Nha khoa BLÓG

Nha khoa, các vấn đề về răng miệng được blog tại đây. Ghé thăm thì cmt 1 cái nhá :)

5 cách bảo vệ răng miệng khỏe mạnh

Hãy tìm hiểu những cách khôn ngoan để chăm sóc răng của mình mà không cần đến một nha sĩ chính là một cách tiết kiệm chi phí đáng kể.

1. Đánh răng sau khi ăn – tránh độ nhạy cảm của răng
Đánh răng sau khi ăn sẽ giúp bạn kịp thời loại bỏ những mảnh vụn thức ăn. Bao quanh mỗi chiếc răng là một lớp men răng, sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn trái cây, sữa và các thực phẩm có tính axit, các men răng trở nên “mềm mại”. Triệu chứng này kéo dài sẽ làm cho men răng dần mỏng đi, lâu ngày cũng sẽ bị sưng, đau. Tuy nhiên, không nên đánh răng ngay sau khi ăn, hãy chờ ít nhất 30 phút thì mới đánh răng.

2. Nước trà tốt hơn so với nước súc miệng
Nước súc miệng diệt khuẩn giúp đem lại cảm giác sạch sẽ và sảng khoái trong khoang miệng. Nhưng nghiên cứu mới nhất của Nhật Bản cho thấy nước trà lại tốt hơn so với nước súc miệng. Chất catechin trong trà có thể ngăn ngừa sâu răng, các ion florua cũng như men hydroxyapatite và fluorapatite giúp cải thiện men răng, tăng cường độ axit của răng. Các chuyên gia y tế Nhật Bản cũng phát hiện ra rằng axit tannic trong trà là một thành phần hoạt chất có thể cải thiện môi trường miệng, tiêu diệt một vài “đối thủ” gây ung thư có mặt trong khoang miệng.

3. Không dùng chung kem đánh răng
Bạn dùng chung kem đánh răng với mọi người trong gia đình? Các chuyên gia nha khoa cho biết, khoang miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, sau khi đánh răng vẫn có một phần lưu bám lại trên bàn chải và sinh sôi trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi. Những vi khuẩn theo bàn chải này “đeo bám” vào tuýp kem đánh răng khiến cho nó trở thành vật trung gian lây lan vi khuẩn xấu. Nếu bạn dùng chung một tuýp kem đánh răng với mọi người, vi khuẩn được tích lũy sẽ tăng xác suất lây lan. Vì vậy, nếu có thể, tốt nhất là bạn nên dùng riêng bàn chải, kem đánh răng và nước súc miệng.

 4. Chú ý bổ sung canxi
 Phương pháp quan trọng nhất của việc bảo vệ răng là bổ sung canxi. Hơn 90% thành phần giúp răng khỏe mạnh là canxi. Các quảng cáo kem đánh răng có giúp bổ sung canxi thực tế không đúng, nguồn bổ sung canxi tốt nhất cho răng của bạn là chế độ ăn uống. Trong đó, sữa là một trong các thực phẩm cung cấp canxi tốt nhất. Buổi tối là thời điểm hấp thụ camxi tốt nhất, vì thế hãy uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Thường xuyên dùng chỉ nha khoa
Chuyên gia răng miệng Hoa Kỳ nói rằng, ngay cả khi bạn đánh răng một cách kỹ càng, có khi kéo dài đến 5 phút thì 30-40% răng của bạn cũng không được làm sạch đầy đủ. Đặc biệt là các răng trong cùng hoặc răng có hình dáng đặc biệt càn khó làm sạch hơn. Chuyên gia nha khoa của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo: công cụ chăm sóc nha khoa tốt nhất là chỉ nha khoa. Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên giúp lấy đi những cặn thức ăn dư thừa còn bám lại trong các kẽ răng, nơi bàn chải không thể len vào. Nếu thấy quá khó khăn trong việc sử dụng chỉ, bạn có thể dùng 3 lần mỗi tuần hoặc ít hơn để làm quen dần dần.

Theo TTVN

Read More...

Bảo vệ răng miệng - chuyện nhỏ nhưng không nhỏ

Khảo sát của viện Răng – Hàm – Mặt vừa qua cho thấy: ở độ tuổi từ 6-8 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm khoảng 25%. Độ tuổi 9 -10 , tỷ lệ này đã tăng lên hơn 54%. Và ở những người trên 45 tuổi, tỷ lệ sâu răng là 90%.


Với những con số giật mình này, chúng ta đang được coi là nước có tỷ lệ người bị viêm răng cao nhất Thế Giới.

Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Thứ nhất: là nồng độ flour trong nước của Việt Nam hiện chỉ đạt mức 0,4pmm ( chưa bằng ½ tiêu chuẩn quốc tế).

 

Thứ hai: quan trọng hơn là ý thức của người dân quá thấp, coi chuyện răng miệng là chuyện nhỏ. Ước tính 80% người dân Việt Nam hầu như không bao giờ đi khám bệnh về răng miệng.

Trong khi đó miệng là cửa ngõ cho hầu hết vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và là nguyên nhân của xuất hiên các bệnh nha nhu và các bệnh quanh răng,sẽ làm cho tình trạng của hàng loạt các bệnh khác như: tiểu đường, tim mạch, hô hấp thêm trầm trọng thậm chí nó có thể khiến phụ nữ có thai bị sinh non.

Các nhà khoa học cho rằng, sự viêm nhiễm ấy đã làm cho vi trùng xâm nhập vào các mạch máu lan tỏa đến các bộ phận khác của cơ thể đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và do đó nó là nguyên nhân của hàng loạt bệnh kể trên.

Ngoài việc đánh răng thông thường, dùng nước súc miệng là cách phòng tránh và trị các bệnh về răng miệng hiệu quả nhất, nhiều người sử dụng hay pha loãng nước súc miệng trước khi dùng, như vậy sẽ làm giảm tính hiệu quả đến 90%.

Khi súc miệng bạn nên ngậm súc trong miệng khoảng 30 giây , và nên nhớ ngửa cổ kho các hoạt chất kháng khuẩn ngấm trong cổ họng , Như vậy là bạn ngăn được nguy cơ viêm họng rất cao đấy .

Chăm sóc răng miệng tại nhà

Lời khuyên của các nha sỹ là đánh răng không bao giờ thừa, cứ sau mỗi bữa ăn,bạn nên đánh răng và đánh ngay sau khi ngưng ăn khoảng 3 phút.
Đó là thời gian tốt nhất để vi khuẩn từ thức ăn chưa kịp “ chuyển hộ khẩu” sang răng và lợi.

Và khi ở công sở

Trong 3 bữa ăn hàng ngày có tới 2 bữa mà bạn không thuận tiện lắm trong việc đánh răng, đó là lúc bạn đang có mặt tại nơi làm việc. Vậy sau 2 bữa đó bạn có đánh răng hay không? Bạn có biện pháp bảo vệ răng miệng nào hay không?

Một giải pháp an toàn và thuận tiện, thay vì phải mang bộ bàn chải đánh răng lích kích, bạn có thể thủ sẵn trong người một chai nước súc miệng nhỏ xinh. Các loại nước súc miệng có tác dụng tương đương với một tuýp kem đánh răng: diệt vi khuẩn, ngăn ngừa hình thành cao răng, bảo vệ nướu và lợi…tương tự như đánh răng, hãy dùng nước súc miệng sau khi ăn khoảng 3 phút để yên tâm là răng miệng của bạn đã được bảo vệ một cách đơn giản và an toàn nhất.

Xem tư vấn thêm ở các trung tâm nha khoa về các vấn đề về răng miệng như implant, tay trang rang, làm rang su, nieng rang để biết thêm những thông tin bổ ích nhất.

Source: Internet

Read More...

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

Khi mang thai, bà bầu cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hơn, vì nếu trong thời gian này mà bạn bị viêm lợi, hoặc các bệnh về răng miệng khác, bạn sẽ hay bị chảy máu răng nên dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm nhiễm, ảnh hưởng tới đường máu. Và nó cũng chính là một trong những nguy cơ cho các bệnh nhiễm trùng sau khi đẻ.

Vì sao phụ nữ phải bảo vệ răng miệng khi mang thai?
Theo một nghiên cứu y học của Hoa Kỳ, những phụ nữ có bệnh về lợi mà không được chữa lành sẽ có nguy cơ cao hơn gấp ba lần so với những người khác trong việc sinh con trước kỳ hạn 35 tuần. Các bác sĩ xác nhận, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây ra việc làm tăng sản xuất một chất có tên gọi là prostaglandin và chất gây hoại tử khối u, cùng các hóa chất khác dẫn tới việc kích thích chuyển dạ.


Ngoài ra, nếu bị viêm lợi nặng, hoặc bị chảy máu chân răng... có thể bạn phải dùng thuốc và điều này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Những bệnh về răng miệng thường gặp trong thai kỳ

Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng, nhưng có tới 90% các bà bầu có triệu chứng viêm lợi. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi. Đây không phải là bệnh viêm lợi thực sự mà là kết quả của những rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8.

Người ta thấy rằng, một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu (bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng. Có thể nói phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên). Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng, rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.

Mang thai là quá trình tự nhiên, nhưng phải hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc điều trị, dù cho là bệnh gì. Trong các bệnh răng miệng, nếu bị bệnh người phụ nữ nên đi khám bệnh để nha sĩ có các biện pháp chữa trị phù hợp.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh về răng miệng?

Trong thời kỳ mang thai, bạn thường gặp phải những vấn đề về răng miệng gây ra chủ yếu bởi hai nguyên nhân sau.
Trước tiên, răng và lợi của bạn có nguy cơ bị suy yếu đi, do cơ thể có những thay đổi về hoóc môn.
Viêm lợi là bệnh thường gặp với những triệu chứng như: đau nhức, chảy máu, và đôi khi trong một số trường hợp là hở chân răng.
Nguyên nhân thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí hay bị nôn mửa, họ có xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thêm đó, họ có nhu cầu ăn nhiều thức ăn chứa chất glucô hơn bình thường. Chính những điều này đã khiến cho khả năng bị sâu răng tăng cao.

Biện pháp phòng tránh
Phòng ngừa chính là biện pháp đầu tiên bạn nên áp dụng. Nếu bạn sinh hoạt điều độ, những vấn đề về răng lợi sẽ được kiểm soát từ trước khi mang thai. Lấy cao răng đều đặn sẽ tránh cho bạn những bệnh về lợi và nhớ nên đến phòng nha sĩ để khám răng thường xuyên và phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng một cách sớm nhất.

Điều trị bệnh ở phụ nữ mang thai là vấn đề phức tạp, chính vì vậy cần phải có những biện pháp bảo vệ trong suốt thời kỳ thai nghén và sau sinh để hạn chế những bệnh răng miệng mắc phải.
Tuy nhiên, thông thường, nếu bạn gặp những rắc rối lớn liên quan đến răng miệng, các nha sĩ chỉ có thể thực hiện những xử lý tạm thời như hàn răng, chống nhiễm trùng … còn mọi việc chữa trị đều phải hoãn đến sau thời kì ở cữ. Như vậy, bà mẹ và thai nhi sẽ tránh được những rủi ro do việc chữa trị gây ra. Những trường hợp sâu răng nặng, không thể bảo tồn, nha sĩ sẽ cho bệnh nhân biết cần phải tránh nhổ răng trước tháng 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai, đẻ non.
Chú ý: Không được dùng thuốc giảm đau bừa bãi khi bị đau răng. Có rất nhiều loại thuốc được khuyên là không nên dùng trong khi mang thai, Khi bị viêm nhiễm hay gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng, tốt nhất bạn nên đến xin lời khuyên của nha sĩ.'

Xem thêm các phương pháp tay trang rang, nieng rang, làm rang su, implant của trung tâm nha khoa 24h chúng tôi.
Source: internet

Read More...

Tẩy trắng răng tự nhiên

Việc sử dụng hóa chất để làm trắng răng có thể gây cho bạn nhiều phiền hà. Chính vì vậy những biện pháp làm trắng răng tự nhiên sẽ giúp bạn làm việc này một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Hãy đến với chuyên mục làm đẹp của nhakhoa24h để tìm hiểu những bí quyết chăm sóc da, làm đẹp da, làm đẹp tóc, các kiểu tóc hợp thời trang, hay bí quyết trang điểm… hiệu quả nhất cho mọi phụ nữ.


Đây cũng chính là phương châm chính của chúng tôi sử dụng đó là cho một nụ cười rạng rỡ, một hàm răng trắng sáng và một phương pháp trị liệu 'xanh'.

Ngày nay với sự quảng cáo rầm rộ, bạn rất dễ bị 'lung lay' để sử dụng các sản phẩm nha khoa có sự can thiệp của hóa chất. Và khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến các cơn đau nặng, thậm chí là bị viêm nướu. Thế nên bạn nên dành thời gian để tìm hiểu các phương pháp chăm sóc răng miệng thân thiện để có thể có được một kết quả tốt nhất.

Dầu ô liu giúp tẩy rắng răng một cách an toàn

Nếu bạn mong muốn có sự lựa chọn an toàn để làm trắng hàm răng thì hãy dùng dầu ô liu. Loại dầu thực vật tự nhiên này là chất hoàn hảo để bạn loại bỏ những vết bẩn và những lớp cặn từ bộ răng của bạn.

Đơn giản bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton sạch và nhúng chúng vào dầu ô liu. Bước tiếp theo là dùng nó để chà lên răng. Bạn hãy dùng lực nhẹ nhàng để khắc phục và tẩy rắng răng một cách an toàn.


 

Không cần sử dụng phương pháp điều trị siêu đắt tiền để có hàm răng trắng lấp lánh bởi loại trái cây có múi này không chỉ được dùng cho da, cơ thể mà còn cho cả hàm răng. Để có một nụ cười không tì vết, điều quan trọng là hãy tận dụng vỏ cam để làm trắng sáng hàm răng. Hãy lấy mặt bên trong của vỏ cam và chà trực tiếp lên răng. Sau đó bạn chỉ cần rửa sạch các cặn bã của vỏ cam bằng nước lạnh.

Lá nguyệt quế khô: Chuẩn bị một hỗn hợp với 2 thìa cà phê bột hoặc lá nguyệt quế khô và 2 thìa bột vỏ cam. Lấy một ít bột này rắc lên bàn chải đánh răng và vệ sinh như bình thường. Giữ hành động chải răng này trong vòng 4 - 5 phút sau đó bạn có thể rửa sạch với nước lạnh.

Dấm trắng

Tương tự như giấm táo, bạn cũng có thể sử dụng giấm trắng để làm sạch những điểm tối trên hàm răng. Nhờ tác dụng tẩy trắng tự nhiên, bạn sẽ có một bộ răng không tì vết chỉ sau một vài lần thực hiện. Hãy nhỏ vài giọt giấm táo lên bàn chải đánh răng và bắt đầu chải, cuối cùng chỉ cần súc lại miệng với nước lạnh như bình thường.

Source: EVA

Read More...

Làm răng sứ có đau không ?

Đối với những răng đã lấy tuỷ, cần làm răng sứ để bảo vệ thì làm răng sứ không đau. Đối với những răng còn tuỷ, khi làm răng sứ giai đoạn đầu sẽ hơi ê. Tuy nhiên, bạn yên tâm vì nha sĩ sẽ gây tê vào giai đoạn này, giúpcho bạn không bị ê khi làm răng sứ.

Có cần phải lấy tủy khi làm răng sứ không? Tuỷ răng có nhiệm vụ nuôi răng và  giúp răng có tính đàn hồi, dẻo dai hơn dưới tác dụng của lực nhai. Vì vậy nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tuỷ khi làm răng sứ

Thông thường, đối với những răng còn tủy, khi làm răng sứ không cần phải lấy tuỷ, chỉ lấy tuỷ trong một số trường hợp đặc biệt như răng có hình dạng bất thường, mọc lệch, răng quá nhỏ,…

Khi nào nên làm răng sứ? Những trường hợp cần làm răng sứ:

Răng chết tủy: răng sứ giúp bảo vệ răng chết tuỷ không bị nứt gãy, vì những răng không được tủy nuôi sẽ mất đi sự đàn hồi trở nên giòn vàdễ gãy hơn những răng sống

Những răng dị dạng, mọc chen chúc, lệch lạc, bị thưa, hô,móm…: làm răng sứ sẽ giúp tái tạo lại hình dáng răng cho đều đặn.


Răng cửa bị hô đưa ra ngoài trước khi làm răng sứ

Răng bị nhiễm màu nhưng không đáp ứng với thuốc tẩy trắng,làm răng sứ sẽ giúp thay thế lớp men răng cũ bằng lớp sứ mới trắng đẹp hơn.

Vệ sinh răng miệng sau khi làm răng sứ như thế nào? Vẫn phải tuân thủ như quá trình vệ sinh răng miệng như răng thật. Đừng nghĩ rằng răng sứ là răng giả dẫn đến những quan điểm sai lầmtrong việc chăm sóc răng miệng. Bệnh nhân sau khi làm răng sứ cũng nên khám định kỳ và cạo vôi răng mỗi 6 tháng/lần theo lời khuyên của nha sỹ. Ngoài ra, đánh răng đúng cách, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để răng luôn chắc khỏe.

Source: Rang su - nha khoa Ocare

Read More...

Sẽ bị ung thư nếu lười đánh răng

Lười vệ sinh răng miệng có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư, theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển.

Một nhóm các nhà khoa học người Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu với 1.390 người tình nguyện trong thời gian từ 1985 đến 2009. Tại thời điểm bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả người tham gia được kiểm tra các yếu tố có thể làm tăng nguy mắc bệnh ung thư, bao gồm yếu tố vệ sinh răng miệng.
Mắc ung thư vì lười đánh răng

Sau 24 năm, 58 người tham gia nghiên cứu đã tử vong, trong đó, 35 người chết vì bệnh ung thư. Các nhà khoa học phát hiện những người tử vong có cao răng nhiều hơn so với những người vẫn còn sống.


Cụ thể, những người tử vong có chỉ số cao răng từ 0,84 đến 0.91, cho thấy cao răng đã bao phủ hoàn toàn vùng lợi quanh chân răng. Trong khi đó, những người còn sống, cao răng chỉ bao phủ một phần lợi quanh chân răng, với chỉ số cao răng thấp hơn, từ 0.66 đến 0.67.

Tuổi thọ trung bình của những người tử vong là 61 tuổi (phụ nữ) và 60 tuổi (đàn ông), thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của dân số Thụy Điển là 74 tuổi (phụ nữ) và 69 tuổi (đàn ông). Điều này có nghĩa những trường hợp này được coi là tử vong sớm.

Các nhà khoa học giải thích, lượng vi khuẩn trong miệng nhiều ở những người có chỉ số cao răng cao có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra chất sinh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, họ cần nghiên cứu sâu hơn để chứng minh cao răng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

“Nghiên cứu của chúng tôi có thể khẳng định vệ sinh răng miệng kém, biểu hiện trên chỉ số cao răng cao, có liên quan tới nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư.  Tuy nhiên, chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu sâu để làm rõ hơn mối liên quan này”, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết trên Telegraph.

Read More...

Cách giữ vệ sinh răng miệng

Chải răng đúng cách: Răng của bạn có thể chắc khỏe suốt đời hay phải sớm nhổ bỏ - ngoài việc tùy thuộc vào nguyên nhân của các bệnh về răng, còn là hậu quả của việc chải răng không đúng cách và không dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày.

Chải răng đúng cách là phải chải sạch mọi ngóc ngách giữa răng và nướu. Cách hướng dẫn chải răng cơ bản như sau: Hãy cầm bàn chải thật thoải mái, sao cho đầu bàn chải tạo thành một góc khoảng 45 độ so với răng.

Ở góc độ này, lòng bàn chải sẽ len được vào khoảng trống giữa răng và nướu. Khi chải răng, bạn hãy bắt đầu từ một bên, lần lượt chải mặt trước của răng hàm trên và hàm dưới, di chuyển bàn chải từ mặt trước vòng theo hàm răng ra phía sau cung răng. Kế đó bạn đổi bên và chải tiếp phần còn lại tương tự.

Sau cùng, chải nhẹ 2 – 3 lần lên bề mặt lưỡi. Rồi dùng lưỡi rà lên bề mặt răng xem nó đã được làm láng và sạch hẳn chưa? Nếu chưa, hãy chải lại vùng răng còn đóng mảng bám.


Nếu nước sinh hoạt nơi bạn ở không được pha fluoride, tốt nhất bạn nên dùng loại kem đánh răng có pha thêm chất này. Cần phải chú ý là trẻ con nuốt nhiều kem có pha chất fluoride sẽ khiến răng chúng bị sậm màu. Vì thế bạn nên chọn loại kem đánh răng có chứa nồng độ fluoride vừa phải.


Fluoride có thể được hấp thụ vào cơ thể giúp răng chắc khỏe từ bên trong hoặc có thể có tác dụng tại chỗ trên bề mặt răng khi ta chải răng hàng ngày, nhờ đó giúp ngừa bệnh sâu răng

Để tạo sự quân bình vừa phải, bạn nên chải răng mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi ngủ. Thời gian trong ngày, vi trùng thường xuyên tích tụ và bám vào bề mặt răng, trong khi đó vào buổi tối, lượng nước bọt tiết ra lại giảm đáng kể ( nước bọt chính là chất bảo vệ, giúp vi trùng không bám vào răng) do đó buổi tối là lúc răng dễ bị hư nhất. Khi chải răng xong, bạn không nên dùng nước súc miệng mà chỉ cần súc nước để làm sạch phần kem đánh răng vì chất fluoride còn lại trong miệng ở một nồng độ nào đó sẽ giúp răng chắc và khỏe hơn. 

Xem thêm qui trình tay trang rang, nieng rang, làm rang su, làm implant của nha khoa chúng tôi

Source: Internet





Read More...

Những lệch lạc răng miệng nào thường gặp nhất ?

Răng mọc chen chúc: Răng mọc chen chúc là tình trạng các răng sắp xếp lộn xộn, không ngay ngắn trên cung hàm do thiếu chỗ (cung hàm nhỏ mà răng lại lớn). Răng mọc chen chúc không những gây mất thẩm mỹ mà còn khó vệ sinh răng miệng và hậu quả là có thể sâu răng, viêm nướu, tụt nướu... Ngoài ra tình trạng chen chúc cũng có thể làm răng bị ngầm (răng lẽ ra phải mọc ra nhưng không mọc ra được), tương quan khớp cắn giữa các răng không tốt.

 Những lệch lạc răng miệng nào thường gặp nhất ?

Hô răng hàm trên, hô hàm trên: Hô răng hàm trên là tình trạng răng cửa hàm trên trên nghiêng nhiều ra trước, trong khi xương hàm trên vẫn bình thường theo tương quan chiều trước sau. Tuy nhiên, hô răng hàm trên có thể đi cùng với hô hàm trên làm mức độ răng trên đưa ra trước trầm trọng hơn. Hô răng hàm trên và hô hàm trên là một lệch lạc khá phổ biến, làm cho khuôn mặt không thẩm mỹ.

Những lệch lạc răng miệng nào thường gặp nhất ?

Cắn sâu: Cắn sâu là tình trạng răng trên phủ răng dưới quá mức (hơn 3mm). Trường hợp nặng, răng cửa dưới cắn chạm vào vùng nướu hay khẩu cái phía sau các răng cửa trên có thể gây tiêu xương.

Cắn hở:
Cắn hở xảy ra khi răng cửa trên và răng cửa dưới không chạm nhau khi cắn lại. Ngoài việc mất thẩm mỹ, khi cắn hở, bệnh nhân sẽ không thực hiện được chức năng cắn và xé thức ăn, ảnh hưởng đến hiệu quả nhai. Ngoài ra, do hở phía trước, lực nhai sẽ dồn lên các răng phía sau quá mức, làm mòn răng.

Răng thưa: Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng. Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng (hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Hầu hết những than phiền về vấn đề này là khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa.

Những lệch lạc răng miệng nào thường gặp nhất ?

Cắn chéo: Cắn chéo hay cắn ngược là tình trạng răng dưới phủ ngoài răng trên. Cắn chéo có thể gặp ở vùng răng sau nhưng thường xảy ra ở vùng răng trước, ảnh hưởng cả thẩm mỹ và chức năng nhai.

Móm : Móm hay hô hàm dưới là tình trạng hàm dưới nhô ra trước quá mức so với hàm trên. Tuy nhiên cũng có thể là do hàm trên kém phát triển. Dấu hiệu điển hình là cắn chéo vùng răng trước. Điều trị hô hàm dưới thường khó khăn; do đó, cần theo dõi chặt chẽ khả năng tăng trưởng quá mức của hàm dưới nhằm điều trị phòng ngừa.

Xem thêm qui trình tay trang rang, làm rang su, làm implant, nieng rang của nha khoa 24h =,=

Source: Wikipedia

Read More...

Chăm sóc răng miệng khẩn cấp cho em bé

H: Tôi nên làm gì khi răng sữa của con tôi bị rớt ra ngoài?
TL: Liên hệ nha sĩ trẻ em càng sớm càng tốt.

Chăm sóc răng miệng khẩn cấp cho em bé

H: Tôi nên làm gì khi răng vĩnh viễn của con tôi bị rớt ra ngoài?
TL: Tìm chiếc răng và rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước lạnh. (Không chà xát hay rửa bằng xà phòng – chỉ dùng nước sạch!) Nếu có thể, đặt chiếc răng vào trong ổ răng và giữ răng ở đó bằng gạc hay vải sạch. Nếu bạn không thể đặt chiếc răng vào trong ổ răng lại thì đặt răng trong hộp sạch; ngâm trong sữa, nước bọt hay nước. Đưa bé đến phòng nha ngay lập tức. Bạn xử trí càng nhanh thì càng có cơ hội cứu được chiếc răng đó.

Chăm sóc răng miệng khẩn cấp cho em bé

H: Nếu một chiếc răng bị mẻ hay gãy thì sao?
TL: Liên hệ nha sĩ trẻ em ngay lập tức. Hành động nhanh sẽ cứu được răng, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm những điều trị phức tạp. Cho súc miệng với nước sạch và đặt một miếng gạc lạnh lên để giảm sưng. Nếu bạn tìm thấy mảnh răng gãy thì mang theo đến nha sĩ.

Chăm sóc răng miệng khẩn cấp cho em bé

H: Khi trẻ bị đập mạnh vào đầu hoặc gãy hàm thì sao?
TL: Ngay lập tức đi đến phòng cấp cứu của bệnh viện khu vực. Bị đập mạnh vào đầu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

H: Nếu con tôi bị đau răng thì sao?
TL: Gọi điện cho nha sĩ trẻ em và đi khám ngay. Để giúp trẻ dễ chịu, cho súc miệng với nước. Đặt lên răng một miếng gạc lạnh hay đá bọc trong vải. Đừng đặt vật nóng hay aspirin lên vùng bị đau.

H: Chấn thương răng có thể ngừa được không?
TL: Hoàn toàn được! Đầu tiên, giảm chấn thương răng miệng khi chơi thể thao bằng cách mang khí cụ bảo vệ miệng. Thứ hai, luôn luôn cho trẻ nhỏ ngồi trong ghế trẻ em khi đi xe hơi và yêu cầu tất cả mọi người gài dây an toàn trong xe hơi. Thứ ba, dùng các dụng cụ bảo vệ trẻ em trong nhà để ngăn không cho trẻ té ngã, tiếp xúc điện, hay bị nghẹt thở vì nuốt những vật nhỏ. Thứ tư, bảo vệ con bạn không bị đau răng bằng cách đi khám răng định kỳ và chăm sóc phòng ngừa.

Chăm sóc răng miệng khẩn cấp cho em bé

H: Trẻ em có nên nieng rang, tay trang rang, implant hay làm rang su gì không !?
TL: Trẻ em còn nhỏ chưa thay răng nên theo ý kiến của nha sĩ của các trung tâm nha khoa thì hay hơn

Source: Răng Wiki

Read More...

Nha khoa phòng ngừa là gì ?

H: Nha khoa phòng ngừa là gì?
TL: Nha khoa phòng ngừa cho trẻ em bao gồm:
• Chải răng.
• Dùng chỉ nha khoa.
• Theo dõi quá trình hình thành và phát triển răng.
• Liệu pháp Fluo.
• Kiểm soát những thói quen răng miệng xấu.
• Chỉnh nha phòng ngừa.
• Sự quan tâm của cha mẹ.
• Chế độ ăn hợp lý.
• Trám bít hố rãnh bằng sealant.
• An toàn khi chơi thể thao.

H: Tại sao nha khoa phòng ngừa lại quan trọng?
TL: Nha khoa phòng ngừa có nghĩa là mang lại một nụ cười khỏe đẹp cho con bạn. Trẻ em có sức khỏe răng miệng tốt sẽ dễ nhai thức ăn hơn và hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Trẻ sẽ học nói nhanh hơn và nói rõ hơn. Răng miệng tốt góp phần nâng cao sức khỏe chung vì nhiều bệnh trong miệng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể. Một nụ cười khỏe mạnh sẽ làm trẻ dễ thương hơn, tự tin hơn. Cuối cùng nha khoa phòng ngừa còn có nghĩa là hạn chế điều trị hơn và ít tốn kém hơn.

Nha khoa phong ngua
H: Khi nào thì nên bắt đầu phòng ngừa?
TL: Bắt đầu phòng ngừa ngay từ chiếc răng đầu tiên. Đi nha sĩ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Bạn sẽ học được cách làm thế nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Đi khám răng càng sớm càng dễ phòng ngừa các bệnh răng miệng và góp phần tạo nên một thế hệ trẻ không sâu răng.

Nha khoa phong ngua

H: Phụ huynh đóng vai trò gì trong nha khoa phòng ngừa?
TL: Sau khi đánh giá sức khoẻ răng miệng của trẻ, nha sĩ trẻ em sẽ lập một kế hoạch chăm sóc răng miệng tại nhà dành riêng cho trẻ. Kế hoạch này gồm: hướng dẫn chải răng và dùng chỉ nha khoa, tư vấn chế độ ăn và nếu cần, đề nghị dùng fluo. Tuân thủ các hướng dẫn này, bạn sẽ giúp cho trẻ có được những thói quen răng miệng tốt suốt đời.

Nha khoa phong ngua

H: Nha sĩ trẻ em giúp phòng ngừa các vấn đề răng miệng như thế nào?
TL: Làm sạch răng, đánh bóng và điều trị fluo là các bước chính trong chương trình phòng ngừa cho bé. Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác nữa trong phòng ngừa các vấn đề răng miệng cho trẻ; ví dụ, nha sĩ sẽ dán sealant để bảo vệ răng bé không bị sâu, giúp bạn chọn một khí cụ bảo vệ miệng để ngừa chấn thương răng mặt khi chơi thể thao, chẩn đoán và điều trị các vấn để về chỉnh nha. Nha sĩ trẻ em được đào tạo đặc biệt để xây dựng một chương trình chăm sóc phòng ngừa, phối hợp giữa phòng mạch và tại nhà để đảm bảo bé có một nụ cười hạnh phúc.

Nha khoa phong ngua

H: Nhakhoa24h có cung cấp thêm thông tin về implant, tay trang rang, làm rang su hay nieng rang ko !?
TL: Àh, trung tâm mình chỉ là tư vấn giới thiệu về các vấn đề nha khoa thôi, mình ko có trung tâm nha khoa nên cũng không biết giới thiệu gì :). Trong nhakhoa24h có nhiều bài liên quan đến các vấn đề trên đó nên các bạn có thể theo dõi hoặc xem ở trên

Source: Wiki

Read More...

Câu hỏi liên quan đến chỉnh nha

Chỉnh nha là gì?
Chỉnh nha (Nieng rang) là một chuyên ngành trong nha khoa, chuyên về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị những bất thường về răng mặt. Những bất thường răng mặt là tình trạng lệch lạc của răng và xương hàm, đưa đến những rối loạn chức năng và đặc biệt ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Bác sĩ chỉnh nha phải có những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế, gắn và kiểm soát các khí cụ chỉnh nha (như mắc cài) để di chuyển răng, môi, hàm vào vị trí phù hợp, làm cho khuôn mặt hài hòa hơn.

Điều trị chỉnh nha thường kéo dài trong bao lâu?
Thời gian điều trị chỉnh nha thay đổi tuỳ thuộc mức độ trầm trọng của các lệch lạc răng mặt, loại hình điều trị và sự hợp tác của bệnh nhân. Ngoài ra, mức độ phát triển của khối xương sọ mặt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Với khí cụ tháo lắp, thời gian thường kéo dài hơn so với khí cụ cố định khi điều trị cùng một loại lệch lạc răng.

Nieng rang

Do vậy, khí cụ tháo lắp thường chỉ giới hạn trong những trường hợp đơn giản hoặc trong trường hợp làm khí cụ chức năng chỉnh hình xương. Thông thường, thời gian điều trị chủ động đối với chỉnh nha cố định mang mắc cài là từ 1 đến 3 năm. Những trường hợp nhẹ thường mất ít thời gian hơn; có một số bệnh nhân đáp ứng điều trị nhanh hơn so với người khác.

Mặc dù điều trị chỉnh nha đòi hỏi một thời gian khá dài, nhưng bù lại bạn sẽ có được một khuôn mặt hài hòa, một nụ cười xinh xắn và một hàm răng khỏe đẹp. Chức năng nhai tốt hơn góp phần nâng cao sức khỏe chung và hàm răng đẹp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.

Nieng rang

Tại sao cần phải điều trị chỉnh nha?
Lệch lạc răng mặt ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài hòa và nét thẩm mỹ của khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trong giao tiếp xã hội. Cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin là những vấn đề thường gặp ở những người có lệch lạc răng mặt mà không được điều trị chỉnh nha. Lệch lạc răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng nhai; là yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý sâu răng, mòn răng, viêm nướu, tụt nướu...

Nieng rang

Nếu không được điều trị, nhiều lệch lạc răng hàm sẽ trở nên trầm trọng hơn; về lâu dài điều trị những vấn đề răng mặt phát sinh sau này sẽ tốn kém hơn điều trị chỉnh nha rất nhiều.

Bên cạnh việc cải thiện chức năng nhai và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho bệnh sâu răng và nha chu; điều trị chỉnh nha mang đến cho bạn một khuôn mặt hài hòa, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp xã hội và nhất định bạn sẽ thành công hơn trong cuộc sống.
 
Nguyên nhân của các vấn đề lệch lạc răng mặt là gì?
Đa số lệch lạc răng mặt là do di truyền nhưng cũng rất nhiều trường hợp là do mắc phải.Những trường hợp di truyền gồm tình trạng răng mọc chen chúc, răng thưa, răng dư hay thiếu và những bất thường răng mặt khác.

Nieng rang

Những trường hợp mắc phải có thể là do một số bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp như VA và viêm Amidan quá phát, do các thói quen xấu như tật mút tay hay do mất sớm các răng sữa hay răng vĩnh viễn.

Cho dù là di truyền hay mắc phải, nhiều vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sự sắp xếp của các răng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển hàm mặt và sự hài hòa của khuôn mặt.


Tôi muốn xem thêm tay trang rang, làm rang su, implant ở nha khoa nào !?
Bạn nên xem thêm ở các trung tâm nha khoa, xem thử đi rồi bik, Nhakhoa24h chỉ tư vấn cho bạn thông tin ở trên thôi :)
 
Source: Wiki

Read More...

Hỏi đáp liên quan đến nha khoa

Tại sao chỉnh nha lại quan trọng?
Chỉnh nha có thể làm tăng vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt khi răng, hàm và môi sắp xếp hài hòa nhau; thế nhưng một nụ cười xinh xắn không chỉ là lợi ích duy nhất. Một hàm răng lệch lạc có thể dẫn đến sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu do khó vệ sinh răng miệng, ăn nhai khó khăn. Lực phân bố không đồng đều trên các răng có thể làm chấn thương khớp cắn, làm tiêu xương hoặc ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.... Ngoài ra, trong một số trường hợp, chức năng phát âm cũng bị rối loạn.

Chỉnh nha mang lại cho bạn không chỉ một khuôn mặt hài hòa, một hàm răng đều đặn mà còn góp phần phòng ngừa những vấn đề răng miệng khác

Sự hợp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị quan trọng như thế nào?
Điều trị chỉnh nha thành công đòi hỏi hợp tác từ cả hai phía, bác sĩ và bệnh nhân. Để điều trị thành công, bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng cẩn thận, mang các khí cụ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Các khí cụ bị hư hại sẽ kéo dài thời gian điều trị và có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn. Răng và hàm chỉ có thể di chuyển đến đúng vị trí mong muốn khi bệnh nhân thường xuyên mang khí cụ với lực thích hợp với răng. Do đó, những bệnh nhân hợp tác tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc điều trị cũng như sẽ đáp ứng với điều trị tốt hơn.

Để giữ răng nướu luôn khỏe mạnh, bạn nên đi khám tổng quát định kỳ trong suốt thời gian điều trị. Những người có bệnh lý nha chu cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nha chu đều đặn trong quá trình điều trị chỉnh nha.

Có cần phải chăm sóc đặc biệt đối với các răng mang mắc cài không?
Khi mang mắc cài cần phải tránh các thức ăn cứng và dẻo. Không được cắn đầu bút chì hay móng tay vì nhai các vật cứng sẽ làm hư các mắc cài và hậu quả là mất tác dụng, khiến thời gian điều trị kéo dài hơn.

Khi mang mắc cài, việc giữ vệ sinh răng miệng đòi hỏi phối hợp bàn chải thông thường và bàn chải chuyên dụng để chải rửa sạch sẽ phần răng bị cản trở bởi dây cung liên kết các mắc cài với nhau. Việc vệ sinh răng miệng trong trường hợp này thường khó khăn, mất nhiều thời gian hơn.

Bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn phương pháp chăm sóc răng miệng khi mang mắc cài cũng như cách sử dụng các loại bàn chải chuyên dụng. Đừng ngần ngại yêu cầu bác sĩ giải thích cặn kẽ phương pháp giữ vệ sinh răng miệng khi đang điều trị chỉnh nha.


Khi mang mắc cài sẽ cảm thấy như thế nào?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi gắn mắc cài lần đầu tiên hay khi điều chỉnh lực trong suốt quá trình điều trị. Sau khi gắn mắc cài, răng có thể bị đau hay nhạy cảm với lực nhai từ 3 đến 5 ngày. Trong những trường hợp này, chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau là đủ. Nếu thuốc giảm đau thông thường không giải quyết được, nên tái khám để bác sĩ xem xét và có thể điều chỉnh lực tác động lên răng của bạn. Môi, má, lưỡi cũng có thể bị kích thích nhẹ trong vòng một đến hai tuần cho đến khi quen với bề mặt mắc cài.

Hiện nay, những loại mắc cài mới, loại tự gài (self-ligation) giúp giảm thiểu tối đa lực tác động lên răng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả di chuyển răng và rất ít gây khó chịu trong quá trình điều trị.

Hiện nay, có khí cụ điều trị chỉnh nha nào thẩm mỹ không?
Để giải quyết vấn đề thẩm mỹ, hiện nay nhiều phương pháp được sử dụng như: các mắc cài bằng nhựa, sứ; mắc cài phối hợp nhựa và kim loại, mắc cài gắn ở mặt trong răng, hoặc khí cụ bằng máng trong suốt. Tuy nhiên, những mắc cài mang tính thẩm mỹ cao như mắc cài gắn ở mặt trong của răng mang không thể giải quyết được mọi trường hợp điều trị chỉnh nha. Các dây cung hiện nay cũng khó thấy hơn. Một số dây cung được phủ một lớp màu sang, trông thẩm mỹ hơn.

Trung tâm nha khoa nào uy tín về implant, nieng rang, tay trang rang và làm rang su nhất tại Tp HCM
Theo như nhakhoa24h được biết thì đa số nha khoa nào cũng rất tốt và tận tình =))

Source: Wiki

Read More...

Những câu hỏi liên quan đến phục hình răng

Xin cho biết sự khác nhau giữa một hàm giả thông thường và một hàm giả lắp liền
Hàm giả được gọi là hàm giả thông thường hay hàm giả lắp liền tùy thuộc vào thời gian từ khi nhổ răng đến khi lắp hàm giả. Hàm giả được lắp ngay sau khi nhổ răng gọi là hàm giả lắp liền còn hàm giả thông thường được thực hiện sau nhổ răng một tháng rưỡi đến hai tháng. Thông thường sau khi nhổ răng, phải chờ khoảng thời gian một tháng rưỡi đến hai tháng mới làm hàm được vì trong thời gian này xương hàm và nướu răng sẽ teo rất nhanh và hàm giả sẽ lỏng. Tuy nhiên có những người không chấp nhận tình trạng mất răng sau nhổ răng một thời gian như vậy, do đó hàm giả lắp liền là một nhu cầu thực tế.

Để làm hàm giả lắp liền, bác sĩ nha khoa sẽ lấy dấu trước khi nhổ răng, sau đó trên mẫu hàm thạch cao, những răng dự định nhổ được cắt bỏ và thực hiện một hàm giả. Khi đã hoàn tất bác sĩ sẽ hẹn ngày nhổ răng và gắn hàm ngay. Như vậy, bạn sẽ không trải qua một ngày nào trống răng cả. Nhược điểm của hàm giả lắp liền là tình trạng teo xương và nướu răng trong giai đoạn hai tháng đầu tiên. Bạn phải quay lại bác sĩ để được đệm hàm cho khít khao hoặc thay nền hàm hoặc làm lạm một hàm giả mới. Khi mang hàm lắp liền bạn phải quay lại bác sĩ thường xuyên mỗi hai tuần trong hai tháng đầu để đệm hàm vì xương và nướu sẽ teo rất nhanh nếu không đệm hàm kịp thời.

Làm thế nào để giúp tôi không bị “trống răng” trong khi chờ làm răng giả?
Nếu sợ “trống răng”, bạn có thể làm hàm giả lắp liền. Để làm hàm giả lắp liền, bác sĩ nha khoa sẽ lấy dấu trước khi nhổ răng, sau đó trên mẫu hàm thạch cao, những răng dự định nhổ được cắt bỏ và thực hiện một hàm giả. Khi đã hoàn tất, bác sĩ sẽ hẹn ngày nhổ răng và gắn hàm ngay. Như vậy, bạn sẽ không trải qua một ngày nào trống răng cả. Nhược điểm của hàm giả lắp liền là tình trạng teo xương và nướu răng trong giai đoạn hai tháng đầu tiên. Bạn phải quay lại bác sĩ để được đệm hàm cho khít khao hoặc thay nền hàm hoặc làm lạm một hàm giả mới. Khi mang hàm lắp liền bạn phải quay lại bác sĩ thường xuyên mỗi hai tuần trong hai tháng đầu để đệm hàm vì xương và nướu sẽ teo rất nhanh nếu không đệm hàm kịp thời.

Hàm giả phủ là gì?
Khi làm hàm giả, nếu bên dưới nền hàm còn răng hoặc có đặt implant để nâng đỡ thì gọi là hàm giả phủ. Trong một số trường hợp, còn một số răng còn tốt, những răng này được giữ lại, lấy tủy bọc một mão đặc biệt (không có múi rãnh như mão thông thường) để nâng đỡ hàm giả hoặc trong trường hợp mất hết răng, nhưng cấy ghép vài implant xương hàm để nâng đỡ hàm giả bên trên được gọi là hàm giả phủ.

So với hàm giả thông thường, hàm giả phủ sẽ bám dính tốt hơn, ổn định hơn, ít tiêu xương hơn. Tuy nhiên chi phí cho hàm giả phủ sẽ cao hơn so với hàm giả thông thường, đặc biệt trường hợp phải cấy ghép implant. Nếu bạn có điều kiện về tài chính hàm giả phủ sẽ là một lựa chọn thích hợp cho cả vấn đề thẩm mỹ và chức năng.

Khi mang hàm giả sẽ có cảm giác ra sao?
Khi mang hàm giả lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy vướng cộm, khó chịu rồi nước bọt tiết ra liên tục, phát âm khó khăn và đặc biệt là có thể đau niêm mạc bị sang chấn do hàm giả. Ngoài ra, một số người còn buồn nôn hoặc cảm giác căng thẳng, đau cơ, đau khớp. Những cảm giác vướng cộm, tăng tiết nước bọt hay rối loạn phát âm sẽ giảm dần sau một vài tuần. Tuy nhiên những cảm giác đau niêm mạc do sang chấn hàm giả, đau cơ, đau khớp phải được bác sĩ khám và điều chỉnh.

Nói chung khi mang hàm giả bạn phải chấp nhận những khó chịu ban đầu trong vòng một vài tuần. Tuy nhiên nếu những cảm giác này kéo dài nghĩa hàm giả của bạn có vấn đề cần phải được điều chỉnh. Đừng e ngại mà phải báo cho bác sĩ của bạn tất cả những khó chịu mà bạn cảm thấy. Bác sĩ của bạn sẽ có lời khuyên và giải pháp thích hợp cho trường hợp của bạn.

Hàm giả bán hàm là gì? đặc điểm ra sao?
Khi mất răng bạn phải làm răng giả. Nếu răng giả được gắn vào một nền hàm và bạn có thể tự tháo ra và lắp vào được gọi là hàm giả bán hàm. Hàm giả bán hàm có hai loại: bán hàm nền nhựa và hàm khung.

Bán hàm nền nhựa có phần nền hoàn toàn bằng nhựa, trên đó có những móc kim loại để giữ hàm thông qua những răng thật còn lại. Khi nhai trên hàm giả bán hàm nền nhựa, toàn bộ lực nhai không truyền qua các răng thật còn lại mà sẽ truyền qua niêm mạc và xương hàm vùng mất răng bên dưới.

Hàm khung sẽ có nền là một khung kim loại cùng với những móc đúc liền khung nền hàm. Răng giả sẽ dính vào khung này nhờ vào phần nhựa màu hồng (giống như màu nướu). Hàm khung có ưu điểm gọn, nhỏ nên rất dễ chịu so với bán hàm nền nhựa. Ngoài ra, các móc trong hàm khung giúp truyền lực nhai qua các răng thật còn lại nên chức năng nhai sẽ tốt hơn. Hàm khung có hai loại móc: loại thông thường hay còn gọi là móc nổi và loại thẩm mỹ, gọi là móc chìm (attachement) hay móc ngầm. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ, móc chìm sẽ là lựa chọn khi phải đặt móc các răng phía trước dù chúng khá đắt so với móc thông thường.

Thông thường mang hàm bao lâu mới thấy quen, thấy thoải mái?
Vấn đề quen với hàm giả tùy thuộc từng người. Có người cảm thấy quen ngay trong tuần lễ đầu nhưng cũng có người mất hàng tháng mới quen được. Tuy nhiên thời gian trong bình là 2 – 3 tuần để quan với hàm giả. Khi đã quen với hàm giả, bạn sẽ thấy khó chịu khi không mang hàm.

Cách sử dụng hàm giả như thế nào là đúng?
Đầu tiên, bạn nên mang hàm cả ngày lẫn đêm trong 3 ngày đầu. Thời gian này giúp bạn quen dần với hàm giả nhanh hơn. Trong thời gian này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu và ngoài ra có thể đau do sang chấn niêm mạc. Nếu không đau quá hãy cố gắng mang hàm để phát hiện chính xác vùng đau và báo cho bác sĩ để mài chỉnh. Những ngày kế tiếp, bạn không nên mang hàm khi ngủ. Trước khi ngủ, bạn hãy tháo hàm, chải rửa sạch và ngâm vào một ly nước sạch hoặc thuốc ngâm hàm (hãy hỏi bác sĩ của bạn). Nếu bạn mang hàm khi ngủ, những răng còn lại sẽ rất dễ bị sâu (nếu bạn mang bán hàm nền nhựa), xương hàm sẽ bị tiêu nhanh hơn, đặc biệt khi bạn mang hàm giả toàn bộ. Ngoài ra, bạn có thể bị nhiễm nấm miệng do mang hàm giả liên tục.

Khi tháo và lắp hàm phải cẩn thận, theo đúng các mà bác sĩ đã hướng dẫn cho bạn. Nếu bạn tháo và lắp dễ dàng, thoải mái nghĩa là bạn đã làm đúng. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy rất khó khăn khi tháo hàm và lắp hàm, hãy quay trở lại bác sĩ của bạn để được hướng dẫn. Đừng nên tự ý chỉnh sửa các móc để dễ dàng tháo lắp hàm.

Ngoài ra, bạn cần phải cẩn thận khi chải rửa hàm, đừng để bị văng hàm; vì có thể gãy hàm hoặc biến dạng các móc.

Giữ gìn hàm giả thế nào cho đúng cách?
Hàm tháo ra rồi, nên đặt vào trong môt chiếc khăn nhỏ, gấp lại hay ngâm trong ly nước, phòng khi rơi hàm, không bị gãy, vỡ. Mỗi ngày, chải rửa hàm để lấy sạch bựa thức ăn, và tránh cho hàm bị nhiễm màu.
Đầu tiên rửa trôi các thức ăn dính trên hàm giả, sau đó mới dùng bàn chải để chải rửa hàm. Thấm ướt lông bàn chải, lấy một ít thuốc hoặc xà phòng rửa tay, chải nhẹ nhàng khắp hàm giả. Khi chải rửa nên sử dụng loại bàn chải lông mềm, để không làm trầy xước hàm. Lưu ý không sử dụng các chất có tính ăn mòn mạnh, sẽ làm hư hàm giả.
Khi không mang hàm giả phải ngâm vào trong nước vì hàm giả có thể bị vênh nếu để khô.

Tôi sẽ ăn uống như thế nào khi mang hàm giả?
Khi bạn mang hàm giả loại hàm khung, việc ăn uống gần như là bình thường. Bạn chỉ cần lưu ý đừng ăn thức ăn quá dẻo và quá cứng.

Ngược lại, khi mang hàm giả nền nhựa hay hàm giả toàn bộ, bạn phải bỏ chút công sức để tập ăn. Sau giai đoạn quen với hàm giả, bạn bắt đầu tập ăn với thức ăn mềm, nhai đều hai bên (lưu ý không nhai phía trước) và nhai chậm. Dần dần, bạn sẽ ăn được thức ăn bình thường. Và bạn cũng phải lưu ý đừng ăn thức ăn quá dẻo và quá cứng.

Khi ăn nhai bình thường, nếu bạn thấy không nhai thức ăn nhuyễn được hoặc hàm giả bị bật khi ăn phải báo cho bác sĩ của bạn biết để điều chỉnh.

Mang hàm giả có ảnh hưởng gì đến phát âm?
Một hàm giả tốt phải đảm bảo không ảnh hưởng phát âm, ngoại trừ giai đoạn đầu chưa quen với hàm giả. Trong giai đoạn này có vài từ cần phải tập phát âm. Từ nào khó nói, thì bạn đọc lớn lên và lặp đi lặp lại cho quen. Khi nói mà hàm bật ra, thì tập nói chậm lại. Đôi khi cười lớn, ho thậm chí chỉ cười mỉm thôi cũng làm xê dịch hàm. Khi đó, hãy cắn nhẹ hai hàm lại rồi nuốt một cái, hàm sẽ vào lại đúng vị trí.

Khi đã quen với hàm giả mà bạn còn phát âm khó khăn, khả năng hàm giả của bạn có vấn đề cần phải chỉnh sửa. Trường hợp này hãy quay trở lại bác sĩ làm hàm giả cho bạn để kiểm tra lại hàm giả. Nếu bác sĩ của bạn không thể giải quyết được hãy tìm một bác sĩ chuyên khoa phục hình, bác sĩ này có thể sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng của bạn.

Mang hàm lâu ngày có gì xảy ra không, khi đó tôi phải làm gì?
Với thời gian, các cấu trúc trong miệng bạn sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến hàm giả của bạn. Ảnh hưởng phổ biến nhất là tình trạng lỏng hàm do tiêu xương bên dưới nền hàm. Hàm lỏng sẽ dẫn đến ăn nhai mất ngon, phát âm kém, cảm giác không tự tin, khó chịu, đau, thậm chí gây loét hay nhiễm trùng... Một khi hàm giả lỏng, tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hơn nếu không điều chỉnh hàm giả kịp thời.

Tôi có thể tự chỉnh sửa hàm giả không?
Hoàn toàn không nên. Nhiều khả năng bạn sẽ hư hàm giả vì chỉnh sửa không đúng cách và không thể sửa chữa được. Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra như lỏng hàm, sút răng, gãy hàm... hãy đến bác sĩ của bạn để được chỉnh sửa. Trường hợp đơn giản có thể sửa chữa trong ngày và trường hợp phức tạp có thể phải đợi vài ngày hoặc phải làm lại hàm giả mới.

Khi mang hàm giả, chăm sóc răng miệng có gì đặc biệt không?
Khi mang hàm giả, việc chăm sóc răng miệng đòi hỏi phải kỹ hơn so với bình thường đặc biệt là các răng mang móc. Những răng này dễ bị nhét thức ăn hơn, do đó nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu ở những răng này cũng cao hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần làm cho răng nướu khỏe mạnh.

Tôi có nên sử dụng keo dán hàm không?
Trong một số trường hợp, dù hàm giả khít sát nhưng vẫn không dính được do những yếu tố khách quan như nước bọt của bạn quá loãng, diện tích nền hàm nhỏ... keo dán hàm giúp cải thiện khả năng dính của hàm giả. Lưu ý rằng keo dán hàm không phải là giải pháp cho trường hợp hàm giả cũ, lỏng. Khi hàm giả lỏng không còn dính bạn phải đến bác sĩ để kiểm tra và có giải pháp phù hợp cho bạn. Không nên tự động mua keo dán để giúp hàm dính vì hàm lỏng sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề tiêu xương.

Khi nào tôi nên thay hàm giả mới?
Thông thường sau một thời gian (3 – 5 năm) mang hàm giả, hàm sẽ bị lỏng do xương bị tiêu, hàm có thể gãy, vỡ, các răng có thể bị mòn... Bạn nên khám để bác sĩ quyết định cách giải quyết vấn đề của bạn. Nếu hàm lỏng nhưng các răng còn tốt, không bị mòn, có thể bác sĩ chỉ đệm hàm hoặc thay nền hàm là đủ. Trường hợp hàm giả lỏng và các răng mòn nhiều cách tốt nhất là làm lại hàm giả mới.

Nếu tiếp tục sử dụng với hàm giả đã bị lỏng, việc ăn nhai sẽ mất ngon, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng. Hàm giả lỏng còn gây đau và có thể gây loét làm bạn rất khó chịu.

Khi mang hàm giả toàn bộ, tôi có cần phải chăm sóc miệng nữa không?
Tất nhiên là có. Vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn, hay trước khi đi ngủ, tháo hàm giả ra, dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng lên nướu, lưỡi, vòm miệng (lưu ý đùng thọc sâu bàn chải vào họng, coi chừng bị nôn đấy nhé!). Sau đó súc miệng, vệ sinh hàm giả cho sạch, rồi mang trở lai, hoặc cất đúng chỗ (nếu đi ngủ). Việc chải nướu, lưỡi, vòm họng giúp chải sạch bựa thức ăn, làm máu lưu thông, nhờ đó mà nướu, miệng được khỏe mạnh.

Tôi có cần phải khám răng miệng định kỳ khi không còn răng hay không?
Dù bạn không còn răng và mang hàm giả toàn bộ việc khám răng miệng định kỳ cũng rất quan trọng. Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra hàm giả có còn tốt hay không: độ khít sát của hàm, độ mòn của răng...Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát và phát hiện sớm các bệnh lý miệng, xương hàm và các cấu trúc liên quan, đặc biệt là bệnh ung thư. Biết khám răng miệng đều đặn với một thái độ tích cực, thì dù có mang hàm giả bạn vẫn có thể lạc quan yêu đời và rất tự tin với nụ cười luôn nở trên môi.

Cầu răng là gì?
Khi mất một vài răng, bạn sẽ cảm giác sự khác biệt trong ăn nhai cũng như phát âm. Để phục hồi các răng mất bạn có thể làm một hàm giả tháo lắp hoặc một cầu răng. Khi làm cầu răng, các răng lân cận vùng mất răng được chọn làm răng trụ sẽ được mài nhỏ. Một cầu răng được thực hiện gồm hai phần: các mão răng gắn lên các trụ đã mài nhỏ và nhịp cầu là phần răng giả thay thế răng mất. Cầu răng được gắn cố định vào răng trụ bằng xi-măng nha khoa. Cầu răng mang đến cho bạn một nụ cười tự tin, giúp bạn phục hồi hoàn toàn chức năng nhai, chức năng phát âm.

Cầu răng được làm bằng kim loại đơn thuần hoặc kim loại-nhựa hoặc kim loại-sứ. Kim loại sử dụng làm cầu răng có thể là kim loại thường (hợp kim thép không rỉ), kim loại bán quý, hoặc kim loại quý. Kim loại bán quý hoặc kim loại quý có chi phí đắt hơn kim loại thường, nhưng tính tương hợp sinh học cao hơn, hoàn toàn không có tính kích ứng niêm mạc miệng.

Nếu bạn không muốn mài răng, ngày nay đã có implant, một giải pháp hoàn hảo. Các implant bằng titanium sẽ được cấy ghép vào xương hàm đóng vai trò các chân răng và trên đó sẽ làm các mão răng hay cầu răng.

Tôi có thể xem thêm thông tin về implant, tay trang rang, nieng rang làm rang su ở đâu !?
Bạn có thể xem thêm ở các trung tâm nha khoa :) 

Source: wiki

Read More...

Chăm sóc răng cho trẻ em

H. Khi nào nên bắt đầu đưa bé đi khám nha sĩ ?
TL: “Lần khám đầu tiên trước ngày sinh nhật đầu tiên”. Nên đưa bé đi khám nha sĩ trẻ em khi chiếc răng đầu tiên mọc, thường từ 6 đến 12 tháng tuổi. Khám răng miệng sớm và chăm sóc phòng ngừa sẽ giúp giữ gìn nụ cười tươi sáng cho trẻ suốt đời.

Cham soc rang cho tre em

H. Tại sao phải sớm như vậy? Trẻ sơ sinh thường bị những vấn đề răng miệng gì?
TL: Lý do quan trọng nhất là để bắt đầu một chương trình phòng ngừa toàn diện cho bé. Các cháu có thể bị bệnh răng miệng từ rất sớm. Vấn đề quan tâm hàng đầu là bệnh Sâu răng sớm ở trẻ em (còn gọi là sâu răng do bú bình). Bé có nguy cơ bị sâu răng cao do ngậm bình sữa lúc ngủ hay được cho bú mẹ liên tục.

Đưa bé đi khám răng càng sớm càng có cơ hội phòng ngừa các bệnh răng miệng. Trẻ em có bộ răng khỏe mạnh sẽ nhai thức ăn dễ dàng hơn, học nói rõ rang hơn, và cười tự tin hơn. Hãy bắt đầu từ bây giờ để con em bạn có được thói quen răng miệng tốt suốt đời.

 Cham soc rang cho tre em

H. Làm thế nào để ngừa sâu răng do bú bình?
TL: Nên khuyến khích bé uống sữa bằng ly khi bé được 1 tuổi. Không nên cho bé ngủ với bình sữa ngậm trong miệng. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên mọc, không nên cho bé ngậm vú mẹ khi ngủ ban đêm. Cũng nên tránh cho bé uống nước ép trái cây bằng bình sữa mà nên uống bằng ly.

H: Khi nào nên cho bé ngừng bú bình ?
TL: Nên ngừng bú bình khi bé được 12-14 tháng tuổi.

H: Mút ngón tay có ảnh hưởng gì không?
TL: Mút tay trong thời kỳ sơ sinh là hoàn toàn bình thường; hầu hết sẽ bỏ mút tay khi được 2 tuổi. Nếu sau 4 tuổi mà trẻ còn mút ngón tay thì nên có biện pháp ngăn lại. Thói quen mút ngón tay kéo dài có thể làm cho răng bị chen chúc, nghiêng lệch hay khớp cắn bất thường. Nha sĩ trẻ em sẽ có những biện pháp giải quyết thói quen mút tay kéo dài.

H. Khi nào nên bắt đầu chải răng cho bé?
TL: Càng sớm càng tốt! Ngay từ lúc mới sinh, nên làm sạch nướu bằng bàn chải trẻ em mềm và nước. Cần nhớ bé còn nhỏ chưa đủ khéo léo để chải răng sạch được. Không nên dùng kem đánh răng có fluo trước 2-3 tuổi trừ khi nha sĩ trẻ em đề nghị.

Cham soc rang cho tre em

H. Cho chúng tôi một số lời khuyên về việc mọc răng.
TL: Từ 6 tháng đến 3 tuổi, bé thường bị đau nướu khi mọc răng. Một số phụ huynh thích cho bé dùng vòng ngậm lạnh (teethching ring) giúp làm giảm khó chịu khi mọc răng. Nếu không, có thể cho bé ngậm muỗng lạnh, hay gạc ướt lạnh.Một số phụ huynh khác chỉ dùng ngón tay sạch chà nướu cho bé.

H. Trẻ em có nên nieng rang, tay trang rang, làm rang su hay implant ko !? Lý do !?
TL: Nên đến trung tâm nha khoa để biết thêm thông tin này nhá  

Source: Nha khoa 

Read More...

Khám răng định kỳ cho em bé như thế nào ?

H: Thường cho trẻ đi khám răng bao lâu một lần?
TL: Hiệp hội Nha khoa Trẻ em Hoa Kỳ khuyên nên đưa trẻ đi khám răng ít nhất 2 lần một năm. Nếu trẻ có nguy cơ sâu răng cao, có bất thường về phát triển hay vệ sinh răng miệng kém thì cần khám răng định kỳ thường xuyên hơn. Nha sĩ trẻ em sẽ lập cho bạn một kế hoạch đi khám tốt nhất.

H: Tại sao phải đi khám 2 lần/năm trong khi con tôi chưa bao giờ bị sâu răng?
TL: Khám răng định kỳ giúp con bạn không sâu răng. Trong những lần khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ làm sạch răng cho trẻ, lấy đi những mảng bám tích tụ trên răng gây sâu răng viêm nướu. Trẻ còn được bôi fluo, giúp tăng cường nồng độ fluo trong men răng, làm răng cứng chắc và phòng ngừa sâu răng. Trẻ cũng sẽ được hướng dẫn cách chải răng và dùng chỉ nha khoa, giúp răng nướu sạch sẽ và khoẻ mạnh hơn.


Sâu răng không chỉ là lý do duy nhất để đi khám nha sĩ. Nha sĩ trẻ em còn đánh giá toàn diện về sức khỏe răng miệng của trẻ. Ví dụ, nha sĩ có thể đề nghị trẻ dùng thêm fluo, thay đổi chế độ ăn hay dán sealant để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Ngoài ra, nha sĩ trẻ em còn phát hiện sớm những lệch lạc răng hàm cần can thiệp chỉnh nha sớm.

H: Nha sĩ làm gì trong một buổi khám răng?
TL: Nha sĩ trẻ em sẽ xem lại bệnh sử y nha khoa của trẻ; thăm khám nhẹ nhàng tất cả các răng, mô miệng và xương hàm. Các răng sẽ được làm sạch, đánh bóng và bôi fluo.

Ngoài việc trao đổi với bạn về sức khỏe răng miệng của trẻ, nha sĩ còn dùng những từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng dễ hiểu để nói chuyện với trẻ. Từ đó khơi dậy động cơ muốn giữ gìn răng sạch và có một nụ cười đẹp của trẻ.


H: Có phải chụp phim tia X trong mỗi lần khám không?
TL: Không. Nha sĩ trẻ em chỉ chụp phim tia X khi cần thiết để bảo vệ sức khoẻ. Ví dụ, có thể cần chụp phim tia X khi kiểm tra sâu răng hay các bất thường về răng hoặc cho mục đích chỉnh nha. Nha sĩ trẻ em sẽ trao đổi với bạn về nhu cầu chụp phim trước khi chụp.


H: Tôi có thể làm gì để giúp con mình có sức khỏe răng miệng tốt?
TL: Thực hiện những bước sau sẽ giúp con em bạn trở thành một thế hệ không sâu răng:
1. Nhận ra được tác hại của việc ăn vặt thường xuyên.
2. Chải răng sạch 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluo.
3. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
4. Cho bé dán sealant khi cần thiết.
5. Khám răng định kỳ.
6. Đảm bảo bé nhận đủ fluo qua nước uống, các sản phẩm có fluo hay fluo bổ sung.

H: Trẻ em có nên implant, tay trang rang, làm rang su hay nieng rang lúc còn nhỏ ko !?
TL: Cái này thì còn tùy bạn à, nhưng mà răng trẻ nhỏ thì không nên, tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm nha khoa để thêm thông tin bổ ích nhá :)

Read More...

Răng sứ là gì !?

Răng sứ đơn giản là phục hình răng, tái tạo vẻ thẩm mỹ cho hàm răng. Răng sứ được cấu tạo thông thường bởi 2 lớp : Lớp bên trong (còn gọi la sườn) ôm sát cùi răng được làm bằng các nguyên liệu khác nhau (Titan, kim loại cao cấp, sứ Zirconia), lớp bên ngoài được phủ bằng sứ tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng.
Tại sao phải làm răng sứ ? Vì đối với một số trường hợp răng sâu, bể quá lớn, nếu trám thông thường sẽ dễ bị sút miếng trám, răng bị thưa, lêch lạc thì răng sứ chính là giải pháp giúp giải quyết vấn đề thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bạn.

rang su
rang su
Đối với một chiếc răng sứ thì lớp sườn đúc  (lớp bên trong) rất quan trọng nếu không khít sát với cùi răng thì qua quá trình ăn nhai, răng sứ có thể bị sút ra. Đồng thời răng bên trong có thể bị sâu do đọng thức ăn và bị ê buốt do nước, thức ăn lọt vào, lâu ngày sẽ gây chết tủy vì rất khó phát hiện kiểu sâu răng này. Vì vậy khi làm răng sứ buộc phải có giai đoạn thử sườn để kiểm tra độ khít sát này.
Các loại răng sứ:
Răng sứ Zirconia: Bên ngoài được được phủ một lớp sứ, phần khung sườn đươc làm bằng vật liệu Zirconia (ZrO2) là oxit của kim loại Zirconium (Zr), đây là vật liệu có đặc tính sinh học cao như cứng, chụi nhiệt tốt, chống mài mòn và có màu trắng tự nhiên, được dùng rộng dãi trong y khoa.

rang su

Răng sứ TiTan: Về mặt cấu tạo thì bên ngoài vẫn là lớp sứ bao phủ, chỉ có sườn kim loại bên trong là bằng titan.Kim loại Titan được dùng phỏ biến trong y học:  được sử dụng trong cấy ghép vào cơ thể người vì nó không gây dị ứng, ung thư, biến dạng,…
rang su
Răng sứ Titan

Cầu răng sứ kim loại (hay còn gọi la mão): Gọi là sứ kim loại bởi vì bên trong có lớp sườn kim loại dày từ 0.3mm trở lên, bao bọc bên ngoài bởi nhiều lớp sứ thẩm mỹ đẹp tự nhiên được nung nhiều lần dưới nhiệt độ cao hơn 850 độ C.Chịu lực tốt, màu sắc đẹp và giá phải chăng.Được dùng làm mão, cầu răng, veneer sứ kim loại,…Tuổi thọ trên dưới 10 năm. có thể dùng đến lâu hơn với răng hàm trong.
rang su
rang su
Mão răng sứ kim loại

Các loại khác : 
rang su              rang su
Sứ Empress
rang surang su
       Sứ Emax                                                                                 Sứ Cercon

Nếu bạn còn có nhu cầu implant, tay trang rang hay nieng rang thi hãy liên hệ với trung tâm nha khoa  của chúng tôi.

Read More...

Giới thiệu trung tâm nha khoa Ocare

Mơ ước có thể thực hiện được tất cả các điều trị nha khoa phức tạp và khó khăn đã trở thành hiện thực, lần đầu tiên, một trung tâm nha khoa chuyên sâu đã ra đời tại Tp. HCM: NHA KHOA O'CARE.

Tại Nha khoa O’CARE không chỉ có những phương tiện máy móc hiện đại nhất mà quan trọng hơn hết đây là nơi tập trung nhiều bác sĩ chuyên sâu hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Với một tập thể bác sĩ kinh nghiệm, tận tâm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tâm huyết, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ hài lòng khi đến với Nha khoa O’CARE.

Nha khoa Ocare

Nếu bạn có nhu cầu về chỉnh nha nieng rang, cấy ghép Implant, rang su, phẫu thuật răng hàm mặt, tay trang rang... thì hãy liên hệ với chúng tôi


Nha khoa OCARE
Địa chỉ: 346-348 Võ Văn Tần,P.5.Q.3,Tp.HCM
Điện thoại : (848) 3929 3333
Fax: (848) 3929 3339
Email : info@nhakhoaocare.com
Website : http://www.nhakhoaocare.com
Thời gian làm việc: Sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30 đến 20h. Chủ nhật và các ngày lễ nghỉ.

Read More...

Những điều lưu ý trước khi niềng răng

1. Ai sẽ cung cấp những thông tin cho việc điều trị chỉnh hình răng của tôi?
Bác sĩ nha khoa sẽ là người có trách nhiệm phối hợp điều trị nha khoa cho bạn. Và điều này có thể bao gồm bất cứ kế hoạch điều trị chỉnh hình răng, tay trang rang, lam rang su, , bao gồm chẩn đoán, xét nghiệm và một số thủ tục chỉnh hình răng nào khác.

Nieng rang

Bạn nên tìm đến những trung tâm chỉnh hình răng hoặc niềng răng uy tín, nơi có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được mang niềng và sửa chữa các vấn đề bất thường của răng nhé!

2. Thế nào là chỉnh răng và tại sao người ta nên mang niềng răng?
Chỉnh răng là một thủ thuật nha khoa, chúng giúp xếp thẳng hàng răng và hàm nhằm giúp bạn sở hữu một nụ cười hoàn hảo và cho bạn sức khỏe răng miệng tốt.

 

Các nha sĩ thường đề nghị bạn nên mang niềng răng khi bạn có các vấn đề như: răng cong, lệch hoặc quá nhiều răng, hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới hoặc hàm dưới nhô ra ngoài nhiều hơn hàm trên; răng có vị trí không chính xác và khớp với xương hàm.

3. Tôi có phải tránh một số loại thực phẩm hay từ bỏ một vài thói quen cá nhân không?

Câu trả lời là có. Bạn nên cắt giảm đồ ngọt, khoai tây chiên và soda. Các loại thực phẩm có đường và tinh bột thường sinh ra axít và bợn răng. Điều này có thể gây sâu răng và phát triển các bệnh về lợi.

Các loại thực phẩm cứng, rắn, dai cũng nên loại trừ. Tránh ăn vật cứng và giòn như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng vì có thể làm đứt niềng răng. Cũng không nên nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi, hoặc lấy lưỡi đẩy răng....

4. Tôi sẽ phải mang loại niềng răng nào?

Nieng rang

Nha sĩ của bạn sẽ biết những thiết bị nào là tốt nhất cho vấn đề cụ thể của răng miệng bạn, nhưng thường mỗi bệnh nhân sẽ có khoảng 3 sự lựa chọn.

5. Tôi sẽ phải mang niềng răng trong bao lâu?

Điều đó phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn. Nó cũng phụ thuộc vào khoảng cách các răng của bạn, vấn đề tuổi tác. Thường thì tuổi càng cao, thời gian mang niềng răng sẽ càng dài.

Hầu hết bạn có thể mang niềng răng trong thời gian từ 18 đến 30 tháng. Tiếp theo là việc bạn phải mặc định mang chúng trong ít nhất một vài tháng đến 2 năm nhằm giữ cho các mô xung quanh răng thẳng. Một số bệnh nhân có thể phải mang niềng vĩnh viễn.

6. Việc niềng răng có khó chịu không?

Các dây nối sẽ siết chặt răng của bạn, tạo áp lực nhẹ vào khung hoặc các vân giao thoa để đẩy răng và hàm đến được vị trí mong muốn.

Vì thế, răng và hàm của bạn có thể cảm thấy hơi đau. Nhưng những khó chịu này thường ngắn. Cũng nên nhớ rằng một số răng của bạn có thể cần phải được tách ra để nhường chỗ cho các răng được niềng dịch chuyển và cho hàm được sắp đặt đúng vị trí cần thiết.

7. Chăm sóc răng mang niềng răng tại nhà như thế nào?

Nieng rang

Khi mang niềng răng, vệ sinh răng miệng là quan trọng hơn bao giờ hết. Niềng răng có các khoảng trống nhỏ khiến thức ăn và mảng bám có bị mắc kẹt.
Đánh răng kỹ sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng chứa chất florua và bàn chải lông mịn. Súc miệng kỹ càng và soi răng trong gương để chắc chắn là răng của bạn đã sạch sẽ.

Bạn cũng nên dành thời gian để xỉa giữa niềng răng và dây dẫn với sự giúp đỡ của một sợi dây nhỏ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng để giữ cho nướu răng và răng khỏe mạnh.

8. Thời điểm thích hợp để niềng răng là khi nào?
Nếu bạn có vấn đề cần phải chỉnh hình răng mặt, thì ở độ tuổi nào bạn cũng đều có thể tiến hành niềng răng để được hưởng lợi từ việc này.

Tuy nhiên, thời gian lý tưởng nhất để bạn nên tiến hành niềng răng là từ 10 đến 14 tuổi. Bởi vì lúc này đầu và miệng còn đang phát triển và răng sẽ dễ làm thẳng.

Song bạn cũng nên lưu ý là bất kỳ sự điều chỉnh trên khuôn mặt có thể gây chấn thương cho một đứa trẻ nhạy cảm trong độ tuổi này. Do đó, nếu bạn đang là những phụ huynh thì cần thảo luận vấn đề này với các con mình trước khi mang niềng răng.

Có thể nói rằng, niềng răng không chỉ dành cho trẻ em. Ngày càng có nhiều người lớn mang niềng răng để chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ của răng miệng và để cải thiện nụ cười của mình đấy.

9. Tham khảo thêm implant để có thêm thông tin bổ ích 

Source: wiki

Read More...