tất cả các loại thức ăn mà tôi yêu thích. Bây giờ ước mơ của tôi đã thành sự thật. Tôi vô cùng biết ơn bác sĩ Nhân”.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Lượm


Bác sĩ Võ Văn Nhân tốt nghiệp loại giỏi bác sĩ răng hàm mặt tại Đại học Y Dược TP.HCM vào năm 1997, tốt nghiệp bác sĩ nội trú răng hàm mặt tại Đại học Y Dược TP.HCM vào năm 2002. Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nha khoa Nhân Tâm.

Báo cáo và đoạt giải nhất poster với đề tài “Phẫu thuật dời thần kinh răng dưới và cấy ghép implant nha khoa” tại Hội nghị cấy ghép implant nha khoa lần thứ hai năm 2013.

Báo cáo và đoạt giải nhì poster với đề tài “Ghép xương khối tự thân theo chiều dọc và chiều ngang trong trường hợp khuyết hổng xương ổ răng trầm trọng” tại Hội nghị cấy ghép implant nha khoa khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15 năm 2012.

Báo cáo và đoạt giải nhì poster với đề tài “Lấy xương mào chậu, nâng xoang ghép xương và phục hình bắt vít trên implant” tại Hội nghị cấy ghép implant nha khoa lần thứ nhất năm 2011.


THÔNG TIN DỊCH VỤ

Read More...

Cân nhắc khi làm trắng răng bằng miếng dán

Đây được xem là hình thức nhanh gọn, tiết kiệm chi phí để sở hữu hàm răng trắng đẹp, nhưng chúng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng với răng.

Từ trước đến nay, sở hữu một hàm răng trắng đều luôn là chìa khóa then chốt cho một gương mặt rạng ngời xinh đẹp. Bạn nghĩ xem, liệu một khuôn mặt duyên dáng có còn hoàn hảo nếu bạn nở nụ cười với một hàm răng vàng xỉn? Vậy nên, không có gì khó hiểu khi phái đẹp bỏ hàng đống tiền vào việc chăm sóc cho hàm răng của mình.

Tuy nhiên, chăm sóc răng miệng không phải là chuyện một sớm một chiều. Nó không đơn giản như việc ở nhà bôi kem dưỡng da, đắp mặt nạ là sẽ có da đẹp, không phải là cứ ra thẩm mỹ viện làm mũi là mũi sẽ cao và xinh. Làm răng đòi hỏi nhiều thời gian hơn, nhiều tiền bạc hơn và thậm chí là cả đau đớn. Bạn phải ghé nha sĩ đều, lui tới thẩm mỹ thường xuyên và giá cả của mỗi lần như vậy không hề dễ chịu chút nào. Chính vì thế, phái đẹp cần biện pháp gì đó nhanh gọn hơn, tiết kiệm hơn, và từ đó mà phương pháp sử dụng miếng dán làm trắng răng ra đời.

1. Rẻ, nhanh gọn, hiệu quả

Miếng dán làm trắng răng có dạng trong suốt như băng dính, trong đó có chứa sẵn hoạt chất làm trắng hydrogen peroxide (liều lượng tùy thuộc vào các thương hiệu khác nhau). Chất này cùng một số nguyên liệu cần thiết khác có tác dụng làm trắng, loại bỏ hoàn toàn những chất bẩn bám trên bề mặt răng, ngăn ngừa sự xuất hiện của cao răng và được chứng minh là ít có nguy cơ gây dị ứng.



Vậy là, muốn làm trắng răng, bạn chỉ việc dán trực tiếp miếng băng vào răng rồi... thong thả chờ thuốc trên đó tẩy trắng cho hàm răng của bạn. Mỗi lần sử dụng miếng dán làm trắng răng, người dùng chỉ mất khoảng 30 phút để dán mỗi ngày, nhưng lại chỉ mất khoảng từ 3 ngày để bắt đầu thấy hiệu quả và từ 14 - 20 ngày để có được hàm răng trắng sáng như mong muốn. Nhanh gọn và hiệu quả tức thì - chính những đặc điểm ưu việt dễ thấy này đã khiến không ít người "ngang nhiên" sử dụng miếng làm trắng răng một cách đơn giản, thoải mái... như dùng kem đánh răng hàng ngày vậy.



Điểm lợi tiếp theo, và dường như cũng là yếu tố quan trọng giúp cho miếng dán trắng răng ngày càng trở nên phổ biến, đó là giá cả. Chỉ cần số tiền từ 500 - hơn 1 triệu VNĐ, bạn đã có ngay 1 hộp dán trắng răng với khoảng 28 - 30 miếng. Mức giá có thể nói là vô cùng hợp lý và rẻ hơn chi phí tới nha sĩ khá nhiều (làm trắng răng tại các trung tâm nha khoa uy tín, với 2 phương pháp là làm trắng răng trực tiếp và ngậm máng cũng cũng đều có mức giá từ 2,5 triệu VND trở lên).




2. Lợi trước mắt... hại sau này

Tất nhiên, đã là tác động nhân tạo, nhất là có sử dụng đến chất hóa học lên cơ thể thì chắc chắn sẽ phải có ảnh hưởng không tốt về mặt sức khỏe. Ví như làm móng nhiều có thể gây ung thư, lạm dụng PTTM có thể làm biến dạng, thay đổi cấu trúc khuôn mặt... thì làm trắng răng cũng có nguy cơ tiềm tàng nguy hiểm không kém. Đây có lẽ cũng là lí do vì sao, trước làn sóng sử dụng miếng dán làm trắng răng đang lan rộng hiện nay, nhiều nha sĩ đã khuyên khách hàng của mình nên cẩn thận khi sử dụng sản phẩm miếng dán trắng răng, và tốt nhất là nên thực hiện tại các trung tâm, bệnh viện uy tín. Vậy, thực chất điểm có hại cho người dùng miếng làm trắng răng là gì, và tầm ảnh hưởng xấu của nó đối với con người nghiêm trọng tới mức nào?

Miếng dán... không có khả năng tẩy trắng răng

Sở dĩ có khẳng định như vậy là bởi, chất hydrogen peroxide có trong miếng dán làm trắng cũng chính là chất tẩy răng mà các nha sĩ dùng cho khách hàng. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng nồng độ hydrogen peroxide là 45% để tẩy trắng răng trước trong khoảng 1 tiếng, rồi lại tiếp tục với một dụng cụ chuyên biệt (không làm ảnh hưởng tới nướu răng) có chứa hydrogen peroxide ở nồng độ từ 10 - 15%, đây được coi là nồng độ an toàn của chất tẩy này. Tuy nhiên, miếng dán làm trắng răng với nồng độ hydrogen peroxide theo quảng cáo chỉ là khoảng 10%. Theo các nha sĩ thì chắc chắn nồng độ đó không thể giúp tẩy trắng răng chỉ trong... 3 đến 14 ngày. Nồng độ này chỉ có thể thành công với thời gian sử dụng... trên 2 tháng. Còn nếu miếng dán bạn mua có khả năng làm trắng răng trong thời gian ngắn bất ngờ, thì điều này chứng tỏ miếng dán của hãng đó sử dụng nồng độ hydrogen peroxide cao hơn. Và lúc này, hậu quả sẽ lại đi theo một chiều hướng khác...



Đốt cháy nướu răng, hoại tử, tụt nướu

Thực chất, các miếng dán không được thiết kế vừa vặn đúng hàm răng, bởi vậy mà khi dùng, chắc chắn bạn sẽ phải dán đè lên cả nướu hay chất hoá học trên miếng dán sẽ dây sang môi, lợi... Điều này tạo nên phản ứng ôxy hóa của hydrogen peroxide, khiến nướu răng có thể bị đốt cháy nếu sử dụng miếng dán quá lâu hay dán bị sai lệch vị trí, nguy hiểm hơn nữa là gây lở loét dẫn tới hoại tử, tụt nướu... Đáng buồn là một khi nướu răng đã bị tổn hại thì rất khó lòng chữa khỏi. Lúc đó, người bệnh chỉ còn cách phải dùng kem đánh răng chống ê buốt... cả đời.

Read More...

Răng đã chữa tủy sao vẫn đau nhức?

Chào bác sĩ,

Em có một cái răng sâu, đã hàn và bọc sứ cách đây 4 tháng. Gần đây chiếc răng đó có hiện tượng đau âm ỉ như lúc mới bị sâu ý, lúc đánh răng thì có cảm giác buốt ở chân răng.BS đã chữa răng cho em nói "vì răng đã chữa tủy nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và khuyên mua thuốc chống viêm và giảm đau uống”. Em có uống thuốc nhưng hết thuốc thì lại đau, cảm giác như chân răng đang sưng lên.Do đang đi học xa nhà nên em chưa có thời gian khám lại tại cơ sở đó được, hiện giờ em rất hoang mang. Mong BS tư vấn.

(Hà Liên - huonglien…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:



Bạn Liên thân mến,

Răng đã chữa tủy thì trên nguyên tắc là không đau nữa, mất cảm giác hoàn toàn. Tuy nhiên có thể là do răng bạn ngoài các ống tủy chính còn các ống tủy phụ đang viêm. Các ống tủy phụ này thì thật sự là nha khoa hiện nay chưa giải quyết được, nếu quá đau chỉ có nhổ bỏ. Hoặc có thể do tủy răng của bạn chưa được lấy sạch hết, nếu vậy thì chỉ cần lấy tủy lại là được.

Bạn không có điều kiện khám lại tại chỗ cũ thì có thể đến phòng khám nào gần chỗ học cũng được, không sao cả, vì nếu không đi khám sớm lỡ nhiễm trùng càng lúc càng nặng thì rất mệt đấy bạn ạ. Hơn nữa bạn cũng đang đau nhức, không chữa thì không hết được bạn nhé.
Chúc bạn điều trị thành công!

Read More...

Mấy cách trị đau răng đơn giản

Dân gian có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” ý muốn nói đến sự khó chịu, đau đớn khi đau răng, đau mắt. Nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức răng là do sâu răng vì không giữ vệ sinh răng miệng nên vi khuẩn xâm nhập. Xin giới thiệu một số phương pháp làm bớt đau nhức răng trong khi chờ thu xếp được thời gian để đến bác sĩ.

Chườm lạnh bên ngoài má

Một trong những biện pháp phổ biến nhất là chườm đá lạnh bên ngoài má nơi răng bị đau. Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi bị đau răng. Bạn hăy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dầ´n dần giảm.

Dùng tinh dầu đinh hương

Chấm một ít tinh dầu đinh hương trực tiếp vào chỗ răng bị sâu. Loại tinh dầu này có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả và gây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian hữu hiệu chữa đau răng. Khi mới chấm, tinh dầu hoa đinh hương làm bạn có cảm giác ngứa như bị ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liền ngay sau đó.

Nhai lá ổi, lá trầu không Nhai dập 2, 3 lá trâ´u không cùng dăm hạt muối một lúc rồi nhổ đi. Làm độ 2 lần là đỡ nhức răng rất nhiều. Nếu không có trầu không, có thể dùng lá ổi cũng khá hiệu quả.

Read More...

Chức năng ăn nhai của răng implant có tốt không, AloBacsi?

Chào bác sĩ,

Cháu có 1 chiếc răng hàm bị sâu đã nhổ bỏ và cháu muốn cấy ghép răng implant. Cháu thấy các trung tâm nha khoa đều giới thiệu răng implant bền chắc ăn nhai thoải mái chức năng gần như răng thật. Tuy nhiên vừa rồi cháu đến BV để tư vấn thì có gặp 1 anh cũng đang cấy loại răng đó, anh ta nói với cháu là BS ở đó tư vấn cho anh ta là răng implant chỉ làm cho đẹp và thẩm mỹ thôi chứ ăn nhai không tốt. Cháu thấy hoang mang quá rồi bỏ về không vào tư vấn nữa.

Vậy cháu xin hỏi, răng implant có chức năng gần như răng thật không? Có ăn nhai thoải mái không? Có bị cơ thể đào thải không?

(Shi - Hà Nội)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Shi thân mến,

Trên lý thuyết, implant là kỹ thuật tốt nhất hiện nay bởi việc nó không chỉ thay thân răng giả (như các kỹ thuật làm răng sứ, răng tháo lắp) mà còn thay được cả chân răng đã mất. Do đó về cấu tạo thì nó gần như là 1 răng thật, đảm bảo về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên răng giả cho dù tân tiến đến đâu cũng không bao giờ bằng được răng thật bởi răng miệng là 1 bộ máy cần sự đồng bộ rất lớn từ răng, môi, má, lưỡi, cơ, xương, nước
bọt... Bất cứ 1 thay đổi nào cũng ảnh hưởng đến các thành phần còn lại.

Trong trường hợp anh chàng bạn gặp là 1 ví dụ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình làm răng implant như độ đặc xương chẳng hạn. Nếu xương quá xốp thì độ lưu giữ implant tương đối ít bền chắc hơn các trường hợp khác. Thậm chí cùng 1 người có thể implant ở vị trí này thì chắc, mà vị trí khác thì xương lại "mềm" hơn nên không chắc bằng.

Mỗi người là 1 trường hợp khác nhau, không phải người này bị như vậy thì chắc chắn người khác cũng bị. Hoặc ví dụ như implant cho răng cửa là trường hợp cực khó. Nếu chỉ cần chức năng ăn nhai thì không có vấn đề gì, nhưng vị trí này cần thẩm mỹ rất cao. Nếu nhổ răng lâu ngày, nướu đã teo tóp bớt, bây giờ có làm implant cũng rất khó để đường viền nướu giữa răng implant và răng kế cận nhìn liên tục và tự nhiên, ngay cả ghép nướu lên cũng tùy nướu dày hay mỏng mà sẽ cho ra kết quả khác nhau.

Mặc dù vậy, xét đến lúc này thì implant vẫn là kỹ thuật tốt nhất, phù hợp với đại đa số người mất răng.Đã gọi là răng giả thì đương nhiên không bao giờ bằng răng thật. Nếu bạn làm răng tháo lắp thì rõ ràng rất bất tiện, nếu làm răng sứ thì phải mài 2 răng bên cạnh, có khi phải lấy tủy, implant được xem như là ít rủi ro nhất, chứ không phải không có. Nếu bạn trông đợi 1 giải pháp hoàn hảo thì có lẽ sẽ không có, nhưng nếu bạn chỉ cần gần như thật thì implant hiện đang là lý tưởng.

Implant làm từ chất liệu không bị cơ thể đào thải, nên bạn không cần phải lo về vấn đề này.


Thân chào bạn

Read More...

Răng sứ bị nứt có trám lại được không?

Chào bác sĩ,

Em có 4 răng cửa là răng sứ titan. Vừa rồi em bị cửa đập vào mặt va chạm vào răng, răng không đau nhưng có một răng bị rạn nứt nhìn qua thì không thấy nhưng nếu cười và để ý sẽ thấy, giờ em không biết phải làm sao? Có thể trám lại như răng thường được không ạ? (Thu Dung - ngothudung…@gmail.com)

BS Đoàn Khánh Ngọc:


Ảnh minh họa
Bạn Dung thân mến,

Nếu quá lo lắng bạn có thể đi khám lại và chụp phim xem thân răng và chân răng có vấn đề gì không. Nếu không thì tạm thời cứ để như vậy, không sao đâu.

Nếu chỉ có 1 đường nứt nhẹ bên ngoài và phải để ý kỹ lắm mới thấy thì không đến nỗi nào đâu, chứ răng sứ muốn trám lại thì rất khó khăn, chưa kể đây là răng cửa, yêu cầu thẩm mỹ rất cao, trám lại còn xấu hơn để như vậy vì chất trám không bao giờ có thể đẹp bàng sứ.

Nếu phải làm lại thì chỉ có cách cắt bỏ răng sứ này làm lại mà thôi, vì răng sứ phải qua quá trình đúc nguyên khối, chứ không phải chỉ là dán lên bề mặt. Sau này bạn nên cẩn thận hơn, ngay cả ăn nhai cũng đừng ăn đồ quá cứng, dễ làm mẻ sứ.

Thân chào bạn,

Read More...